HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Di sản
Văn hoá vật thể
Văn hoá phi vật thể
Địa chỉ Đỏ
Thánh đường Hồi giáo Al Noor nằm trên phố cổ Hàng Lược, giản dị và dễ lẫn vào các căn nhà bình thường khác. Vào những ngày thường, ít ai nhận ra sự hiện diện của những tín đồ Hồi giáo tại thánh đường này. Nhưng vào các ngày thứ 6 hàng tuần, thánh đường lại trở nên đông đúc, nhộn nhịp, bởi đó là ngày lễ chính trong đời sống tâm linh của người Hồi giáo - “Ngày thứ 6 linh thiêng”.
Đình An Phú, 17 Hàng Rươi, Đình thờ Thành hoàng, Kiến trúc thời Nguyễn, được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Vĩnh Trù và Yên Phú, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương. Đình Vĩnh Trù nay ở số nhà 59 phố Hàng Lược và đình Yên Phú rất lớn ở số 17 phố Hàng Rươi, nhưng không rõ thờ ai.
Di tích Đình Gia Quất được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật, Chùa Gia Quất được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng kháng chiến năm 2010
Đình có quy mô kiến trúc lớn về chiều cao lẫn mặt bằng. Đình gồm 7 gian trên diện tích 328m2, chiều dài 29m, chiều rộng 11m. Mái lợp ngói mũi hài, dạng 4 mái với các đầu đao uốn cong. Chính giữa bờ nóc đắp Mặt trời lửa, hai bên có Rồng chầu, các bộ vị đều theo kiểu "chồng dường giá chiêng, hạ kè" trên 6 hàng chân....
Thánh Gióng còn được tôn vinh là Phù Đổng Thiên Vương, Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử (Tứ bất tử) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng, với tổng diện tích 60.343,7m2.
Ngày 17: làng vào hội, đầu tiên là lễ rước nước; ngày 18: làng rước kiệu Thánh từ đền đến lăng và tế lễ với ý nghĩa con trời chào bố mẹ; ngày 19: lễ tạ, đóng cửa đền. Đình Chử Xá và lăng Chử Cù Vân đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật năm 1990.
Miếu cổ Vạn Phúc nằm bên dòng Nhuệ Giang (sông Nhuệ), nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội), miếu cổ Vạn Phúc 萬福古廟 tương truyền có từ thời Bắc thuộc. Thờ: thành hoàng Ả Lã Đê Nương, tổ nghề lụa Vạn Phúc. Vị trí: XQJG+CV, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 12km (hướng 7h). Trạm bus: Chùa Vạn Phúc - Hà Đông, hoặc BRT Vạn Phúc.
Chùa Vạn Phúc có từ khoảng thế kỷ XVIII. Tên chữ: 萬福寺 Vạn Phúc Tự. Xếp hạng: Di tích thành phố (2005). Vị trí: số 69 Đường Vạn Phúc, XQHF+R6, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 12km (hướng 8h). Trạm bus lân cận: 233 Vạn Phúc - Hà Đông, hoặc BRT Vạn Phúc. Chùa Vạn Phúc hiện nay tọa lạc tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Theo thần phả làng Vạn Phúc, đức thành hoàng làng là bà Ả Lã Đê Nương thuộc dòng dõi Hùng Vương. Niên hiệu sắc phong là Nga hoàng Đệ nhị vương phi. Sau khi xây xong thành Đại La, bà cùng chồng là tướng Cao Biền di du ngoạn qua đất Vạn Bảo, thấy núi sông uốn khúc, long hổ ôm quanh, có ngôi chùa ở bên ngoài khu dân cư, hai bên giếng nước nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh. Từ đó, bà xin ở lại dạy dân nghề canh cửi. Sau khi bà mất, triều đình phong thần hiệu, dân làng tôn thờ là thành hoàng làng.
Nằm ngay giữa phố cổ Hà Nội sầm uất, căn biệt thự Pháp cổ 14 Đường Thành (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nổi bật bởi nét rêu phong nhuốm màu thời gian. Nơi đây được đánh giá là một trong những công trình có kiến trúc cổ đẹp hàng đầu ở Hà Nội.