HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Di sản
Văn hoá vật thể
Văn hoá phi vật thể
Địa chỉ Đỏ
Miếu cổ Vạn Phúc nằm bên dòng Nhuệ Giang (sông Nhuệ), nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội), miếu cổ Vạn Phúc 萬福古廟 tương truyền có từ thời Bắc thuộc. Thờ: thành hoàng Ả Lã Đê Nương, tổ nghề lụa Vạn Phúc. Vị trí: XQJG+CV, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 12km (hướng 7h). Trạm bus: Chùa Vạn Phúc - Hà Đông, hoặc BRT Vạn Phúc.
Chùa Vạn Phúc có từ khoảng thế kỷ XVIII. Tên chữ: 萬福寺 Vạn Phúc Tự. Xếp hạng: Di tích thành phố (2005). Vị trí: số 69 Đường Vạn Phúc, XQHF+R6, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 12km (hướng 8h). Trạm bus lân cận: 233 Vạn Phúc - Hà Đông, hoặc BRT Vạn Phúc. Chùa Vạn Phúc hiện nay tọa lạc tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Theo thần phả làng Vạn Phúc, đức thành hoàng làng là bà Ả Lã Đê Nương thuộc dòng dõi Hùng Vương. Niên hiệu sắc phong là Nga hoàng Đệ nhị vương phi. Sau khi xây xong thành Đại La, bà cùng chồng là tướng Cao Biền di du ngoạn qua đất Vạn Bảo, thấy núi sông uốn khúc, long hổ ôm quanh, có ngôi chùa ở bên ngoài khu dân cư, hai bên giếng nước nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh. Từ đó, bà xin ở lại dạy dân nghề canh cửi. Sau khi bà mất, triều đình phong thần hiệu, dân làng tôn thờ là thành hoàng làng.
Nằm ngay giữa phố cổ Hà Nội sầm uất, căn biệt thự Pháp cổ 14 Đường Thành (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nổi bật bởi nét rêu phong nhuốm màu thời gian. Nơi đây được đánh giá là một trong những công trình có kiến trúc cổ đẹp hàng đầu ở Hà Nội.
Chính vì vị trí quan trọng, kết hợp với những yếu tố đặc trưng về địa hình, thủy văn và cả về dân cư, văn hóa – xã hội nơi đây, thì cần phải có những giải pháp thiết kế phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển tổng thể của khu vực nội đô nói riêng và của toàn thành phố Hà Nội nói chung, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là khai thách hiệu quả các không gian bị lãng quên – khu vực Bãi Giữa sông Hồng trở thành không gian xanh cho cộng đồng Thủ đô.
Bài viết này đưa ra một số nhận định cũng như một số lưu ý khi xem xét về tầm nhìn và giải pháp xây dựng Công viên Văn hóa Cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng.
Cửa ô có từ năm 1749. Tên chữ: Đông Môn Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1994). Vị trí: số 1 phố Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm, Hà nội, Việt Nam.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh bàn xoay động, như quá trình người thợ chuốt khối đất sét, thổi hồn thành tác phẩm. Hình thái công trình là kết quả 7 khối bàn xoay gốm đấu vào nhau, ngẫu nhiên và tự do. Tôn trọng nét mộc mạc, bình dị của làng gốm, các vật liệu địa phương như gạch nung, gốm màu, ngói Bát Tràng…. được sử dụng triệt để.
Đình Cổ Vũ (phường Hàng Gai, Hà Nội) là nơi lưu giữ bộ sưu tập di vật văn hóa có giá trị lịch sử. Trong đó có các tấm bia đá cổ mang giá trị đặc biệt, được dựng từ năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 (1778), các bia có nội dung ghi việc xây dựng, trùng tu, sửa chữa và biểu dương những người công đức.
Qua các nguồn tư liệu thư tịch cổ cho biết, di tích đền Hương Tượng được khởi dựng từ triều Trần. Trải qua các triều vua đều được ban sắc phong thần và được trùng tu sửa chữa nhiều lần qua các năm: Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737), Gia Long (1802 - 1820), Minh Mệnh năm thứ 6 (1825), Tự Đức (1848 - 1883), Thành Thái năm thứ 16 (1904). Diện mạo của ngôi đền hiện nay mang dấu vết của lần trùng tu dưới triều Nguyễn.