HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Công trình xưa
Cuộc sống xưa
Cửa hàng xưa
Phố xưa
Đọc ảnh cùng Dương Trung Quốc
Cũng như mọi con phố khác ở Hà Nội, tên gọi của phố Hàng Đào cũng có một ý nghĩa lịch sử riêng của nó. Sở dĩ người ta gọi là phố Hàng Đào bởi xưa kia, phố chuyên bán các loại vải nhuộm đỏ, nhuộm hồng và rất nhiều màu khác nữa.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980 khi mở ra nền kinh tế thị trường, phố Hàng Đào đã hồi sinh mạnh mẽ. Các cửa hàng đồng hồ, tạp hóa, quần áo may sẵn tăng vọt, nhưng kèm theo đó là các tòa nhà bê-tông xấu xí.
Dưới đây là những hình ảnh chụp lại những phiên chợ xưa của Hà Nội qua các thập kỷ - Chợ là nơi chứng kiến những đổi thay của mọi mặt đời sống. Xem một phiên chợ, người ta sẽ thấy được cả những tầng sâu văn hóa.
Phố Bát Đàn (Rue Vieille des tasses). dài 248m, nối từ phố Hàng Bồ đến phố Phùng Hưng, chạy ngang ngã tư Hàng Điếu – Hàng Gà và phố Đường Thành
Phía phố Hàng Buồm là hiệu cao lâu Đông Hưng Viên, phía ngõ Gạch là rạp chiếu phim Kim Môn.Thời Pháp thuộc, ngôi nhà này là của ông chủ Hoa kiều.
Phố Hàng Buồm (Rue des Voiles) dài khoảng 300m, nằm theo hướng Đông – Tây. Đầu phía Đông của phố nối vào phố Mã Mây tại ngã tư với phố Đào Duy Từ, đầu phía Tây là ngã tư với ba phố: Hàng Đường, Hàng Ngang và Lãn Ông. Cắt ngang phố là phố Hàng Giày và phố Tạ Hiện.
Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers) dài 136m, nối từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Nón. Là một phố nghề có từ lâu đời trong 36 phố phường của Hà Nội.
Có tên gọi Cửa Nam là do ở gần Cửa Đông Nam của thành Thăng Long đời Nguyễn. Vị trí cửa thành này nay là ngã tư đường Trần Phú - Tôn thất Thiệp. Còn vị trí của cửa thành dương mã (mang cá) bảo vệ cho cửa Đông Nam này là ngã ba phố Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông Lờ (đoạn đường xe lửa chạy ở phía sau phố Tống Duy Tân chính là cạnh phía Đông của mang cá, cong cạnh phía Tây là đoạn cuối của đường Điện Biên Phủ).
Đường Điện Biên Phủ là “chứng nhân lịch sử” thời cận – hiện đại của Thủ đô. Trên dung mạo nó ngày nay vẫn có thể đọc được nhiều “nếp hằn ký ức” chưa xa.