Theo các tư liệu cũ, dân bán hàng trên phố Bát Sứ đa số gốc Tả Thanh Oai, Cự Đà, Khúc Thủy (Hà Tây cũ). Hàng hóa đa phần lớn buôn lại hàng Trung Quốc như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa, ấm chén...
Phố Bát sứ – Hà Nội (thập niên 1880)
Cái tên phố Bát Ngô còn được lưu lại trong ca dao cũ về khu phố cổ Hà Nội: “Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua / Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm”. Tên gọi "Bát Ngô" có ý nghĩa gì? Bây giờ là phố Bát Ngô là phố nào?
Phố Bát Sứ là con phố dài 192 mét, kéo dài từ phố Hàng Vải đến phố Bát Đàn, cắt ngang phố Hàng Phèn ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thông Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Thời Pháp thuộc phố này cùng phố Hàng Đồng có tên là phố Hàng Chén, người Pháp gọi là Rue des Tasses (phố bán chén). Đến năm 1945 phố đổi tên thành phố Hàng Bát Sứ. Đến năm 1951 thì Hàng Đồng tách ra thành phố riêng.
Phố Bát Sứ thời bao cấp
Sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, tên gọi Hàng Bát Sứ đổi thành Bát Sứ và được sử dụng đến nay. Nguồn gốc tên gọi này xuất phát từ việc, phố Bát Sứ trước đây chuyên bán các thứ bát đĩa, ấm chén bằng sứ.
Có một thời phố này còn được gọi là phố Bát Ngô do bán các bát đĩa đồ sứ nhập từ Trung Quốc (mà người Việt thời ấy quen gọi là nước Ngô).
Cái tên phố Bát Ngô còn được lưu lại trong ca dao cũ về khu phố cổ Hà Nội: “Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua / Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm”.
Biên tập: 36phophuong.vn
Bình luận của bạn