Những hình ảnh lịch sử quý giá về chùa Báo Ân (2)

Thứ 3, 26/11/2024, 15:35 (GMT+7)

Chia sẻ

Sau khi chiếm HN, vào năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện (nay là Bưu điện Thành phố Hà Nội) và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (nay là Nhà khách Chính phủ). Chỉ còn Tháp Hòa Phong còn giữ lại, nay ở trên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Những hình ảnh lịch sử quý giá về chùa Báo Ân  |  Những hình ảnh lịch sử quý giá về chùa Báo Ân 2

Tranh vẽ toàn cảnh chùa Báo Ân trước khi ngôi chùa này bị phá hủy.
Tranh vẽ toàn cảnh chùa Báo Ân trước khi ngôi chùa này bị phá hủy.

 Chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng thời gian 1842, tức khoảng thời gian trị vì của vua Thiệu Trị.
Chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng thời gian 1842, tức khoảng thời gian trị vì của vua Thiệu Trị.

 Chùa Báo Ân được coi là công trình Phật giáo có quy mô bậc nhất xứ Thăng Long bấy giờ với 36 nóc và 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Công trình ngoài cùng là tháp Hòa Phong, bức ảnh này được ghi lại vào khoảng năm 1883-1886.
Chùa Báo Ân được coi là công trình Phật giáo có quy mô bậc nhất xứ Thăng Long bấy giờ với 36 nóc và 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Công trình ngoài cùng là tháp Hòa Phong, bức ảnh này được ghi lại vào khoảng năm 1883-1886.

 
Lối vào chùa

 Vẻ đẹp của chùa Báo Ân đã khiến nơi đây được coi là động tiên với lời truyền miệng: “Phong quang cảnh trí trăm đường – Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng – Rõ mười cửa động tưng bừng – Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm”.
Vẻ đẹp của chùa Báo Ân đã khiến nơi đây được coi là động tiên với lời truyền miệng: “Phong quang cảnh trí trăm đường – Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng – Rõ mười cửa động tưng bừng – Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm”.

 Chùa được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu (tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi khoảng cuối đời vua Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu Thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.
Chùa được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu (tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi khoảng cuối đời vua Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu Thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.

 Hình gian chùa
Hình gian chùa

 Người chủ trì việc xây chùa là Quan Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai nên người đời còn lấy phẩm hàm của vị quan này để gọi chùa bằng hai tiếng Quan Thượng. Bản thân quan chủ trì Nguyễn Đăng Giai cũng xuất thân từ Nho gia vọng tộc, ông nội là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, còn thân phụ ông chính là Thiếu sư Nguyễn Đăng Tuân – thầy giáo của vua Thiệu Trị. Ảnh chụp năm 1885.
Người chủ trì việc xây chùa là Quan Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai nên người đời còn lấy phẩm hàm của vị quan này để gọi chùa bằng hai tiếng Quan Thượng. Bản thân quan chủ trì Nguyễn Đăng Giai cũng xuất thân từ Nho gia vọng tộc, ông nội là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, còn thân phụ ông chính là Thiếu sư Nguyễn Đăng Tuân – thầy giáo của vua Thiệu Trị. Ảnh chụp năm 1885.

 Một bức ảnh chụp chùa Báo Ân từ trên cao được chụp khoảng năm 1890.
Một bức ảnh chụp chùa Báo Ân từ trên cao được chụp khoảng năm 1890.

 Chùa Báo Ân xưa được xây dựng trên bờ phía đông hồ Hoàn Kiếm vào khoảng năm 1846; với quy mô gồm 180 gian, 36 nóc nhà trên khu đất rộng gần 100 mẫu, mặt trước trông ra Sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ Hoàn Kiếm. Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đứng ra chủ trì.
Chùa Báo Ân xưa được xây dựng trên bờ phía đông hồ Hoàn Kiếm vào khoảng năm 1846; với quy mô gồm 180 gian, 36 nóc nhà trên khu đất rộng gần 100 mẫu, mặt trước trông ra Sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ Hoàn Kiếm. Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đứng ra chủ trì.

36hn 

Bình luận của bạn

Tin khác