Khu vực Bút Tháp, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đình Trấn Ba, Ngọc Sơn giai đoạn khoảng 1800-1900

Thứ 4, 27/11/2024, 10:27 (GMT+7)

Chia sẻ

Sự thay đổi cảnh quan khu vực Hồ Gươm 

Bản đồ HN 1885 -1890

Đền nằm trên đảo Ngọc (còn gọi là Ngọc Sơn), một gò đất nổi giữa Hồ Gươm, cách Tháp Rùa một quãng không xa. Theo văn bia của đền ghi lại, đền Ngọc Sơn được khởi xây vào mùa thu năm 1841. Ngôi đền được tu sửa công phu nhất vào năm 1865, do Nguyễn Văn Siêu – nhà nho lỗi lạc của đất Thăng Long đứng ra lo liệu. Nhiều công trình ý nghĩa cũng được hình thành vào lần tu sửa này tạo nên bộ mặt hài hòa của kiến trúc đền Ngọc Sơn gồm: đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên.

“Năm 1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội, đến năm 1888 Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp và từ đây đã có sự chuyển biến lớn về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cả Hà Nội nói chung và khu vực Hồ Gươm nói riêng. Từ thành lũy, phường thị sang thành phố quy hoạch theo kiểu Châu Âu. Các bản đồ ngày nay chúng ta có được qua các giai đoạn 1873, 1885, 1890, 1902, 1943, 1951 và đồ án quy hoạch năm 1924, năm 1942 cho thấy: Khu vực Hồ Gươm được xác định là khu chuyển tiếp giữa phố cổ (phía Bắc) với khu xây dựng mới hiện đại (phía Nam hồ), không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ đã có nhiều biến động cả về hạ tầng kỹ thuật cây xanh và công trình kiến trúc. Đến nay còn hiện diện như Nhà hát Thành phố (1901 – 1911) theo phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu được xem là hình ảnh thu nhỏ nhưng có sáng tạo từ Nhà hát Opera ở Paris. Thời kỳ này cũng xây dựng vườn hoa Ponbe (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Cuối thế kỷ XIX tiếp tục phát triển mạng đường dạo và hàng cây ven hồ, mở rộng phố Tràng Thi, công trình Ngân hàng Đông Dương, nhà Bưu điện, dinh thống sứ, khách sạn Metrople. Từ đầu thế kỷ XX xây dựng Sở Canh nông (nay là bưu điện), thư viện Hà Nội, nhà triển lãm, Thủy Tạ, trụ sở Báo HàNôịmới, Công an quận Hoàn Kiếm… Giai đoạn này nhà ở của người dân cũng được xây dựng với phong cách kiến trúc mới mà ngày nay còn hiện diện ở xung quanh hồ”.

Truyền thuyết “Hồ Hoàn Kiếm”- Một cách đọc liên văn bản  |  Hội Hướng Thiện đền Ngọc Sơn  |  

 
Hồ Gươm năm 1884 vẫn mang dáng dấp của ao hồ nông thôn với những cầu ao phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Quanh hồ còn nhiều túp lều và ngõ ngách chật hẹp.

 Cảnh quan khu vực Hồ Gươm

Xa xa là cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn
Xa xa là cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn

 Chùa Báo Ân được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu (tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi khoảng cuối đời vua Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu Thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.
Chùa Báo Ân được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu (tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi khoảng cuối đời vua Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu Thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.

 Sau khi chiếm HN, vào năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện (nay là Bưu điện Thành phố Hà Nội) và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (nay là Nhà khách Chính phủ). Chỉ còn Tháp Hòa Phong còn giữ lại, nay ở trên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Sau khi chiếm HN, vào năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện (nay là Bưu điện Thành phố Hà Nội) và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (nay là Nhà khách Chính phủ). Chỉ còn Tháp Hòa Phong còn giữ lại, nay ở trên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Ý tưởng về phố đi bộ quanh Hồ Gươm đã được người Pháp đưa ra ngay khi đến Hà Nội

Nhận thấy vị trí đắc địa của Hồ Gươm, người Pháp triển khai kế hoạch biến khu vực này thành trung tâm hành chính, thương mại, văn hoá và tôn giáo của Hà Nội. Đầu tiên là tuyến phố Paul Bert (Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi), tiếp theo là các tuyến phố vuông góc với nó là các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng) và Beauchamp Ferry (Lê Thái Tổ), cùng các tuyến phố song song với chúng tạo ra hệ thống các tuyến phố bao quanh Hồ Gươm và trở thành hệ thống đường phố đầu tiên ở Hà Nội.

Nhận thấy vị trí đắc địa của Hồ Gươm, người Pháp triển khai kế hoạch biến khu vực này thành trung tâm hành chính, thương mại, văn hoá và tôn giáo của Hà Nội. Đầu tiên là tuyến phố Paul Bert (Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi), tiếp theo là các tuyến phố vuông góc với nó là các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng) và Beauchamp Ferry (Lê Thái Tổ), cùng các tuyến phố song song với chúng tạo ra hệ thống các tuyến phố bao quanh Hồ Gươm và trở thành hệ thống đường phố đầu tiên ở Hà Nội.

 Trại lính tập bên bờ hồ Hoàn Kiếm 1884-1885
Trại lính tập bên bờ hồ Hoàn Kiếm 1884-1885

 
Hà Nội trong bưu ảnh của F. H Schneider ( trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1900 )

 Hồ Gươm nhìn từ Hội hiếu nhạc (vị trí Nhà hát múa rối Thăng Long đầu phố Hồ Hoàn Kiếm ngày nay). Trong ảnh thấy Nhà thờ lớn, một công trình được xây dựng phía Tây Hồ Gươm, trên khu đất Chùa Báo Thiên, hoàn thành vào năm 1886.

 Hồ Gươm nhìn từ Hội hiếu nhạc (vị trí Nhà hát múa rối Thăng Long đầu phố Hồ Hoàn Kiếm ngày nay). Trong ảnh thấy Nhà thờ lớn, một công trình được xây dựng phía Tây Hồ Gươm, trên khu đất Chùa Báo Thiên, hoàn thành vào năm 1886.

 Phố xá quanh Hồ Gươm
Phố xá quanh Hồ Gươm

 Hồ Gươm nhìn từ phố Hàng Trống (Jules Ferry). Có thể nhận thấy tượng Nữ thần Tự do đặt trên noc Tháp Rùa
Hồ Gươm nhìn từ phố Hàng Trống (Jules Ferry). Có thể nhận thấy tượng Nữ thần Tự do đặt trên noc Tháp Rùa

 Khu vực phía đông Hồ Gươm hình thành sau khu vực phía tây hồ và được người Pháp quy hoạch thành khu trung tâm hành chính – thương mại của Hà Nội. Trục chủ đạo của khu vực này là vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ) nằm vuông góc với Hồ Gươm. Tòa đốc lý Hà Nội xây trên khu vực chùa Phổ Giác hoàn thành năm 1897. Tòa nhà có kiến trúc cổ điển với hai cổng hướng về phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng) và vườn hoa Paul Bert.
Khu vực phía đông Hồ Gươm hình thành sau khu vực phía tây hồ và được người Pháp quy hoạch thành khu trung tâm hành chính – thương mại của Hà Nội. Trục chủ đạo của khu vực này là vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ) nằm vuông góc với Hồ Gươm. Tòa đốc lý Hà Nội xây trên khu vực chùa Phổ Giác hoàn thành năm 1897. Tòa nhà có kiến trúc cổ điển với hai cổng hướng về phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng) và vườn hoa Paul Bert.

 Trong không gian chữ nhật giới hạn bởi các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng), Balny (Trần Nguyên Hãn), Courbet (Lý Thái Tổ) và Dominé (Lê Lai) có một công trình được xây dựng cùng thời với Tòa đốc lý, Kho bạc, đó là Nhà Xéc (Cercle) nơi quy tụ giới thượng lưu sinh hoạt giải trí
Trong không gian chữ nhật giới hạn bởi các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng), Balny (Trần Nguyên Hãn), Courbet (Lý Thái Tổ) và Dominé (Lê Lai) có một công trình được xây dựng cùng thời với Tòa đốc lý, Kho bạc, đó là Nhà Xéc (Cercle) nơi quy tụ giới thượng lưu sinh hoạt giải trí

 Nếu phía Bắc vườn hoa Paul Bert có các công trình Tòa đốc lý, Kho bạc, Câu lạc bộ, Nhà lục xì thì phía Nam có Bưu điện và Dinh thống sứ.
 Nếu phía Bắc vườn hoa Paul Bert có các công trình Tòa đốc lý, Kho bạc, Câu lạc bộ, Nhà lục xì thì phía Nam có Bưu điện và Dinh thống sứ.

 Năm 1888 người Pháp phá hủy chùa Báo Ân để xây nhà bưu điện
Năm 1888 người Pháp phá hủy chùa Báo Ân để xây nhà bưu điện

 Dấu tích của chùa Báo Ân chỉ còn lại tháp tháp Hòa Phong trên bờ hồ Hoàn Kiếm
Dấu tích của chùa Báo Ân chỉ còn lại tháp tháp Hòa Phong trên bờ hồ Hoàn Kiếm

 
Năm 1900

 Ven Hồ Gươm 1900
Ven Hồ Gươm 1900

 Một góc Hồ Gươm -Quán Cafe mang tên kinh đô nước Pháp “Café de Paris” chụp năm 1902
Một góc Hồ Gươm -Quán Cafe mang tên kinh đô nước Pháp “Café de Paris” chụp năm 1902

 Đại lộ Francis Garnier nay là Đinh Tiên Hoàng, bên phải có thể thấy một phần hàng rào của Tòa Thị chính Hà Nội (khoảng 1900)
Đại lộ Francis Garnier nay là Đinh Tiên Hoàng, bên phải có thể thấy một phần hàng rào của Tòa Thị chính Hà Nội (khoảng 1900)

Khu Đền Ngọc Sơn theo thời gian

Trong cụm di tích hồ Gươm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, người ta vẫn thường nhắc tới Đền Ngọc Sơn như một nơi liêng thiêng và luôn đồng hành cùng mọi sự thăng trầm của thủ đô Hà Nội. Chính vì lẽ đó, không có vị khách nào tới Hà Nội mà không ghé thăm quần thể kiến trúc độc đáo này.

Năm 1884-1885

 Khu vực đền Ngọc Sơn nhìn từ hồ Hoàn Kiếm
 Khu vực đền Ngọc Sơn nhìn từ hồ Hoàn Kiếm

 Lối vào đền Ngọc-Sơn bên bờ hồ Hoàn-Kiêm
Lối vào đền Ngọc-Sơn bên bờ hồ Hoàn-Kiêm

 Cầu Thế-Hức đưa vào đền Ngọc-Sơn
Cầu Thế-Hức đưa vào đền Ngọc-Sơn

Năm 1906

 Lối vào đền Ngọc Sơn- Hà Nội 1906
 Lối vào đền Ngọc Sơn- Hà Nội 1906

 Đền Ngọc Ngọc Sơn- Hà Nội 1906
Đền Ngọc Ngọc Sơn- Hà Nội 1906

 Đền Ngọc Ngọc Sơn- Hà Nội 1906
Đền Ngọc Ngọc Sơn- Hà Nội 1906

 Quang cảnh hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc.Quang cảnh hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc.

Năm 1914 -1915 (Ảnh mầu Việt Nam của LÉON BUSY)

 Bản đồ
Bản đồ 1925
 
 
 
 
 
 
 
 
 

... Còn cập nhật tư liệu và ảnh

36hn 

Bình luận của bạn

Tin khác