HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Công trình xưa
Cuộc sống xưa
Cửa hàng xưa
Phố xưa
Đọc ảnh cùng Dương Trung Quốc
Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.
Phố: dài 620m; từ đầu phố Tràng Tiền, phía sau Nhà hát Lớn, đến phố Đinh Công Tráng, qua bản doanh của Quân khu Thủ đô.
Đầu thế kỷ XIX, phố này là nơi bán các loại sơn sống (sơn giọi, sơn thịt, sơn hòm…) vì vậy mà có tên là phố Hàng Sơn. Thời Pháp thuộc gọi là phố Rue de la Laque (phố Hàng Sơn), năm 1945 đổi thành phố Chả Cá và giữ nguyên tên phố này cho đến nay.
Cách đây mấy năm có tờ báo đăng bài kèm ảnh cụ Phạm Ngọc Lan (1902 -1963) chụp tại công trình xây dựng cầu Thê Húc năm 1953 và cho rằng cụ là người thiết kế cầu Thê Húc.
Đôi khi tên phố chỉ là dấu tích còn lại của cái không còn nữa. Cái cầu làm bằng gỗ nay không còn trên một con phố có những ngôi nhà kiểu rất cũ và đặc trưng của kiến trúc Hà Nội trước khi Tây sang – phố Cầu Gỗ.
Phố Cầu Gỗ dài khoảng 250m, thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố có hướng Đông-Tây, nối từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai, cắt ngang phố Nguyễn Hữu Huân, phố Hàng Bè và qua ngã ba các phố: Hàng Dầu, Hồ Hoàn Kiếm, Đinh Liệt, Hàng Đào.
Phố Cao Thắng mang tên một liệt sĩ Cần Vương được coi như ông tổ súng trường Việt Nam. Phố dài 150m, đi từ phố Trần Nhật Duật tới phố Nguyễn Thiện Thuật theo hướng đông-tây, nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; cách Hồ Gươm chừng 900m về hướng bắc.
Nằm ngay phía bắc Hồ Gươm, dài khoảng 260m, chạy dài theo hướng bắc – nam, phố Hàng Đào (Rue de la Soie) được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Phía Nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sát bờ hồ Hoàn Kiếm. Đầu phía bắc là phố Hàng Ngang.
Đây là những hình ảnh quý giá phản ánh cuộc sống sinh động của Hà Nội thông qua cuốn: Tonkin pittoresque. Souvenirs et impressions de voyage. 1921-1922. T. I. Haïphong-Hanoï.
Trận Hà Nội đông xuân 1946-47 là sự kiện khởi động Chiến tranh Đông Dương giữa các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) và tập đoàn quân viễn chinh Pháp từ đêm 19 tháng 12 năm 1946 đến trưa 18 tháng 2 năm 1947, sau đây là bộ sưu tập đường phố Hà Nội những giai đoạn này.