Nhà Thờ Lớn Hà Nội, công trình ít thay đổi nhất

Thứ 3, 26/11/2024, 15:51 (GMT+7)

Chia sẻ

Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội khánh thành vào năm 1887

 Nhà Thờ Lớn Hà Nội khánh thành vào năm 1887

Trung tâm Thiên Chúa giáo của khu vực xưa kia không ở Hà Nội mà ở Kẻ Sở. Còn ở khu vực cận kề Nhà Thờ Lớn trước đó chỉ có một nhà nguyện nhỏ xây gạch lợp lá, thầy giảng phải từ Kẻ Sở cách đó 20km lên Hà Nội chăn dắt con chiên.

 Một ngày đi lễ của bà con công giáo

Trung tâm Thiên Chúa giáo của khu vực xưa kia không ở Hà Nội mà ở Kẻ Sở. Còn ở khu vực cận kề Nhà Thờ Lớn trước đó chỉ có một nhà nguyện nhỏ xây gạch lợp lá, thầy giảng phải từ Kẻ Sở cách đó 20km lên Hà Nội chăn dắt con chiên.

Vẫn còn nguyên vẹn cho tới tận ngày hôm nay.

 Vẫn còn nguyên vẹn cho tới tận ngày hôm nay.

Tháng 5/1883, quân Cờ Đen đánh vào Hà Nội đốt cháy ngôi nhà ấy. Năm 1887, cố đạo Puginier dùng ảnh hưởng của mình được Tuần phủ Hà Nội hợp thức hoá khu đất vốn là nền tháp và ngôi chùa Báo Thiên rất nổi tiếng được xây từ thời Lý – Trần nay đã đổ nát thành phế tích, để xây nhà thờ đạo Thiên Chúa.

Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay và được khánh thành ngày 23/12/1887, một ngày trước dịp Thiên Chúa giáng sinh.

Vào thời đó, ngoài Cột Cờ được xây từ đầu thế kỷ XIX, thì đây là kiến trúc cao nhất lừng lững gần Hồ Hoàn Kiếm và tạo một không gian tôn giáo xung quanh một vùng đất vốn là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng cùng Phủ Chúa đã hoàn toàn bị triệt hạ khi vị Chúa cuối cùng của nhà Trịnh bị nhà Tây Sơn tiêu diệt vào cuối thế kỷ XVIII.

Những tấm ảnh Nhà Thờ Lớn đuợc chụp vào những thời điểm khác nhau càng cho thấy cái nhận xét ở trên là đúng. Ta có thể thấy những thành phần xã hội khác nhau từ kẻ giàu đến người nghèo, người Tây hoặc người Ta, những chiếc xe kéo và ôtô…

Và ta còn hình dung được trên thinh không của Hà Nội, kể từ đó không chỉ có tiếng chuông chùa gióng giả mà lại có cả tiếng chuông nhà thờ từ trên tháp cao đổ hồi vào những giờ nguyện của người theo Đạo.

Xung quanh kiến trúc này còn có cả một cộng đồng tín đồ Thiên Chúa giáo xum vầy dọc 2 con phố Nhà Thờ và Nhà Chung. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là trong đêm Thiên Chúa Giáng sinh, đó là nơi hội tụ không chỉ của giáo dân. Không gian tôn nghiêm dưới bóng những tháp chuông và cảnh quan gần kề Hồ Gươm đã biến nơi đây thành một địa chỉ du lịch của Thủ đô, nhất là với khách nước ngoài.

36hn - DTQ

Bình luận của bạn

Tin khác