Khôi phục lễ hội Chùa Láng sau 70 năm vắng bóng

Thứ 7, 29/04/2023, 15:25 (GMT+7)

Chia sẻ

Nhằm bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc của Thủ đô, UBND quận Đống Đa đã tổ chức lễ hội chùa Láng năm nay theo hướng khôi phục đúng các nghi thức truyền thống.

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự ) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962. 7 giờ sáng ngày 26/4, tại đây đã diễn ra buổi khai mạc lễ hội với sự tham dự của: Đại biểu lãnh đạo và một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại biểu lãnh đạo Thành phố và một số Sở, ban, ngành; Đại biểu quận Đống Đa, phường Láng Thượng và một số quận, huyện, phường, xã thuộc thành phố Hà Nội, địa phương lân cận có liên quan đến lễ hội chùa Láng.

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự ) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962. 7 giờ sáng ngày 26/4, tại đây đã diễn ra buổi khai mạc lễ hội với sự tham dự của: Đại biểu lãnh đạo và một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại biểu lãnh đạo Thành phố và một số Sở, ban, ngành; Đại biểu quận Đống Đa, phường Láng Thượng và một số quận, huyện, phường, xã thuộc thành phố Hà Nội, địa phương lân cận có liên quan đến lễ hội chùa Láng.

Lễ hội chùa Láng tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngay sau lễ khai mạc, đoàn rước kiệu Thánh bắt đầu khởi hành từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng (phố Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).

Lễ hội chùa Láng tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngay sau lễ khai mạc, đoàn rước kiệu Thánh bắt đầu khởi hành từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng (phố Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).

Đoàn rước kiệu khởi hành từ chùa Láng.

Đoàn rước kiệu khởi hành từ chùa Láng.

Việc khiêng kiệu do những trai đinh, khỏe mạnh đảm trách.
Việc khiêng kiệu do những trai đinh, khỏe mạnh đảm trách.
Hành trình rước kiệu Thiền sư sẽ đi qua nhiều điểm di tích khác: chùa Nền, chùa Quan Hoa, chùa Hoa Lăng,…
Hành trình rước kiệu Thiền sư sẽ đi qua nhiều điểm di tích khác: chùa Nền, chùa Quan Hoa, chùa Hoa Lăng,…
“Hội chùa Láng xưa là hội lớn nhất và hấp dẫn nhất phía Tây kinh thành Thăng Long. Vì thế, cứ 10 - 15 năm mới rước Thánh một lần, đấy là năm đại hội “phong đăng, hỏa cốc”, “dân khang vật thịnh”. Ông Trần Quang Huy - Phó Trưởng ban Quản lý di tích phường Láng Thượng cho biết.
“Hội chùa Láng xưa là hội lớn nhất và hấp dẫn nhất phía Tây kinh thành Thăng Long. Vì thế, cứ 10 - 15 năm mới rước Thánh một lần, đấy là năm đại hội “phong đăng, hỏa cốc”, “dân khang vật thịnh”. Ông Trần Quang Huy - Phó Trưởng ban Quản lý di tích phường Láng Thượng cho biết.
Đoàn rước đến cầu Yên Quyết thì dừng lại chờ kiệu Thánh “Độ Hà”, nghĩa là kiệu không đi trên cầu mà vượt qua sông. Kiệu nặng, sông sâu, khi khênh kiệu lội sông, phải giữ được thăng bằng - ấy là một việc khó, đòi hỏi “Hàng Đô” phải tài trí, khéo léo.
Đoàn rước đến cầu Yên Quyết thì dừng lại chờ kiệu Thánh “Độ Hà”, nghĩa là kiệu không đi trên cầu mà vượt qua sông. Kiệu nặng, sông sâu, khi khênh kiệu lội sông, phải giữ được thăng bằng - ấy là một việc khó, đòi hỏi “Hàng Đô” phải tài trí, khéo léo.
Nghi lễ “Độ Hà” cũng là phần hấp dẫn nhất của lễ rước kiệu. Bà Đặng Thị Phúc (65 tuổi, người dân gốc làng Láng Thượng) chia sẻ: “Mọi năm cũng có tế lễ nhưng không rước thế này. Ngày xưa các cụ mặc áo khố, lội qua sông chứ không phải bắc cầu. Bây giờ có thể không làm được như ngày xưa nhưng mà vui”.
Nghi lễ “Độ Hà” cũng là phần hấp dẫn nhất của lễ rước kiệu. Bà Đặng Thị Phúc (65 tuổi, người dân gốc làng Láng Thượng) chia sẻ: “Mọi năm cũng có tế lễ nhưng không rước thế này. Ngày xưa các cụ mặc áo khố, lội qua sông chứ không phải bắc cầu. Bây giờ có thể không làm được như ngày xưa nhưng mà vui”.
Rất nhiều người dân tò mò theo dõi nghi lễ "Độ Hà" trên cầu phao bắc qua sông Tô Lịch.
Rất nhiều người dân tò mò theo dõi nghi lễ "Độ Hà" trên cầu phao bắc qua sông Tô Lịch.
Ngoài nghi thức “Độ Hà”, một nghi thức đặc sắc khác là “Đấu Thần” cũng được tái hiện. Trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên dưới hình thức múa cờ, đánh trống mô phỏng cùng với những tràng pháo giấy kéo dài.
Ngoài nghi thức “Độ Hà”, một nghi thức đặc sắc khác là “Đấu Thần” cũng được tái hiện. Trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên dưới hình thức múa cờ, đánh trống mô phỏng cùng với những tràng pháo giấy kéo dài.
Chị Than Thị Hương là người gốc Xuân Đỉnh, tuy đã lấy chồng ở xa nhưng năm nào lễ hội tổ chức, chị đều không quản đường xa trở về quê hương tham gia đoàn rước như thời còn con gái.
Chị Than Thị Hương là người gốc Xuân Đỉnh, tuy đã lấy chồng ở xa nhưng năm nào lễ hội tổ chức, chị đều không quản đường xa trở về quê hương tham gia đoàn rước như thời còn con gái.
Sáng nay, hàng nghìn người dân đã có mặt để chiêm ngưỡng cũng như tham gia nghi lễ rước kiệu Thánh Từ Đạo Hạnh.
Sáng nay, hàng nghìn người dân đã có mặt để chiêm ngưỡng cũng như tham gia nghi lễ rước kiệu Thánh Từ Đạo Hạnh.
Bà Hoa (Cầu Giấy) cho biết, bà đã có mặt từ rất sớm để thực mục sở thị những nghi thức liên quan tới cuộc đời Thiền sư Tự Đạo Hạnh được tái hiện.
Bà Hoa (Cầu Giấy) cho biết, bà đã có mặt từ rất sớm để thực mục sở thị những nghi thức liên quan tới cuộc đời Thiền sư Tự Đạo Hạnh được tái hiện.
Đào rước kiệu đến chùa Hoa Lăng
Đào rước kiệu đến chùa Hoa Lăng
12 giờ trưa, rất đông người dân có mặt tại chùa Hoa Lăng (điểm đến cuối cùng của đoàn rước trước khi quay về chùa Láng). Lễ hội chùa Láng năm nay sẽ kéo dài đến hết ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày cuối cùng của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương cũng như trò chơi dân gian./.
12 giờ trưa, rất đông người dân có mặt tại chùa Hoa Lăng (điểm đến cuối cùng của đoàn rước trước khi quay về chùa Láng). Lễ hội chùa Láng năm nay sẽ kéo dài đến hết ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày cuối cùng của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương cũng như trò chơi dân gian./.
VOV _ VTC2.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác