Phường Trần Hưng Đạo nằm ở phía Nam trung tâm quận Hoàn Kiếm với diện tích 0,53 km2. Phía Đông giáp phường Hàng Bài, phía Tây giáp phường Cửa Nam, phía Bắc giáp phường Hàng Trống, phường Tràng Tiền của quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp phường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng.
Trần Hưng Đạo là một phường thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Phường Trần Hưng Đạo có diện tích 0,47 km², dân số năm 1999 là 9.212 người,[1] mật độ dân số đạt 19.600 người/km².
Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội
Phường Trần Hưng Đạo là một trung tâm văn hoá, trong đó có Di tích Nhà tù Hoả Lò, một nhà tù cũ hiện là bảo tàng triển lãm về lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ 20. Bảo tàng Công an Hà Nội trưng bày nhiều hình ảnh, vũ khí và đồng phục. Trong khi đó, Chùa Quán Sứ từ thế kỷ 15 có chính điện mạ vàng và khuôn viên rợp bóng cây, thanh tĩnh. Phố Sách dành cho người đi bộ, có các hiệu sách, hàng ghế râm mát và quán cà phê ấm cúng.
Địa giới hành chính của phường được chia thành 12 địa bàn dân cư với 39 tổ dân phố. Trên địa bàn có 16 tuyến phố chính và 05 ngõ như: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, ngõ Đoàn Nhữ Hài, ngõ Dã Tượng… Hầu hết tên phố, ngõ, xóm đều mang tên các danh nhân trong lịch sử dân tộc.
Dân số trên địa bàn phường khoảng 12.900 nhân khẩu (trong đó: KT1 là 6.832 người; KT2 là 6.068 người).
Cộng đồng dân cư phường Trần Hưng Đạo có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Những sinh hoạt cộng đồng đã gắn kết người dân với nhau, đầm ấm trong tình nghĩa xóm giềng.
Trên địa bàn phường có một số di tích lịch sử - văn hóa: đền Ngọc Liên năm trong khu đất thuộc số nhà 23 phố Trần Bình Trọng. Đây là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, nơi thờ Đức thánh Tản Viên, một thần tượng văn hóa dân tộc thời Hùng Vương, một trong bốn vị thần được nhân dân Việt Nam tôn vinh là “tứ bất tử”.
Chùa Quán Sứ ở số 73 phố Quán Sứ được xây dựng từ thế kỷ XV, cạnh nhà Quán Sứ là nơi tiếp đón sứ thần các nước tụng kinh niệm Phật trước khi họ được bái kiến triều đình ở Kinh đô Thăng Long. Chùa Quán Sứ là di tích tôn giáo thờ Phật và Lý Quốc Sư tức Nguyễn Minh Không – một vị cao tăng có công giúp đỡ các vua triều Lý và xây dựng đạo Phật ở Việt Nam. Chùa Quán Sứ đồng thời còn là trụ sở Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam, là một trong những di tích được bảo quản khá tốt, có vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu quy hoạch kinh thành Thăng Long qua các triều đại.
Các di tích cách mạng gồm có: nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, ngôi nhà này trước là của một viên chức cao cấp người Pháp. Tháng 5/1930, Trung ương Đảng bí mật đón đồng chí Trần Phú từ nước ngoài về ở đây. Trong căn hầm ngôi nhà, đồng chí Trần Phú đã thảo ra bản “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương. Khu Đấu xảo (nay là Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội) phố Trần Hưng Đạo, nơi từng diễn ra cuộc biểu tình lớn nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà tù Hỏa Lò (Maison central – số 1 phố Hỏa Lò) được xây dựng ngay tại trung tâm Hà Nội là trung tâm cai trị của chính quyền thực dân thời bấy giờ. Bên cạnh nhà tù Hỏa Lò là Tòa Đại hình, tạo thành bộ ba chân kiềng”, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Fanpage phường Trần Hưng đạo
Bình luận của bạn