Đường phố trong quận Ba Đình, Đống Đa , Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm

Thứ 6, 26/07/2024, 16:35 (GMT+7)

Chia sẻ

Hà Nội có 4 quận nội đô lịch sử là Ba Đình (15 phường), Đống Đa (24 phường), Hai Bà Trưng (22 phường) và Hoàn Kiếm (18 phường)... xem tiếp Lịch sử hành chính Hà Nội

Phạm vi nội đô lịch sử trong 36pho.com được giới hạn trong phạm vi sơ đồ thành ngoài (Đại La) của tỉnh thành Hà Nội năm 1831 với 21 Cửa Ô 

Sơ đồ thành ngoài (Đại La) của tỉnh thành Hà Nội năm 1831

Sơ đồ thành ngoài (Đại La) của tỉnh thành Hà Nội năm 1831 

Danh sách phố quận Hoàn Kiếm 

19-12
Ấu Triệu
Bà Triệu
Bạch Đằng
Bảo Khánh
Bảo Linh
Bát Đàn
Bát Sứ
Cao Thắng
Cầu Đất
Cầu Đông
Cầu Gỗ
Chả Cá
Chân Cầm
Chợ Gạo
Chương Dương Độ
Cổ Tân
Cổng Đục
Cửa Đông
Cửa Nam
Dã Tượng
Đặng Thái Thân
Đào Duy Từ
Điện Biên Phủ
Đinh Công Tráng
Đinh Lễ
Đinh Liệt
Đình Ngang
Đinh Tiên Hoàng
Đoàn Nhữ Hài
Đông Thái
Đồng Xuân
Đường Thành
Gầm Cầu
Gia Ngữ
Hà Trung
Hạ Hồi
Hai Bà Trưng
Hàm Long
Hàm Tử Quan
Hàn Thuyên
Hàng Bạc
Hàng Bài
Hàng Bè
Hàng Bồ
Hàng Bông
Hàng Buồm
Hàng Bút
Hàng Cá
Hàng Cân
Hàng Chai
Hàng Chiếu
Hàng Chĩnh
Hàng Cót
Hàng Da
Hàng Đào
Hàng Đậu
Hàng Điếu
Hàng Đồng
Hàng Đường
Hàng Gà
Hàng Gai
Hàng Giầy
Hàng Giấy
Hàng Hòm
Hàng Khay
Hàng Khoai
Hàng Lược
Hàng Mã
Hàng Mắm
Hàng Mành
Hàng Muối
Hàng Ngang
Hàng Nón
Hàng Phèn
Hàng Quạt
Hàng Rươi
Hàng Thiếc
Hàng Thùng
Hàng Tre

Hàng Trống
Hàng Vải
Hàng Vôi
Hồ Hoàn Kiếm
Hỏa Lò
Hồng Hà
Huế
Lãn Ông
Lê Duẩn
Lê Lai
Lê Phụng Hiểu
Lê Thạch
Lê Thái Tổ
Lê Thánh Tông
Lê Văn Hưu
Lê Văn Linh
Liên Trì
Lò Rèn
Lò Sũ[6]
Lương Ngọc Quyến
Lương Văn Can
Lý Đạo Thành
Lý Nam Đế
Lý Quốc Sư
Lý Thái Tổ
Lý Thường Kiệt
Mã Mây
Nam Ngư
Ngõ Gạch
Ngô Quyền
Ngô Thì Nhậm
Ngõ Trạm
Ngô Văn Sở
Nguyễn Chế Nghĩa
Nguyễn Du
Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Hữu Huân
Nguyễn Khắc Cần
Nguyên Khiết
Nguyễn Quang Bích
Nguyễn Siêu
Nguyễn Thái Học
Nguyễn Thiện Thuật
Nguyễn Thiếp
Nguyễn Tư Giản
Nguyễn Văn Tố
Nguyễn Xí
Nhà Chung
Nhà Hỏa
Nhà Thờ
Ô Quan Chưởng
Phạm Ngũ Lão
Phạm Sư Mạnh
Phan Bội Châu
Phan Chu Trinh
Phan Đình Phùng
Phan Huy Chú
Phủ Doãn
Phúc Tân
Phùng Hưng
Quán Sứ
Quang Trung
Tạ Hiện
Thanh Hà
Thanh Yên
Thợ Nhuộm
Thuốc Bắc
Tố Tịch
Tôn Thất Thiệp
Tông Đản
Tống Duy Tân
Trần Bình Trọng
Trần Hưng Đạo
Trần Khánh Dư
Trần Nguyên Hãn
Trần Nhật Duật
Trần Phú
Trần Quang Khải
Trần Quốc Toản
Tràng Thi
Tràng Tiền
Triệu Quốc Đạt
Trương Hán Siêu
Vạn Kiếp
Vọng Đức
Vọng Hà
Yên Thái
Yết Kiêu

Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thành phố Hà Nội; là trung tâm nội đô lịch sử.

Địa lý

Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc và tây bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng
  • Phía tây giáp các quận Ba Đình và Đống Đa với ranh giới là các phố Lý Nam Đế, Trần Phú, Đường Tàu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn
  • Phía nam giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du
  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng.
    Quận Hoàn Kiếm có diện tích 5,34 km², là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội.

Dân số năm 2022 toàn quận có 212.921 người, mật độ dân số 39.873 người/km².

Lịch sử

Là một quận trung tâm của Hà Nội, lịch sử quận Hoàn Kiếm gắn liến với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội

Thời Tiền Lý, năm 545 Lý Nam Đế đã đóng quân, dựng bè gỗ trên sông Tô Lịch (đoạn mà thời bấy giờ chưa bị lấp) chống lại nhà Lương.

Từ thời Lý - Trần trở đi, đây là đất thuộc huyện Thọ Xương và là một trung tâm buôn bán trọng điểm của kinh thành Thăng Long.

Trong thời Pháp thuộc, diện tích quận Hoàn Kiếm ngày nay chiếm phần lớn thành phố Hà Nội cũ thuộc Pháp. Những con phố quy hoạch đồng đều, vuông vức là thành quả của người Pháp trong công cuộc cải tạo nơi đây từ một vùng nông thôn thành khu phố cho người châu Âu và giới thượng lưu bản xứ. Hầu hết các phố thuộc Hoàn Kiếm ngày nay đều đã từng mang tên tiếng Pháp.

Thời kỳ 1954 - 1961, khu vực này gồm toàn bộ khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần khu phố Hàng Cỏ với khu phố Hai Bà. Từ năm 1961 - 1981, các khu phố Hoàn Kiếm cũ, khu phố Đồng Xuân cũ, các khối 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 16, 17 của khu phố Hàng Cỏ cũ và các khối 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 của khu phố Hai Bà cũ hợp nhất thành khu phố Hoàn Kiếm.

Tháng 6/1981, khu phố Hoàn Kiếm được đổi thành quận Hoàn Kiếm, gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền và giữ ổn định cho đến nay

Hành chính

Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.

Giáo dục

Các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận:

Trường Trung học phổ thông Việt Đức
Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm
Trường Trung học phổ thông Marie Curie.

Danh sách phố quận ba đình

An Xá
Bà Huyện Thanh Quan
Bắc Sơn
Bưởi
Cao Bá Quát
Cầu Giấy
Châu Long
Chu Văn An
Chùa Một Cột
Cửa Bắc
Đào Tấn
Đặng Dung
Đặng Tất
Điện Biên Phủ
Độc Lập
Đốc Ngữ
Đội Cấn
Đội Nhân
Giang Văn Minh
Giảng Võ
Hàng Bún
Hàng Cháo
Hàng Đậu
Hàng Than
Hoàng Diệu
Hoàng Hoa Thám
Hoàng Văn Thụ
Hòe Nhai
Hồng Hà
Hồng Phúc
Hùng Vương
Huỳnh Thúc Kháng
Khúc Hạo
Kim Mã
Kim Mã Thượng
La Thành
Lạc Chính
Láng Hạ
Lê Duẩn
Lê Hồng Phong
Lê Trực
Liễu Giai
Linh Lang
Lý Nam Đế
Lý Văn Phức
Mạc Đĩnh Chi
Mai Anh Tuấn
Nam Cao
Nam Tràng
Nghĩa Dũng

Ngọc Hà
Ngọc Khánh
Ngũ Xã
Nguyễn Biểu
Nguyễn Cảnh Chân
Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Công Hoan
Nguyên Hồng
Nguyễn Khắc Hiếu
Nguyễn Khắc Nhu
Nguyễn Phạm Tuân
Nguyễn Thái Học
Nguyễn Thiếp
Nguyễn Tri Phương
Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Văn Ngọc
Núi Trúc
Ông Ích Khiêm
Phạm Hồng Thái
Phạm Huy Thông
Phan Đình Phùng
Phan Huy Ích
Phan Kế Bính
Phó Đức Chính
Phúc Xá
Quần Ngựa
Quán Thánh
Sơn Tây
Tân Ấp
Thái Hà
Thanh Bảo
Thành Công
Thanh Niên
Tôn Thất Đàm
Tôn Thất Thiệp
Trần Huy Liệu
Trần Phú
Trần Tế Xương
Trấn Vũ
Trịnh Hoài Đức
Trúc Bạch
Vạn Bảo
Văn Cao
Vạn Phúc
Vĩnh Phúc
Yên Ninh
Yên Phụ
Yên Thế

Ba Đình là một quận trung tâm thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Ba Đình là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Địa Lý

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía đông nam giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế và đường tàu
  • Phía tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là đường Bưởi sông Tô Lịch
  • Phía nam giáp quận Đống Đa với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành, đường Nguyễn Chí Thanh
  • Phía bắc giáp quận Tây Hồ với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hùng Vương, đường Hoàng Hoa Thám.

Dân số năm 2017 là 247.100 người.

Tên gọi

Tên gọi Ba Đình xuất phát từ chiến khu Ba Đình của cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra từ năm 1886 - 1887 hưởng ứng phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của các nhà cách mạng yêu nước là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và nhân dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.

Năm 1945 tên gọi Ba Đình được đặt cho vườn hoa ngã sáu phía sau vườn bách thảo, nơi này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Năm 1959 tên gọi Ba Đình được đặt cho một trong tám khu phố nội thành của Hà Nội. Năm 1981 khu phố Ba Đình được đổi tên thành quận Ba Đình như tên gọi hiện tại

Lịch sử

Địa bàn quận Ba Đình hiện nay nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Sau năm 1954, khu vực này được chia thành hai khu, gọi là khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.

Năm 1961, thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập khu Ba Đình, khu Trúc Bạch; xã Đông Thái, một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ; 2 xã: Ngọc Hà, Phúc Lệ và một phần xã Thống Nhất thuộc quận VI.

Tháng 6 năm 1981, chuyển các khu phố thành quận, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình, gồm 15 phường: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thụy Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Toàn bộ khu vực Hoàng thành Thăng Long khi đó nằm trong quận này.

Tháng 10 năm 1995, 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình chuyển sang trực thuộc quận Tây Hồ. Quận Ba Đình còn 12 phường: Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch.

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, phường Cầu Giấy đổi tên thành phường Ngọc Khánh do trùng tên với quận Cầu Giấy mới thành lập.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai phường Ngọc Khánh và Cống Vị, đồng thời thành lập 2 phường Liễu Giai (tách ra từ các phường Ngọc Hà và Cống Vị) và Vĩnh Phúc (tách ra từ phường Cống Vị).

Quận Ba Đình có 14 phường như hiện nay.

Hành chính   Diện tích (km²)  |  Dân số (người)  |  Mật độ (người/km²)
Cống Vị  |  Điện Biên  |  Đội Cấn  |  Giảng Võ  |  Kim Mã  |  Liễu Giai  |  Ngọc Hà  |  Ngọc Khánh  |  Nguyễn Trung Trực  |  Phúc Xá  |  Quán Thánh  |  Thành Công  |  Trúc Bạch  |  Vĩnh Phúc

Hiện nay, các phường phía tây quận Ba Đình là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Vĩnh Phúc, Cống Vị, Liễu Giai...

Danh sách phố quận Đống Đa 

An Trạch
Bích Câu
Cát Linh
Cầu Giấy
Cầu Mới
Chợ Khâm Thiên
Chùa Bộc
Chùa Láng
Đặng Tiến Đông
Đặng Trần Côn
Đặng Văn Ngữ
Đào Duy Anh
Đê La Thành
Đoàn Thị Điểm
Đông Các
Đông Tác
Giải Phóng
Giảng Võ
Hàng Cháo
Hào Nam
Hồ Đắc Di
Hồ Giám
Hồ Văn Chương
Hoàng Cầu
Hoàng Ngọc Phách
Hoàng Tích Trí
Huỳnh Thúc Kháng
Khâm Thiên
Khương Thượng
Kim Hoa
La Thành
Láng
Láng Hạ
Lê Duẩn
Lương Định Của
Lý Văn Phức
Mai Anh Tuấn
Nam Đồng
Ngô Sĩ Liên
Ngô Tất Tố
Nguyễn Chí Thanh

Nguyên Hồng
Nguyễn Hy Quang
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Lương Bằng
Nguyễn Ngọc Doãn
Nguyễn Như Đổ
Nguyễn Phúc Lai
Nguyễn Thái Học
Nguyễn Trãi
Nguyễn Văn Tuyết
Ô Chợ Dừa
Ô Đồng Lầm
Phạm Ngọc Thạch
Phan Phù Tiên
Phan Văn Trị
Pháo Đài Láng
Phương Mai
Quốc Tử Giám
Tam Khương
Tây Sơn
Thái Hà
Thái Thịnh
Tôn Đức Thắng
Tôn Thất Tùng
Trần Hữu Tước
Trần Quang Diệu
Trần Quý Cáp
Trịnh Hoài Đức
Trúc Khê
Trung Liệt
Trung Phụng
Trường Chinh
Văn Miếu
Vĩnh Hồ
Võ Văn Dũng
Vọng
Vũ Ngọc Phan
Vũ Thạnh
Xã Đàn
Y Miếu
Yên Lãng

Những địa điểm nổi tiếng

Ga Hà Nội
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Gò Đống Đa
Chùa Bộc
Sân vận động Hàng Đẫy
Chùa Láng
Chùa Phúc Khánh
Đình Kim Liên
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Nhà thờ Hàng Bột
Nhà thờ Thái Hà
Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội
Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đài tưởng niệm Khâm Thiên

Địa lý

Vị trí, địa hình

Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
  • Phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là phố Lê Duẩn
  • Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
  • Phía tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch.

Thủy văn

Quận có sông Tô Lịch chảy theo đường viền địa giới rồi tách thành 2 sông Sét và sông Lừ. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Nhiều hồ trong quận đang bị thu hẹp do san lấp. Trên địa bàn quận Đống Đa có 15 ao, hồ, bao gồm hồ Ba Mẫu, hồ Kim Liên lớn, hồ Kim Liên nhỏ, hồ Đống Đa, hồ Hào Nam, hồ Hố Mẻ, hồ Văn Chương, hồ Linh Quang, hồ Nam Đồng, hồ Giám, hồ Láng Thượng, hồ Bán Nguyệt, hồ Vuông, ao Phủ và ao Đình Khương Thượng

Kinh tế – xã hội 

Quận Đống Đa có diện tích 9,95 km², dân số năm 2017 là 420900 người, đông nhất trong số các quận, huyện, thị xã của Hà Nội 

Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.

Giáo dục

Các trường đại học và học viện:

Trường Đại Học Y Hà Nội

Trường Đại học Công Đoàn
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
Trường Đại học Ngoại Thương
Trường Đại học Thủy lợi
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Học viện Ngoại giao Việt Nam
Học viện Ngân hàng
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Học viện Hành chính Quốc gia
Trường Kinh tế Ngoại giao Việt Nam
Học viện Phụ nữ Việt Nam

Các trường Trung học phổ thông:

Trường THPT Đống Đa
Trường THPT Hoàng Cầu
Trường THPT Lê Quý Đôn
Trường THPT Kim Liên
Trường THPT Phan Huy Chú
Trường THPT Quang Trung.

Danh sách phố quận Hai Bà Trưng

8-3
Bà Triệu
Bạch Đằng
Bạch Mai
Bùi Ngọc Dương
Bùi Thị Xuân
Cảm Hội
Cao Đạt
Chùa Quỳnh
Chùa Vua
Đại Cồ Việt
Đại La
Đỗ Hành
Đỗ Ngọc Du
Đoàn Trần Nghiệp
Đội Cung
Đống Mác
Đồng Nhân
Dương Văn Bé
Giải Phóng
Hàn Thuyên
Hàng Chuối
Hồ Xuân Hương
Hoa Lư
Hòa Mã
Hoàng Mai
Hồng Mai
Huế
Hương Viên
Kim Ngưu
Lạc Nghiệp
Lạc Trung
Lãng Yên
Lê Đại Hành
Lê Duẩn
Lê Gia Đỉnh
Lê Ngọc Hân
Lê Quý Đôn
Lê Thanh Nghị
Lê Văn Hưu
Liên Trì
Lò Đúc
Lương Yên
Mạc Thị Bưởi
Mai Hắc Đế
Minh Khai
Ngô Thì Nhậm
Nguyễn An Ninh
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Cao
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Du
Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Hiền
Nguyễn Huy Tự
Nguyễn Khoái
Nguyễn Quyền
Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Trung Ngạn
Nguyễn Văn Viên
Phạm Đình Hổ
Phan Huy Chú
Phù Đổng Thiên Vương
Phùng Khắc Khoan
Quang Trung
Quỳnh Lôi
Quỳnh Mai
Tạ Quang Bửu
Tam Trinh
Tăng Bạt Hổ
Tây Kết
Thái Phiên
Thanh Nhàn
Thể Giao
Thi Sách
Thiền Quang
Thịnh Yên
Thọ Lão
Tô Hiến Thành
Trần Bình Trọng
Trần Cao Vân
Trần Đại Nghĩa
Trần Hưng Đạo
Trần Khánh Dư
Trần Khát Chân
Trần Nhân Tông
Trần Thánh Tông
Trần Xuân Soạn
Triệu Việt Vương
Trương Định
Tuệ Tĩnh
Tương Mai
Vân Đồn
Vạn Kiếp
Vĩnh Tuy
Võ Thị Sáu
Vọng
Vũ Hữu Lợi
Yên Bái
Yên Lạc
Yec Xanh
Yết Kiêu

Những địa điểm nổi tiếng

Vincom City Towers
Hồ Thiền Quang
Công viên Thống Nhất
Công viên Tuổi Trẻ
Chợ Hôm
Chợ Mơ
Chùa Liên Phái
Đình Đại
Chợ Giời (Hà Nội)
Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bệnh viện Hữu Nghị
Sân vận động Bách Khoa
Cầu Vĩnh Tuy
Cảng Phà Đen
Cảng Hà Nội
Đền Hai Bà Trưng
Nhà máy Dệt 8-3
Times City
Nhà thờ Hàm Long
Nhà hát Tuổi Trẻ
Chùa Đức Viên
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
Cung Văn hoá Thể thao Thanh niên Hà Nội
Rạp Xiếc Trung ương
Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Địa lý

Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía tây giáp quận Đống Đa với ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng, và quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía nam giáp quận Hoàng Mai
  • Phía bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du.

Quận có diện tích 9,2 km². Dân số năm 2018 là 318.000 người.

Lịch sử

Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).

Trước năm 1961, địa bàn quận cùng với Bạch Mai, Mai Động, Hoàng Mai đều thuộc khu vực nội thành Hà Nội và quận VII.

Năm 1961, địa bàn quận trở thành khu Hai Bà Trưng.

Tháng 6 năm 1981, khu phố Hai Bà Trưng chuyển thành quận Hai Bà Trưng, gồm 22 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động trên cơ sở thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì.

Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thành 2 phường: Giáp Bát và Tân Mai.[5]

Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.

Đầu năm 2003, quận Hai Bà Trưng có 25 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.

Tháng 1 năm 2004, 5 phường: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ chuyển sang trực thuộc quận Hoàng Mai

Đến cuối năm 2019, quận Hai Bà Trưng có 20 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập phường Bùi Thị Xuân và một phần diện tích và dân số của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Nguyễn Du; sáp nhập phần còn lại của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Phạm Đình Hổ.

Quận Hai Bà Trưng có 18 phường như hiện nay.

Cát Linh
Hàng Bột
Khâm Thiên
Khương Thượng
Kim Liên
Láng Hạ
Láng Thượng
Nam Đồng
Ngã Tư Sở
Ô Chợ Dừa
Phương Liên
Phương Mai
Quang Trung
Quốc Tử Giám
Thịnh Quang
Thổ Quan
Trung Liệt
Trung Phụng
Trung Tự
Văn Chương
50.360
Văn Miếu

Biên tập: 36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác