HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Ảnh xưa
Công trình xưa
Cuộc sống xưa
Cửa hàng xưa
Phố xưa
Đọc ảnh cùng Dương Trung Quốc
Phố: dài 620m; từ đầu phố Tràng Tiền, phía sau Nhà hát Lớn, đến phố Đinh Công Tráng, qua bản doanh của Quân khu Thủ đô.
Đầu thế kỷ XIX, phố này là nơi bán các loại sơn sống (sơn giọi, sơn thịt, sơn hòm…) vì vậy mà có tên là phố Hàng Sơn. Thời Pháp thuộc gọi là phố Rue de la Laque (phố Hàng Sơn), năm 1945 đổi thành phố Chả Cá và giữ nguyên tên phố này cho đến nay.
Phố Cầu Gỗ dài khoảng 250m, thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố có hướng Đông-Tây, nối từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai, cắt ngang phố Nguyễn Hữu Huân, phố Hàng Bè và qua ngã ba các phố: Hàng Dầu, Hồ Hoàn Kiếm, Đinh Liệt, Hàng Đào.
Phố Cao Thắng mang tên một liệt sĩ Cần Vương được coi như ông tổ súng trường Việt Nam. Phố dài 150m, đi từ phố Trần Nhật Duật tới phố Nguyễn Thiện Thuật theo hướng đông-tây, nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; cách Hồ Gươm chừng 900m về hướng bắc.
Nằm ngay phía bắc Hồ Gươm, dài khoảng 260m, chạy dài theo hướng bắc – nam, phố Hàng Đào (Rue de la Soie) được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Phía Nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sát bờ hồ Hoàn Kiếm. Đầu phía bắc là phố Hàng Ngang.
Trận Hà Nội đông xuân 1946-47 là sự kiện khởi động Chiến tranh Đông Dương giữa các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) và tập đoàn quân viễn chinh Pháp từ đêm 19 tháng 12 năm 1946 đến trưa 18 tháng 2 năm 1947, sau đây là bộ sưu tập đường phố Hà Nội những giai đoạn này.
Phố Hà Trung dài 206 mét, đi từ ngõ Trạm – phố Hàng Da đến phố Phùng Hưng. Nối phố Nguyễn Quang Bích với phố Trần Phú. Nay thuộc phường Hàng Bông quận Hoàn Kiếm. Đây nguyên là đất của thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương xưa.
Theo các tư liệu cũ, dân bán hàng trên phố Bát Sứ đa số gốc Tả Thanh Oai, Cự Đà, Khúc Thủy (Hà Tây cũ). Hàng hóa đa phần lớn buôn lại hàng Trung Quốc như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa, ấm chén...
Nằm ở phía Đông thành Hà Nội, phố Tạ Hiện thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, là một khu phố cổ. Thời Pháp thuộc, phố này có tên gọi là Rue Géraud. Từ năm 1945, phố mang tên chí sĩ Tạ Hiện, một trong các thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp.
Hàng Da (Rue des Cuirs) là một đường phố không dài chưa đến hai trăm rưởi mét, và là một trong năm đường phố đổ về chợ Hàng Da, một đầu thông sang Hàng Bông và thẳng sang phố Quán Sứ.