Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội

Thứ 6, 10/05/2024, 10:00 (GMT+7)

Chia sẻ

Nơi khu vực trung tâm của khu phố cổ Hà Nội cũng là trung tâm du lịch, văn hóa, giao lưu. Nhưng không ít người, cả du khách và dân cư Hà Nội, chỉ biết đến lịch sử Phố cổ một cách khá sơ sài. Trung tâm Giao lưu Văn Hóa cho ta thấy được tiến trình đô thị hóa qua từng thời kì của khu phố giàu lịch sử này, và hơn thế nữa, nhắc ta nhớ rằng ta phải trân trọng và bảo vệ nó trước áp lực thương mại hóa, bê tông hóa hiện nay.

1. Vị trí


Phố Đào Duy Từ




Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ hiện ở số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo lịch sử còn lưu lại, số nhà 50 phố Đào Duy Từ từng là nền cũ của rạp hát Sán Nhân Đài, sau đổi tên là Lạc Việt, rồi Hiệp Thành (được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20).

Thời kỳ đầu rạp nổi tiếng với các vở diễn chèo, tuồng cổ là một trong hai rạp lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Sau cách mạng, các gánh chèo ít hoạt động, rồi sớm suy tàn do không cạnh tranh bởi những loại hình giải trí mới hấp dẫn hơn. Dần dần, nơi đây trở thành nơi ăn ở, sinh hoạt của nhiều hộ gia đình trong ngôi nhà ọp ẹp, cũ nát.

Năm 1989, sau một vụ hỏa hoạn số nhà 50 bị phá hủy gần hết. 

Năm 2013, UBND quận Hoàn Kiếm đã lập dự án đầu tư hơn 60 tỷ đồng để di dời 33 hộ dân ở trong "khu nhà cháy" về nơi ở mới. Đồng thời hợp tác với các chuyên gia đến từ Toulouse (Pháp) để xây dựng nên Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ với mục tiêu quảng bá các giá trị di sản.

2. Công trình đã được hoàn thành vào tháng 6/2014. 

Trung tâm nằm trên diện tích 458m2, có tổng diện tích sàn là 1265m2 và nằm trong khu dân cư phố cổ Hà Nội. Khi thực hiện xây dựng Trung tâm, các chuyên gia kiến trúc của Pháp và Việt Nam vẫn tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về bảo tồn, giữ lại đường nét hình dáng của công trình cũ thể hiện trên vật liệu mới. Vì thế công trình vẫn tái hiện lại kiến trúc nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội.

Tầng 1




Tầng 2






Tầng 3




3. Tiến trình triển khai dự án Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội 

"Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội nằm trên diện tích 458m2, có tổng diện tích sàn là 1265m2 và nằm trong khu dân cư phố cổ Hà Nội. Khi thực hiện xây dựng Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, các chuyên gia kiến trúc của Pháp và Việt Nam vẫn tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về bảo tồn, giữ lại đường nét hình dáng của công trình cũ thể hiện trên vật liệu mới. Vì thế công trình vẫn tái hiện lại kiến trúc nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội.

Nhận xét về thiết kế mới của Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, "Thực tế, việc bảo tồn với tư duy uyển chuyển, linh hoạt như vậy khá phổ biến tại các nước phát triển, chúng ta hoàn toàn có thể vừa lưu giữ những tư liệu về một phố cổ Hà Nội trong quá khứ, vừa nghiên cứu tìm ra những phương án bảo tồn hợp lý, mang dấu ấn của nhịp sống hiện đại như trường hợp này".

KTS Nguyễn Hoàng Long (Viện Quy hoạch Kiến trúc đô thị và nông thôn), người tham gia lập đồ án bảo tồn Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, cho biết: "Khi thực hiện dự án, chúng tôi đã thuyết phục các chuyên gia bảo tồn khá lâu để đạt được sự đồng thuận về kiến trúc này. Sự thực, biến dạng theo thời gian, không tài liệu nào lưu giữ được kiến trúc nguyên bản của rạp Lạc Việt trong lịch sử, nên việc phục dựng hệt như cũ là bất khả thi" - Kiến trúc mới vừa đảm bảo được công năng sử dụng của Trung tâm, vừa gợi sự kết nối với quá khứ nhưng vẫn tránh được lối mòn theo kiểu... giả cổ đầy cứng nhắc".

Điểm nổi bật về kiến trúc của Trung tâm mới chính là hình dáng tương đối trẻ trung và hiện đại. Với hệ thống cột và khung kính trên cao, kiến trúc này được coi là mô phỏng lại hình dáng nhà ống trong phố cổ Hà Nội, với các sân trong, cây xanh và những giếng trời lấy ánh sáng từ 2 đầu để tạo sự thông thoáng. Ở phía dưới, duy nhất một bức tường rộng chừng 10 m2 – còn sót lại từ rạp Lạc Việt cũ- được bảo tồn và gắn liền với kiến trúc chung để trở thành một phần tường ngoài của tòa nhà.

Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội được xây dựng lại gồm 3 tầng và 1 tầng bán hầm. Tầng hầm được bố trí là nơi triển lãm các dự án trùng tu, bảo tồn các di sản vật thể trong khu phố cổ Hà Nội. Tầng 1, là nơi tổ chức các triển lãm định kỳ, kết hợp không gian đọc sách, tra cứu. Tầng 2, là nơi tổ chức triển lãm cố định, giới thiệu lịch sử hình hành, văn hóa của khu phố cổ Hà Nội. Tầng 3 sẽ phù hợp tổ chức hội thảo, giao lưu biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nước." .... Nguồn.

4. Phố Đào Duy Từ

5. Ngõ Đào Duy Từ

6. Tư vấn du lịch Hà Nội

. ... (Đang cập nhật)


Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng

trong Khu phố Cổ Hà Nội.

Đình Đồng Môn  |  Đình Thanh Hà  |  Đình và Chùa Nghĩa Lập  |  Đền và Miếu Nghĩa Lập  |  Chùa quán Huyền Thiên  |  Đền Bà Móc  |  Di tích cách mạng  |  Di tích cách mạng  |  Đình Phương Trung  |  Cổng Ô Quan Chưởng  |  Đền Hội Thống  |  Đình Phúc Lâm  |  Đình Nguyên Khiết Hạ  |  Di tích Cách mạng  |  Di tích Cách mạng  |  Đình Đồng Xuân  |  Đền thờ Đạo Hồi (Chùa Tây Đen)  |  Đình Phủ Từ  |  Đình Ngũ Giáp  |  Đền Tam Phủ  |  Chùa Vĩnh Trù  |  Đình An Phú  |  Chùa Pháp Bảo Tạng  |  Di tích Cách mạng trước năm 1945  |  Di tích Cách mạng 1936 1940  |  Di tích Cách mạng  |  Đền Bạch Mã  Đình Quan Đế  |  Di tích cách mạng  |  Đình Tử Dương  |  Đình Phương Đình (Trường Phương Đình)  |  Đền Cổ Lương  |  Miếu Cổ Lương  |  Đình Đông Thái  |  Đền Hương Nghĩa  |  Đình Hương Bài  |  Đền Hương Tượng  |  Đình Ưu Nghĩa  |  Đình Hàng Giầy  |  Miếu Sầm Công  |  Đình Phúc Lộc  |  Đền Nội Miếu  |  Đền Tiên Hạ  |  Đình Phất Lộc  |  Đình Đại Lợi  Đình Trung Yên (Đình Ngũ Hầu)  |  Đền Ngũ hầu  |  Đình Thọ Nam  |  Di tích Cách mạng  |  Đình Nhiễm Thượng  |  Di tích Cách mạng  |  Đền Nhiễm Hạ  Đền Dũng Thọ  |  Đình Kim Ngân  |  Đình Trương Thị  |  Đình Dũng Hãn  |  Rạp Tố Như  |  Di tích cách mạng  |  Đền Hương Thượng  |  Đền Đồng Thuận  |  Đình Đồng Thuận  |  Đình Đồng Môn  |  Đền Xuân Yên  |  Đền Xuân Yên  |  Trường Đông Kinh Nghĩa Thục  |  Đình Miếu Đồng Lạc  |  Đình Hàng Đào  |  Đình Hoa Lộc Thị  |  Đình Diên Hưng  |  Di tích Cách mạng  |  Đình Vĩnh Hạnh  |  Chùa Cầu Đông  |  Đình Đức Môn  |  Đình Lò Rèn  |  Đình Đông Thành  |  Đình Tân Khai  |  Chùa Thái Cám  |  Đền Nhân Nội  |  Đình Nhân Nội  |  Đình Yên Thái  |  Tú Đình Thị  |  Đình Phúc Hậu  |  Đình Hà Vĩ  |  Đình Cổ Vũ Đông (Đình Hàng Ốc)  |  Đền Tô Tịch  |  Đình Hàng Quạt  |  Đền Thuận Mỹ (Đền Dâu)  |  Đình Thuận Mỹ  |  Đình Hàng Thiếc  |  Miếu Hai Cô  |  Đình Yên Nội  |  Đình Đông Hà  |  Di tích Cách mạng  |  Di tích cách mạng  |  Đền Tam Khánh  |  Đình Lương Ngọc  |  Đình Kim Hội  |  Đình và Đền Thiên Tiên  |  Đền Vọng Tiên  |  Đình Đông Mỹ  |  Đền Hội Vũ  |  Trường tư thục Thăng Long  |  Đền Hỏa Thần  |  Chùa Kim Cổ  |  Đình Yên Nội (An Nội)  |  Đình Vũ Du  |  Di tích cách mạng năm 1937  |  Di tích cách mạng năm 1937  |  Di tích cách mạng năm 1936 1937  |  Di tích cách mạng năm 1936  |  Di tích kháng chiến chống Pháp  |  Đình Đền Trang Lâu  |  Đình Đông Yên  |  Đình Mỹ Lộc  |  Đình Thanh Yên  |  Đền Cây Xanh (Cây Si)  |  Đình Cổ Tân  |  Chùa Phúc Long  |  Di tích cách mạng  |  Di tích cách mạng

Xem trên bản đồ mục: Di tích khu phố cổ Hà Nội


36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác