Toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long

Thứ 7, 02/12/2023, 00:25 (GMT+7)

Chia sẻ

Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城Thăng Long hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. ✰ Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều. ✰ Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và cột cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng. Nguồn:fb France Indochine

 Toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long
Toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long

 Họa đồ mô phỏng vị trí di tích trên bản đồ Hoàng thành
Họa đồ mô phỏng vị trí di tích trên bản đồ Hoàng thành

 Họa đồ mô phỏng vị trí di tích trên bản đồ Hoàng thành
Họa đồ mô phỏng vị trí di tích trên bản đồ Hoàng thành

 Góc nhìn cận cảnh Cột cờ và cửa Tây nam
Góc nhìn cận cảnh Cột cờ và cửa Tây nam

 Góc nhìn cận cảnh Đoan Môn và cửa Tây.
Góc nhìn cận cảnh Đoan Môn và cửa Tây.

 Nền Điện Kính Thiên và cửa Hành Cung
Nền Điện Kính Thiên và cửa Hành Cung

 Hậu Lâu
Hậu Lâu

 ĐOAN MÔN ” Trong bức hình là Đoan Môn khi bị Pháp chiếm đóng đã cải tạo thêm nhiều lán và hiên nhô ra phục vụ cho quân đội khoảng những năm 1885 – 1889 ” Đoan Môn (端門) là cửa chính phía Nam, lối chính dẫn vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng ( thế kỷ 17-18 ) và tu bổ sửa sang vào thời nhà Nguyễn. Đoan Môn xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành. Vật liệu chủ yếu là đá và gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê. Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa Đoan Môn hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần. Theo hướng Bắc Nam, con đường được dự đoán còn kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường đi từ Đoan Môn đến điện Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần còn có những viên gạch thời Lý được dùng lại. Như vậy kết quả khảo cổ học tại Đoan Mộn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.
ĐOAN MÔN ” Trong bức hình là Đoan Môn khi bị Pháp chiếm đóng đã cải tạo thêm nhiều lán và hiên nhô ra phục vụ cho quân đội khoảng những năm 1885 – 1889 ” Đoan Môn (端門) là cửa chính phía Nam, lối chính dẫn vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng ( thế kỷ 17-18 ) và tu bổ sửa sang vào thời nhà Nguyễn. Đoan Môn xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành. Vật liệu chủ yếu là đá và gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê. Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa Đoan Môn hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần. Theo hướng Bắc Nam, con đường được dự đoán còn kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường đi từ Đoan Môn đến điện Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần còn có những viên gạch thời Lý được dùng lại. Như vậy kết quả khảo cổ học tại Đoan Mộn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.

 VỊ TRÍ NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN VÀ KHU HÀNH CUNG NHÀ NGUYỄN ” Bức hình được chụp trong khoảng năm 1886 – 1887. Vẫn còn nguyên vẹn thềm đá, đôi rồng và khu hành cung để vua, quan nhà Nguyễn sử dụng mỗi khi đi Bắc tuần ” – – – Đây là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Điện Kính Thiên – cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Lấy Càn Nguyên đặt tên cho điện coi chầu, Lý Thái Tổ đã chọn đúng trung tâm của trời đất đặt ngai vàng để trị nước. Sau các vua nhà Lý, các vua nhà Trần, nhà Lê đã cho xây dựng hệ thống thành lũy tại đây. Khu vực quan trọng là Cấm Thành (hay Long Thành, Long Phượng Thành) trong thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Trung tâm là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý – Trần, điện Kính Thiên thời Lê. Từ năm 1788, khi Vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân – Huế và sau đó nhà Nguyễn (1802 – 1945 ) cũng định đô tại đây thì thành Thăng Long trở thành trụ sở của Trấn Bắc Thành. Năm 1805, Vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”. Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm 1831, khi Vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, thành lập các tỉnh trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Nội, Thành Hà Nội là trụ sở của tỉnh Hà Nội.
VỊ TRÍ NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN VÀ KHU HÀNH CUNG NHÀ NGUYỄN ” Bức hình được chụp trong khoảng năm 1886 – 1887. Vẫn còn nguyên vẹn thềm đá, đôi rồng và khu hành cung để vua, quan nhà Nguyễn sử dụng mỗi khi đi Bắc tuần ” – – – Đây là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Điện Kính Thiên – cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Lấy Càn Nguyên đặt tên cho điện coi chầu, Lý Thái Tổ đã chọn đúng trung tâm của trời đất đặt ngai vàng để trị nước. Sau các vua nhà Lý, các vua nhà Trần, nhà Lê đã cho xây dựng hệ thống thành lũy tại đây. Khu vực quan trọng là Cấm Thành (hay Long Thành, Long Phượng Thành) trong thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Trung tâm là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý – Trần, điện Kính Thiên thời Lê. Từ năm 1788, khi Vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân – Huế và sau đó nhà Nguyễn (1802 – 1945 ) cũng định đô tại đây thì thành Thăng Long trở thành trụ sở của Trấn Bắc Thành. Năm 1805, Vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”. Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm 1831, khi Vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, thành lập các tỉnh trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Nội, Thành Hà Nội là trụ sở của tỉnh Hà Nội.

 Pháp phá bỏ hành cung nhà Nguyễn trên nền Điện Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.
Pháp phá bỏ hành cung nhà Nguyễn trên nền Điện Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. 

 CỬA HÀNH CUNG PHÍA ĐÔNG Đây cũng là cửa chính đi vào trụ sở pháo binh của quân đội Pháp khi chiếm đóng trong thành
CỬA HÀNH CUNG PHÍA ĐÔNG Đây cũng là cửa chính đi vào trụ sở pháo binh của quân đội Pháp khi chiếm đóng trong thành

 Trong hình là đôi rồng đá và cửa hành cung phía đông. Bức tường chắn đã được dỡ bỏ, người Pháp cho xây thêm 2 tầng mái phía trên cửa để gắn thêm cái đồng hồ.
Trong hình là đôi rồng đá và cửa hành cung phía đông. Bức tường chắn đã được dỡ bỏ, người Pháp cho xây thêm 2 tầng mái phía trên cửa để gắn thêm cái đồng hồ.

 Cửa hành cung trong Hoàng thành.
Cửa hành cung trong Hoàng thành.

 HẬU LÂU – TĨNH BẮC LÂU Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội thời Nguyễn. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói. Người Pháp gọi Hậu Lâu là Lầu Công chúa hay Pagode des Dames (Chùa các bà). Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay
 HẬU LÂU – TĨNH BẮC LÂU Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội thời Nguyễn. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói. Người Pháp gọi Hậu Lâu là Lầu Công chúa hay Pagode des Dames (Chùa các bà). Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay

 CỬA ĐÔNG
 CỬA ĐÔNG

 CỬA ĐÔNG Phía sau là dãy nhà của quân đội Pháp xây dựng trong Hoàng thành. Do đây là cửa tiếp giáp gần nhất với khu dân cư và trại lính nên thực dân pháp đã cải tạo thêm hiên mái phía trên cửa để thuận tiên hoạt động canh gác và kiểm soát xung quanh. So với các cửa khác thì cửa Đông có mật độ giao thông qua lại ra vào thành cao hơn hẳn so với những cửa còn lại.
CỬA ĐÔNG Phía sau là dãy nhà của quân đội Pháp xây dựng trong Hoàng thành. Do đây là cửa tiếp giáp gần nhất với khu dân cư và trại lính nên thực dân pháp đã cải tạo thêm hiên mái phía trên cửa để thuận tiên hoạt động canh gác và kiểm soát xung quanh. So với các cửa khác thì cửa Đông có mật độ giao thông qua lại ra vào thành cao hơn hẳn so với những cửa còn lại.

 Toàn cảnh khu doanh trại pháo binh Pháp trong Hoàng thành Thăng Long phía bên trái ảnh và cửa Đông tiếp giáp với khu dân cư đông đúc.
Toàn cảnh khu doanh trại pháo binh Pháp trong Hoàng thành Thăng Long phía bên trái ảnh và cửa Đông tiếp giáp với khu dân cư đông đúc.

 Khu doanh trại pháo binh Pháp trong Hoàng thành Thăng Long phía bên trái ảnh và cửa Đông
Khu doanh trại pháo binh Pháp trong Hoàng thành Thăng Long phía bên trái ảnh và cửa Đông

 Dãy nhà thuộc doanh trại pháo binh Pháp.
Dãy nhà thuộc doanh trại pháo binh Pháp.

 Xe cơ giới vận chuyển pháo và lính trong sân doanh trại.
Xe cơ giới vận chuyển pháo và lính trong sân doanh trại.

 Xe thiết giáp quân đội viễn chinh Pháp.
Xe thiết giáp quân đội viễn chinh Pháp.

 CỬA BẮC Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m. Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Nước mưa trên vọng lâu được dẫn thoát xuống dưới qua hai ống máng bằng đá. Đứng trên cổng thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ dàng quan sát di – biến trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh gác. Phía bắc trán cửa có gắn tấm biển, ở giữa khắc nổi ba chữ Hán “Chính Bắc Môn” (正北門). Riềm cửa gắn biển đá trang trí nổi hoa dây. Bên cạnh phía phải gắn một tấm biển đá khắc ngày 25 tháng 4 1882, đánh dấu ngày quân Pháp khai hỏa, bắn vào thành và chiếm lấy thủ phủ xứ Bắc Kỳ. Tường cửa còn nguyên dấu đạn pháo của quân xâm lăng. Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội – Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp.
 CỬA BẮC Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m. Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Nước mưa trên vọng lâu được dẫn thoát xuống dưới qua hai ống máng bằng đá. Đứng trên cổng thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ dàng quan sát di – biến trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh gác. Phía bắc trán cửa có gắn tấm biển, ở giữa khắc nổi ba chữ Hán “Chính Bắc Môn” (正北門). Riềm cửa gắn biển đá trang trí nổi hoa dây. Bên cạnh phía phải gắn một tấm biển đá khắc ngày 25 tháng 4 1882, đánh dấu ngày quân Pháp khai hỏa, bắn vào thành và chiếm lấy thủ phủ xứ Bắc Kỳ. Tường cửa còn nguyên dấu đạn pháo của quân xâm lăng. Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội – Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp. 

 CỘT CỜ Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố. Cột cờ Hà Nội ngày nay nằm bên đường Điện Biên Phủ, với những cây xà cừ cổ thụ mọc xung quanh và dưới chân là một vườn nhãn um tùm. Nhưng trong một bức ảnh được chụp vào năm 1890 bởi Louis Sadoul, một sĩ quan quân y Pháp, khu vực vườn hoa Tượng đài Lênin dưới chân cột cờ ngày nay còn là hồ Voi vì là nơi tắm voi của triều đình nhà Nguyễn. Còn các rặng cây cổ thụ ngày nay khi đó còn chưa được trồng. Trong ảnh, còn có thể thấy quân Pháp đã dựng doanh trại bán kiên cố trên các vòng thành của Cột cờ để đóng quân. Cũng trong thời kỳ này, Cột cờ Hà Nội còn được quân Pháp dùng để làm đài quan sát.
CỘT CỜ Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố. Cột cờ Hà Nội ngày nay nằm bên đường Điện Biên Phủ, với những cây xà cừ cổ thụ mọc xung quanh và dưới chân là một vườn nhãn um tùm. Nhưng trong một bức ảnh được chụp vào năm 1890 bởi Louis Sadoul, một sĩ quan quân y Pháp, khu vực vườn hoa Tượng đài Lênin dưới chân cột cờ ngày nay còn là hồ Voi vì là nơi tắm voi của triều đình nhà Nguyễn. Còn các rặng cây cổ thụ ngày nay khi đó còn chưa được trồng. Trong ảnh, còn có thể thấy quân Pháp đã dựng doanh trại bán kiên cố trên các vòng thành của Cột cờ để đóng quân. Cũng trong thời kỳ này, Cột cờ Hà Nội còn được quân Pháp dùng để làm đài quan sát.

 Chuồng nuôi chim trên cột cờ.
Chuồng nuôi chim trên cột cờ.

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác