Tên một phố dài 860 đi từ ngã tư Bà Triệu đến phố Cửa Nam, nối tiếp phố Hàng Khay, cắt phố Quang Trung, cắt ngã tư Phủ Doãn – Triệu Quốc Đạt, cắt phố Quán Sứ, cắt ngã năm Phan Bội Châu – Thợ Nhuộm, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Tràng Thi (Rue du Camp des Lettes). Một thời gian sau đổi là phố Boócđơ (Rue Borgnis Desbordes). Sau năm 1945, phố được gọi là Tràng Thi. Đến năm 1951, đổi thành phố Mỹ Quốc nhưng sau năm 1945 tên phố được đổi lại như hiện nay.
Đây là một phố được xem như trục chính trong thành phố, nối từ Nhà Khách Chính Phủ (Ngô Quyền – Lê Thạch) đến Phủ Chủ tịch (qua Ngô Quyền – Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi – Cửa Nam – Điện Biên – Ba Đình – Hoàng Văn Thụ). Trên đường này có Nhà máy xe đạp Thống Nhất. Đoạn giữa có Bệnh viện Việt – Đức và Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Cuối phố, bên phía Bắc, là Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Vũ Thạch, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), thôn Lưu Truyền và Anh Mỹ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương. Đoạn nằm giữa phố Quang Trung và Phủ Doãn ngày xưa là nơi thi Hương, nên phố được gọi là Tràng Thi. Ở đây là nơi sĩ tử của các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đến thi Hương. Lúc đầu là một bãi đất, xung quanh rào tre nữa. Tới năm Thiệu Trị thứ 5 thì tường đã xây bằng gạch và trong có 21 toà đường viện (theo Đại Nam nhất thống trí). Các toà đường viện này là nơi của các Khảo quan, còn sĩ tử thì vẫn ở bãi trống chia làm 4 vi (4 khu vực), mỗi vi dành cho một số tỉnh. Cứ 3 năm tổ chức một lần, thời gian trống giữa các kỳ thi đất để cho dân cày cấy, trồng hoa màu. Khoa Thi Hương cuối cùng ở đây là năm 1879. Từ 1886 trở đi Tràng Thi Hà Nội bị bãi bỏ và đem tập trung về Nam Định. (“…Trường Nam thi lẫn với Trường Hà…” như nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến. Tú Xương thời bấy giờ miêu tả).
Trích Từ điển đường phố Hà Nội
Một số hình ảnh:
Bót Hàng Trống cạnh Hồ Gươm, góc phố Tràng Thi – Lê Thái Tổ
HANOI – Rue Jules Ferry – Phố Hàng Trống
HANOI – Rue Jules Ferry – Phố Hàng Trống
Người bán giỏ trước cửa Ty cảnh sát thành phố
Ty Cảnh Binh hay bót Hàng Trống
Ty Cảnh Binh hay bót Hàng Trống theo cách gọi dân dã, nằm bên bờ hồ Gươm-1950
Đầu phố Tràng Thi.-1950, nhìn ra phố Quang Trung (vườn hoa nhỏ Tràng Thi)
Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội 1940.
Các tiệm cà phê này tập trung nhiều ở phố Hàng Khảm (nay là phố Tràng Thi)
Hanoï. Hôpital indigène (du Protectorat) 1921-35 (Bệnh viện Bảo hộ của dân bản xứ)
Phòng Thương -mại và Nông- nghiệp Hà nội nay là thư viện Quốc Gia Hà Nội
Hanoï. Institut du radium 1921-35
Nhà số 22 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội (nhìn ra phố Phủ Doãn)
Một căn nhà trên phố Tràng Thi
Một căn nhà trên phố Tràng Thi
Cửa hàng cắt tóc Mậu Dịch (số 6 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Bình luận của bạn