Phố Lương Văn Can Xưa

Thứ 3, 05/12/2023, 18:42 (GMT+7)

Chia sẻ

Nguyễn Vinh Phúc

I/ Vị trí

Phố Lương Văn Can dài 300 mét, đi từ phố Hàng Bồ đến phố Lê Thái Tổ. Đây nguyên là địa phận thôn Tố Tích và thôn Yên Hoa, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương xưa. Tới giữa thế kỉ XIX thôn Yên Hoa hợp với thôn Xuân Hoa thành thời Xuân Yên, và tổng Tiến Túc cũng đã đổi là tổng Thuận Mĩ.

Hiện nay còn đền Xuân Yên ở nhà số 6-A phố này (đền thôn Yên Hoa cũ), thờ Nguyên quận phu nhân (có thể là vợ Phạm Ngũ Lão.

Phố Lương Văn Can năm 190x. Ảnh sưu tầm.

 Phố Lương Văn Can năm 190x. Ảnh sưu tầm.

Thời Pháp thuộc, đây là phố Lê Quý Đôn. Tên gọi như hiện nay có từ đầu tháng 8 năm 1945.

 Nguyên trước năm 1925, ở Hà Nội có phố Hàng Quạt bắt đầu từ ngã tư Hàng Bồ chạy xuôi đến của rạp chiếu bóng Ciné Tonkinois (nay là trụ sở Đoàn ca múa Thắng Long), thì bẻ quặt theo thước thợ nối vào phố
Nguyên trước năm 1925, ở Hà Nội có phố Hàng Quạt bắt đầu từ ngã tư Hàng Bồ chạy xuôi đến của rạp chiếu bóng Ciné Tonkinois (nay là trụ sở Đoàn ca múa Thắng Long), thì bẻ quặt theo thước thợ nối vào phố Hàng Quạt hiện nay. Phải bẻ quặt như vậy vì ở chỗ góc phố đó có một ngôi nhà chắn ngang. Năm 1925 mới phá bỏ nhà đó, mở thông một phố mới ra Hàng Gai, và thế là từ ngã tư Hàng Bồ chạy xuôi xuyên qua Hàng Gai đến Bờ Hồ được đặt tên là phố Lê Quý Đôn. Còn cái tên cũ phố Hàng Quạt thì chỉ còn dành cho đoạn từ ngã ba Lê Quý Đôn (tức nay là Lương Văn Can) chạy ngang sang Hàng Nón như ta thấy ngày nay.


Đoạn đầu phố giáp Hàng Bồ vốn là nơi bán các loại quạt giấy, quạt nan, quạt lông. Do ở đằng sau phố Hàng Đào nên có nhiều cửa hàng thợ may khâu tay các thứ áo đơn, áo kép, áo bông của phụ nữ.

Phố Lương Văn Can năm 1915. (Nhìn từ phố Hàng Bồ) Ảnh màu : Léon Busy.

 Phố Lương Văn Can năm 1915. (Nhìn từ phố Hàng Bồ) Ảnh màu : Léon Busy.

Phố Lương Văn Can năm 1952. Ảnh sưu tầm.

 Phố Lương Văn Can năm 1952. Ảnh sưu tầm.

Từ giữa phố trở đi, khu vực nay là các nhà số 6 đến số 18 là nhà của ông Thông Sáng. Ông đã lập nên một rạp hát tuồng đầu tiên ở Hà Nội, gọi là rạp Thông Sáng, với cái tên “Kinh Kì Hí Viện”. Đối diện với rạp Thông Sáng là rạp hát thứ hai tên là Năm Chăn ra đời khoảng năm 1920. Sau rạp Năm Chăn trở thành rạp chiếu bóng Ciné Tonkinois, nay là trụ sở rap Đoàn Ca múa Thăng Long như đã nói ở trên.

II/ Tiểu sử nhân vật

Lương Văn Can (1854 – 1927) người làng Nhị Khê, nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông đỗ cử nhân năm 1879, không ra làm quan, ở nhà dạy học.

Năm 1907 ông tham gia sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, một cơ sở giáo dục – văn hoá kiểu mới, ở thời đó, chủ đích là khêu gợi lòng yêu nước của người học. Trường này còn in nhiều sách cổ vũ đổi mới tư duy, khai mở dân trí, hưng khởi dân trí, nhưng chỉ hoạt động được 9 tháng thì bị chính quyền thực dân đóng cửa.

Năm 1908 ông bị bắt đày đi Côn Đảo, rồi đến năm 1913 bị an trí ở Nông Pênh (Cămpuchia), đến năm 1921 ông được trả tự do. Ông mất tại nhà số 4 phố Hàng Đào ngày 12/06/1927.

( Trần Quang Dũng trích sách PHỐ VÀ ĐƯỜNG HÀ NỘI – Nhà xuất bản Giao thông Vận tải năm 2004)

Một số hình ảnh xưa

Khánh thành năm 1922 ở số nhà 33 Hàng Quạt (nay là phố Lương Văn Can).Trước ngày tiếp quản có tên là Cinema Moderne,có thời gian đổi tên là Thái Bình Dương,rồi Thủ Đô.Nay là trụ sở đoàn ca múa Thăng Long. Tại đây vào năm 1928 lần đầu tiên chiếu một bộ phim có đường tiếng(sonor).

Khánh thành năm 1922 ở số nhà 33 Hàng Quạt (nay là phố Lương Văn Can).Trước ngày tiếp quản có tên là Cinema Moderne,có thời gian đổi tên là Thái Bình Dương,rồi Thủ Đô.Nay là trụ sở đoàn ca múa Thăng Long. Tại đây vào năm 1928 lần đầu tiên chiếu một bộ phim có đường tiếng(sonor).

Một độc giả cho biết, đây là phố Lê Quý Đôn (nay là phố Lương Văn Can) cuối năm 1945, đoạn góc LVC-Hàng Gai

Một độc giả cho biết, đây là phố Lê Quý Đôn (nay là phố Lương Văn Can) cuối năm 1945, đoạn góc Lương Văn Can-Hàng Gai

Hàng Gai – Lương Văn Can.

Hàng Gai – Lương Văn Can.

Ngã ba Lương văn Can, Lê Thái Tổ. Dù giáp Tết Bính Dần (1986) nhưng khá vắng vẻ. ảnh: Reisen (Đức)

Ngã ba Lương văn Can, Lê Thái Tổ.
Dù giáp Tết Bính Dần (1986) nhưng khá vắng vẻ. ảnh: Reisen (Đức)

Cửa hàng bán giấy đầu Lương Văn Can 1992

Cửa hàng bán giấy đầu Lương Văn Can 1992

Cuối thời bao cấp chuyển sang thời mở cửa

“Nhà mỏng” đã có từ khá lâu

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác