Hàng Muối là một con phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội, dài 190m đi từ phố Hàng Mắm, chỗ nối với phố Hàng Bạc ở chạc ba Mã Mây đến chỗ giao lộ gặp đường Trần Nhật Duật, tại chạc ba gặp đoạn cuối phố Nguyễn Hữu Huân.
Phố Hàng Muối là đất thôn Thanh Yên ra cửa ô Ưu Nghĩa, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương cũ, hiện nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Hàng Muối là một phố nhỏ, hẹp vào giữa hai đường phố lớn, một bên là phố Bờ Sông (Trần Quang Khải) một bên là phố Bắc Ninh (nay là Nguyễn Hữu Huân).
Xem thêm: Muối từng là mặt hàng quan trọng ở Hà Nội
Tên dân gian xưa đoạn đầu còn gọi phố Hàng Trứng (khác với ngõ Hàng Trứng nay là phố Đông Thái).
Thời pháp thuộc là phố Hàng Mắm (rue de la Saumure).
Cho dù được gọi là Hàng Muối nhưng trong phố không có cửa hàng nào buôn bán muối mà chỉ có mấy gia đình làm nghề buôn muối. Muối bán buôn cho các lái buôn các tỉnh và bán lẻ tại các chợ.
Những năm thập niên cuối thế kỷ 19, Hàng Muối cũng như Bờ Sông, quãng này còn là đất làng cũ ven đê. Khi thành đường phố thì bên phía đông mặt đường, dãy số lẻ, khoảng cách với Bờ Sông rất ngắn nên có nhiều ngôi nhà thông cả sang hai bên phố Hàng Muối và Bờ Sông (nay là đường Trần Nhật Duật).
Phố hàng Muối trước năm 1955 (Nguyễn Văn Uẩn)
Hàng Muối là một phố nhỏ, kẹp vào giữa hai đường phố lớn. Một bên là Quai Clémenceau (nay là phố Trần Nhật Duật), một bên là phố Bắc Ninh (nay là phố Nguyễn Hữu Huân). Đó là một đường phố có chiều dài 104 mét, đi từ phố Trần Nhật Duật – phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Hàng Mắm, với lòng đường cũng không rộng. Phố này vốn vắng vẻ, không có cửa hàng buôn bán, ít xe cộ và người qua lại.
Phố Hàng Muối năm 1950
Gọi là phố Hàng Muối, nhưng trong phố không bán muối, mà chỉ có mấy gia đình làm nghề buôn muối, cất của “nhà Đoan”. Kho chứa muối ở phố này rất ít mà ở mấy phố khác thì lại nhiều hơn : số 5 Hàng Mắm, số 4 Chợ Gạo, số 128 Trần Nhật Duật, số 8 Phất Lộc, … Muối bán buôn cho lái buôn các tỉnh và bán lẻ ở các chợ. Ở Hà Nội chỉ có mấy cửa hàng bán muối lẻ ở Hàng Chĩnh và Hàng Mắm, cùng bán với mắm tôm.
Cho đến những năm 189x, Hàng Muối cũng như Trần Nhật Duật quãng này, còn là đất làng cũ ven sông (thôn Trừng Thanh). Khi trở thành đường phố thì bên dãy nhà số lẻ, nhiều nhà thông cả sang Trần Nhật Duật.
HÀ NỘI NĂM 199x
Nhà số 28 phố Hàng Muối
Ảnh : William E. Crawford
Đàm Quốc Trung chụp từ một cuốn sách
Nhà ở phố Hàng Muối mới được xây dựng trong những năm đầu thế kỉ XX, trên những khoảng đất trống trông ra sông Hồng, nơi trước đó vẫn dùng để xếp gỗ và xẻ gỗ. Trong phố Hàng Muối vì thế lại có nhiều gia đình xuất thân là lái buôn gỗ, chủ xưởng gỗ. Họ có họ hàng hoặc thông gia với nhau …
(Trần Quang Dũng trích sách HÀ NỘI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX – Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995)
Về chú thích một tấm ảnh (Trần Quang Dũng)
Trong bộ 50 tấm ảnh chụp năm 1940 của Harrison Formant (nhiếp ảnh gia người Mỹ), tấm ảnh thứ 49 chú thích là phố Hàng Tre.Tuy nhiên, khi kết hợp với tấm ảnh thứ 50, ta sẽ thấy chú thích là “Phố Hàng Muối” mới chính xác.Cả hai tấm ảnh tác giả đều nhìn từ khu vực Cột Đồng hồ.Ảnh 1: Tấm ảnh thứ 49.Ảnh 2 : Tấm ảnh thứ 50.
Phố Hàng Muối năm 1940.
Ngôi nhà bên trái từng là Trụ sở Hãng tàu thủy Bạch Thái Bưởi (số 1 Hàng Muối và số 130 Trần Nhật Duật).
Ảnh : Harrison Formant.
Ngôi nhà góc phố Hàng Muối và phố Nguyễn Hữu Huân năm 1940.
Ảnh : Harrison Formant.
Khám phá phố Hàng Muối
Gọi là phố Hàng Muối nhưng thật ra trong phố không bán muối mà chỉ có mấy gia đình làm nghề buôn muối. Muối ở đây được các cửa hàng bán buôn cho các lái buôn các tỉnh và bán lẻ tại các chợ trên địa bàn Hà Nội.
Những ngôi nhà ở phố Hàng Muối được xây trong những năm đầu thế kỷ 20 trên những khoảng đất trống trông ra Sông Hồng, trước đó thường được dùng để xếp gỗ và xẻ gỗ vì thế mà trong phố Hàng Muối lại có nhiều gia đình xuất thân làm nghề lái buôn gỗ và chủ xưởng gỗ.
Dạo một vòng quanh khu phố Hàng Muối, thật khó để nói hết được những địa điểm ăn chơi thú vị trên khu phố này, nhưng quả thật là tiếc nếu như đến với phố Hàng Muối mà bạn lại không ghé qua quán phở Cường- quán phở nổi tiếng Hà Nội
Hàng phở với cái tên cực kì ngắn gọn, mà dễ thương mang tên Phở Cường là quán phở nổi tiếng nhất nhì khu phố cổ Hà Nội mà mỗi lần nói đến ai cũng đều biết đến. Quán phở này mở đã khá lâu và có tiếng, dù bất lợi vì là không gian nằm trọn trong khu phố cổ nên hơi chật trội nhưng bù lại quán lại rất sạch sẽ và đông khách. Nhân viên phục vụ lại nhiệt tình, nhanh nhẹn, không để khách phải chờ lâu nên được rất nhiều người yêu thích. Không phải mới chỉ vì thế mà quán trở nên nổi tiếng mà điều đặc biệt làm nên thương hiệu phở ở đây là nằm ở vị phở của quán, mang đậm hương vị phở truyền thống với bánh phở mỏng, thịt bò tái nhiều, phần thịt nạm thì được thái dày mình, không quá mỡ cũng không quá béo nên ăn vị rất ngon, và siêu nhiều hành tươi nên vị thơm của hành hoà quyện trong vị thơm của nước hầm xương tạo nên một thứ nước dùng đậm đà hương vị truyền thống.
Sẽ thật là thú vị nếu có cơ hội lang thang trong khu phố Hàng Muối, thử hết các món ngon ở đây cùng với những người bạn thân của mình, để rồi đâu đó trong kí ức lại trào dâng lên cái cảm xúc xưa cũ của một Hà Nội phố đã từng nổi tiếng một thời. Đến với Hà Nội, du khách hãy bỏ ra hẳn 1 ngày để dạo quanh những con phố nơi đây, để hòa mình vào với không khí kẻ chợ, hiểu thêm bản sắc, văn hóa con người Việt Nam.
Bình luận của bạn