Phố Hàng Bông xưa

Thứ 5, 15/02/2024, 14:29 (GMT+7)

Chia sẻ

Phố Hàng Bông hiện nay (Rue du Coton) là một phố nối phường Hàng Gai và phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, chạy từ ngã tư Hàng Bông-Hàng Gai-Hàng Trống-Hàng Hòm đến cửa ô Cửa Nam, dài 932 mét.

Phố Hàng Bông 1895-1896

 Phố Hàng Bông 1895-1896

Phố Hàng Bông trước 1902
 Phố Hàng Bông trước 1902

Phố Hàng Bông năm 1906
 Phố Hàng Bông năm 1906

Phố Hàng Bông Hà Nội năm 1906
 Phố Hàng Bông Hà Nội năm 1906

Phố Hàng Bông năm 1906
 Phố Hàng Bông năm 1906

BẢN ĐỒ HÀ NỘI – 1936
 BẢN ĐỒ HÀ NỘI – 1936 Hanoi Map; phố này rất nhiều đoạn phố gộp lại xem chú giải phía dưới, vòng tròn vàng cho thấy tại thời điểm này chính quyền Pháp cai trị đã dự định quy hoạch nút giao thông khu Cửa Nam nhưng chưa thực hiện được (đại lộ Phùng Hưng hiện nay đáng nhẽ ra được mở thẳng tiếp…)


Theo Wikipedia: Hàng Bông trước kia gồm nhiều đoạn phố, có tên riêng:

Góc Hàng Hài – Hàng Hòm thập niên 1900

Góc Hàng Hài – Hàng Hòm thập niên 1900

Hàng Hài, còn có tên gọi trong dân gian là Hàng Bông Hài ở trên đất thôn Cổ Vũ (thôn này từ giữa thế kỷ 19 hợp nhất với thôn Kim Bát thượng thành thôn Kim Cổ), đoạn từ phố Hàng Gai đến phố Hàng Mành: có những cửa hàng bán giày hài, nón, đồ thờ điện bằng giấy. Hài thật có đế bằng gỗ vông, mũi bằng lụa thêu kim tuyến. Hài giả bằng giấy ngũ sắc trang kim dùng cho việc thờ cúng.

Phố Hàng Hài thuộc thôn Kim Cổ, là đoạn đầu của phố Hàng Bông từ ngã tư giao với Hàng Hòm – Hàng Trống đến ngã tư Hàng Mành – Lý Quốc Sư. Chùa Kim Cổ ở 73 Đường Thành, Đình Kim Cổ ở 2 Hàng Hài ( trong hình). Phố này thời Pháp thuộc gọi là Hàng Hài vì có những cửa hàng làm và bán các loại hài. Nghề bán hài không phát đạt được, người Hà Nội không còn ai đi hài thì các chủ hiệu chuyển sang nghề buôn giấy là chính.

Hàng Bông Đệm trên đất thôn cũ Kim Bát Hạ, đoạn từ đầu Hàng Mành đến phố Hàng Da: có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Cả hai thôn Kim Bát thượng và hạ đều thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương; tới giữa thế kỷ 19, tổng này đổi thành Thuận Mỹ.

 Phố Hàng Bông (từ ngõ Tạm Thương đến phố Đường Thành)

Phố Hàng Bông (từ ngõ Tạm Thương đến phố Đường Thành) Năm 1952; Ảnh : Georges Azambre

Năm 1952; Ảnh : Georges Azambre

Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền, trên đất mấy thôn cũ Đông Mỹ – Thương Môn Đông Hạ, đoạn từ góc Hàng Da-Quán Sứ đến ngõ Hội Vũ, có ngôi miếu nhỏ thờ Cô Quyền, cạnh miếu có cây đa cũng gọi cây đa Cô Quyền hoặc cây đa Cửa Quyền, hiện ngôi miếu đã bị sét đánh đổ và cây đa bị đốn. Hiện có những cửa hàng cho thuê xe ô tô con tập trung ở đoạn phố này.

Phố Hàng Bông năm 193x – Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền

 Phố Hàng Bông năm 193x – Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền

Hàng Bông Lờ, từ ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam, đất thôn cũ Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau là Vĩnh Xương): bán các loại đó, đơm, lờ đánh cá. Xưa hơn nữa thì nơi đây chuyên nhuộm màu xanh nên có tên là phố Hàng Lam

Hàng Bông Thợ Nhuộm, gọi tắt là Hàng Bông Nhuộm, đoạn phố ngắn cuối phố Hàng Bông trông ra cạnh phía đông của vườn hoa Cửa Nam trên đất thôn cũ Đông Mỹ. Hồi đầu thế kỷ, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, Hải Hưng) có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.

Cửa hàng bán lọng trên phố Thợ Nhuộm năm 1896

 Cửa hàng bán lọng trên phố Thợ Nhuộm năm 1896

Phố Thợ Nhuộm, Ngõ Cấm Chỉ ( nay là Ngõ Hàng Bông) là lối vào Thành Hà Nội qua cửa Đông Nam. Lối vào phải đi qua một cây cầu bắc qua hào nước của Dương mã Thành.

Ảnh của Firmin Andre Salles ( 1860-1929)

Máy chém đặt ở phố Hàng Bông trong thập niên 193x

 Máy chém đặt ở phố Hàng Bông trong thập niên 193x

Ngõ Hàng Bông: chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông giáp Cửa Nam, là một phần của khu phố Ẩm thực. Ngõ này thời Pháp tên là phố Lôngđơ (Rue Lhonde). Sau năm 1945 đổi là phố Cấm Chỉ. Đến năm 1964, đổi là ngõ Hàng Bông Lờ, và hiện nay là ngõ Hàng Bông. Tên “Cấm Chỉ” có nhiều giải thích:

– Đây là lối đi vào Dương mã thành, tức là một mang cá của cửa Đông Nam, cấm không cho một ai đi lại khi đã có trống, chuông thu không (chiều tối).

– Chúa Chổm (nhà Lê) ra chỉ cấm không cho những người đòi nợ đi qua đấy đòi nợ tiếp. (Sự tích câu “Nợ như Chúa Chổm”)

Lần ngược lịch sử xa hơn nữa về thời chúa Trịnh, phố Hàng Bông nằm trong quần thể vương phủ của chúa Trịnh Tùng, khởi dựng vào năm 1595. Thời đó vương phủ gồm 52 cung, phủ, điện, đài, vườn ngự uyển, hồ, trại lính, trải từ Cửa Nam, Hàng Bông, vòng Bà Triệu tới hồ Hale, có 3 cửa chính: cửa chính nam là phố Bà Triệu, Tuyên Vũ Môn (có Ngũ Long Lầu, cao 70m, là Bưu điện Hà Nội ngày nay) và Diệu Đức (thông ra phố Cửa Nam).

 .
Phố Hàng Bông về đêm được thanh niên, học sinh rất thích tụ họp vì ở đây (góc ngã ba Hàng Bông-ngõ Tạm Thương) có món nem chua rán, nem chua nướng rất hợp túi tiền và khẩu vị tuổi trẻ. Vào những dịp lễ hội, phố này là một nơi tập trung bán cờ, áo phông có in hình để cổ động.

Phố Hàng Bông cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đang dần là một phố tập trung nhiều cửa hàng thời trang sang trọng nhất Hà Nội, vượt các phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, Trần Nhân Tông.

Tại đây đã từng có một số phòng trà ca nhạc, là nơi tụ tập của dân văn nghệ sĩ. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết:

“ Quán Nghệ Sĩ ở đường Bờ Hồ, do tay violonist số một là Nguyễn Văn Giệp điều khiển. Có nam ca sĩ Mai Khanh thường tới hát bài Bên hồ liễu. Nữ ca sĩ Bùi Thị Thái, người vợ tương lai của ông Quản Liên, trưởng ban Quân nhạc Lính Khố Xanh thì chuyên hát bài Con chim lạc bạn. Thỉnh thoảng có Dương Thiệu Tước tới đánh guitare hawaienne và có Thẩm Oánh tới để làm xướng ngôn viên.

Ở phố Hàng Bông, có phòng trà Thăng Long với các nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Khắc Cung, Lương Ngọc Châu, Vũ Anh Thường. Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, có phòng trà Tuyết Sơn với Vũ Thành thổi sáo. Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng Kim Tiêu là người hát hay nhất. Trong khi tôi còn vác bài Buồn tàn thu đi lưu diễn ở trong Nam thì ở Hà Nội, chính nhờ ở giọng hát của Kim Tiêu mà những bài Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao được nổi tiếng.

Một thằng bạn của tôi tên là Đặng Trần Vận mở ra ở phố Hàng Gai một phòng trà lấy tên là Thiên Thai, cái tên được đặt ra như vậy là vì tất cả dân chúng lúc đó đang ở trong tầm ảnh hưởng của bài hát rất trữ tình của Văn Cao.”

 


Phố Hàng Bông xưa (thời Pháp thuộc) là nơi có khá nhiều nhà in, nhà sách, nhà báo:

– Nhà sách Cẩm Văn đường có từ đầu thế kỷ 20 tại số nhà 11, nhà báo Tân Thanh tạp chí ở 26, nhà sách Quốc Hoa số 41, nhà in Nghiêm Hàm số 58, nhà in Phúc Vĩnh Thành số 63, sau đổi là in Trung Bắc; nhà báo Đông Dương tạp chí cũng ở số 63 từ năm 1913. Lê Văn Phúc tách khỏi Phúc Vĩnh Thành lập riêng nhà in ở 18 rồi sau lại về 80 Hàng Gai .

– Nhà sách Tản Đà thư điếm số 58 (trước là toà soạn báo bán nguyệt san Hữu Thanh, ra số đầu tiên ngày 1/8/1921, nay là cửa hàng Vera.

– Nhà in Tân Dân số 93 của nhà viết kịch Vũ Đình Long. Số nhà 93 cũng là nơi đặt trụ sở các tạp chí: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao Đàn, Ích Hữu, Truyền bá…

– Nhà in Mạc Đình Tư số 136, sau này có công ty in Thống Nhất tại đây.

– Nhà sách Thanh Đức ở số nhà 175 Hàng Bông, những năm 50 của thế kỷ 20, nay đã chuyển sang số nhà 65. Theo lời của bà Cả, một bà già sống ở đây lâu năm thì đoạn ba số nhà 61, 63 và 65 Hàng Bông cùng vời ba số nhà đằng sau (số 20, 22 và 24 Chân Cầm) ngày xưa là do một cung phi của vua Thành Thái thải ra xây dựng nên. Vì bà là vợ vua nên không thường dân nào dám lấy, kết quả bà lấy một ông cố đạo người Y Pha Nho và xây dãy nhà này vào khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ 19 để cho thuê rồi sau đó bán đi.

– Nhà sách Đông Tây số 193, nhà báo Văn học tạp chí ở 195

Nhà trồng răng Minh Sinh đầu ngã ba Phùng Hưng – Hàng Bông được sáng lập từ năm 1937

 Nhà trồng răng Minh Sinh đầu ngã ba Phùng Hưng – Hàng Bông được sáng lập từ năm 1937

Ngã tư Phủ Doãn – Đường Thành – Hàng Bông – Hàng Gai. 1954
 Ngã tư Phủ Doãn – Đường Thành – Hàng Bông – Hàng Gai. 1954

Năm 1954, cũng đã chứng kiến giờ phút lịch sử khi quân Pháp bàn giao cho quân đội Việt Minh tiếp quản thủ đô.
 Năm 1954, cũng đã chứng kiến giờ phút lịch sử khi quân Pháp bàn giao cho quân đội Việt Minh tiếp quản thủ đô.

Và ngay sau người dân đổ ra đường…
 Và ngay sau người dân đổ ra đường…

Nhân dân rước ảnh Bác trên phố Hàng Bông.
 Nhân dân rước ảnh Bác trên phố Hàng Bông.

Phố Hàng Bông, ngày 10/10/1954·
 Phố Hàng Bông, ngày 10/10/1954·
 

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác