Phố Bát Đàn (Rue Vieille des tasses). dài 248m, nối từ phố Hàng Bồ đến phố Phùng Hưng, chạy ngang ngã tư Hàng Điếu – Hàng Gà và phố Đường Thành
Thời Pháp thuộc, phố được gọi là Rue Vieille des tasses. Đây nguyên là phần đất của các thôn Nhân Nội và Tân Khai, đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Dấu vết của thôn Nhân Nội là ngôi đình cũ có tên là Nhân Nội, ở nhà số 33, thờ thần Bạch Mã. Đến năm 1945, đình được lấy làm trụ sở của phố Bát Đàn. Còn đền làng Nhân Nội thì nay là số nhà 84A Hàng Bồ.
Phố Bát Đàn trước đây chia làm hai đoạn:
Đoạn thuộc đất thôn Tân Khai, được xây dựng từ khoảng năm 1920. Ở vị trí đầu phố, giáp với phố Phùng Hưng và Đường Thành là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học Cửa Đông. Trường đã bị dỡ bỏ và thay vào đó là một ngôi nhà lớn ba tầng quay ra hai mặt đường, nay là khách sạn Phùng Hưng (nhà số 71).
Đoạn thuộc đất thôn Nhân Nội, là một phố có từ xưa, chuyên bán các loại bát, đĩa, ấm, chén, vại, chum, lộc bình bằng đồ đàn (tức là đồ gốm), nên thành tên.
Phố Hàng Gốm, Hà Nội, năm 1885
Tháng 5 năm 1915. Ảnh màu : Léon Busy
Vị trí phố Bát Đàn
Phố Bát Đàn (Rue Vieille-des-tasses)
Đây là ngã ba Bát Đàn (Vieille des Tasses) – Bát Sứ (Tasses). Xa xa, nhìn thấy ngã tư Hàng Phèn – Bát Sứ.
Những người kinh doanh đồ đàn phần lớn là dân gốc ở hai làng Phượng Dực và Đồng Quan (huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội).
Về sau, phố Bát Đàn buôn bán cả hàng sứ Trung Quốc và Nhật Bản. Vào khoảng những năm 20, 30 của thế kỷ XX, phố có thêm một số cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch.
Ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, võng, chão bện được làm bằng đay và gai.
Trước năm 1946, Bát Đàn có khá nhiều nhà cổ, cao ít nhất là hai tầng, cửa sổ nhìn ra đường, bên trong nhà có một đến hai sân, giếng trời, bể nước, gác nhà cầu, gác sân thượng.
Thời kỳ này, người dân chỉ sinh hoạt, buôn bán tấp nập từ ngã tư Hàng Bồ, Hàng Bút, Hàng Thiếc đến ngã ba Hàng Điếu. Còn từ ngã ba Hàng Điếu vào đến Đường Thành là nơi ở của người Nhật và người Hoa.
Người Hoa chiếm đa số trong cộng đồng người ngoại quốc, bên cạnh đó có người Nhật, người Ấn…
Vào những năm 40, ở phố xuất hiện vài cửa hiệu làm và bán kẹo của người Hoa. Vì ở gần Cổng Thành nên phố Bát Đàn có những cửa hàng của người Nhật, người Hoa và người Việt mở phục vụ binh lính Pháp.
Cuối phố Bát Sứ
Trong chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947, phố Bát Đàn bị tàn phá nghiêm trọng, nhà cửa bị đổ hoặc bị hư hại nặng. Cả phố chỉ còn sót lại có bốn nóc nhà là nguyên vẹn: nhà số 3, 5, 7 và 11. Đến thời tạm chiếm, hai mặt đường phố mới được khôi phục lại.
Người chụp ảnh này đứng tại vị trí đường Tàu Điện Tuyến Yên Phụ – Vọng và là chỗ Tàu đang rẽ sang đầu Phố Bát Đàn để chụp! Góc vỉa Hè bên tay trái là của số nhà 99 phố Hàng Gà ( Xưa có Hiệu Nhạc cụ của Ông Doãn Nho có con Trai là NS Trọng Đài) Đi thêm vài ba chục mét nữa thì đến phần tiếp giáp với cuối Phố Hàng Bát Sứ ! Bên kia đường là Đình Thờ Thần hoàng Làng của Bát Đàn gần ngôi nhà cháy! Nếu người chụp quay hướng ống kính sang phải một chút thì gặp ngôi nhà Cổ chéo góc đầu phố Hàng Điếu chuyên sửa chữa ,sưu tầm các loại Quạt Cổ ! Chủ này mới rời đi nghe nói trả lại nhà cho Chủ Cũ? Đoạn phố Bát Đàn này xập xệ như vậy thế nhưng đi quá lên chút sang đến phố Hàng Bồ thì nhà cửa khá hơn kể từ đoạn Nhà in của Tỷ Phú tiền Đông Dương là Ông Lê Cường! Tấm ảnh này tuổi đời cũng đã 70 năm rồi vì vậy rất đáng trân trọng!
Năm 1973
Năm 1975
Góc phố này giờ cũng chỉ còn trong ký ức
Nguồn:tranthanhnhan1963c.blogspot.fr
36phophuong.vn
Bình luận của bạn