Phố Avenue Puginier (Nay là phố Điện Biên Phủ)

Thứ 5, 04/01/2024, 17:06 (GMT+7)

Chia sẻ

Đường Điện Biên Phủ là “chứng nhân lịch sử” thời cận – hiện đại của Thủ đô. Trên dung mạo nó ngày nay vẫn có thể đọc được nhiều “nếp hằn ký ức” chưa xa.

Đường Điện Biên Phủ dài 1.141m, bắt đầu từ ngã năm Cửa Nam – là nơi giao nhau của các phố Tràng Thi, Hàng Bông, Cửa Nam và Nguyễn Thái Học, chạy xuôi về phía lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đến quảng trường Ba Đình lịch sử. Những ngôi nhà trên phố đa phần được xây theo dạng nhà biệt thự theo phong cách kiến trúc Pháp. Một số ngôi biệt thự phía cuối đường bên dãy số lẻ hiện được dùng làm văn phòng của các đại sứ quán.

Đường Điện Biên Phủ (màu đỏ) trên bản đồ Hà Nội hiện nay.

 Đường Điện Biên Phủ (màu đỏ) trên bản đồ Hà Nội hiện nay.

Phía bên hông cột cờ, nếu tính phía trước là phố Điện biên phủ
 Phía bên hông cột cờ, nếu tính phía trước là phố Điện biên phủ

Quy hoach Hà Nội 1897 và những đường phố xây theo quy hoạch ( nhìn từ sau Nhà hát Lớn). Đầu phố Tràng Tiền này đi qua phố Hàng Khay-Tràng Thi-Điện Biên Phủ đã tạo nên trục tuyến phố tiếp nối hai điiểm không gian quan trọng là quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội và quảng trường Ba Đình có tầm quan trọng không thể thay thế được đối với nội đô lịch sử Hà Nội.
 Quy hoach Hà Nội 1897 và những đường phố xây theo quy hoạch ( nhìn từ sau Nhà hát Lớn). Đầu phố Tràng Tiền này đi qua phố Hàng Khay-Tràng Thi-Điện Biên Phủ đã tạo nên trục tuyến phố tiếp nối hai điiểm không gian quan trọng là quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội và quảng trường Ba Đình có tầm quan trọng không thể thay thế được đối với nội đô lịch sử Hà Nội.

Phố mới Sau khi tường thành và hào nước đã san phẳng
 Phố mới Sau khi tường thành và hào nước đã san phẳng


Hà nội – Giai đoạn 1873 – 1888,

Thành Hà Nội: Từ chuyển đổi đến phá hủy ở thế kỷ 19  và Phố mới Sau khi tường thành và hào nước đã san phẳng

Đường Điện Biên Phủ trên bản đồ Hà Nội năm 1902
 Đường Điện Biên Phủ trên bản đồ Hà Nội năm 1902

Phố Cột cờ, thời Pháp thuộc gọi là Avenue Puginier; sau Cách mạng tháng 8-1945 gọi là Đường Cột Cờ. Tên đường Điện Biên Phủ được gọi từ ngày 7- 5- 1964
 Phố Cột cờ, thời Pháp thuộc gọi là Avenue Puginier; sau Cách mạng tháng 8-1945 gọi là Đường Cột Cờ. Tên đường Điện Biên Phủ được gọi từ ngày 7- 5- 1964


Đường Điện Biên Phủ (màu đỏ) trên bản đồ Hà Nội hiện nay.

Phó cạo trước cổng thành Hà nội (đuờng Điện Biên Phủ ngày nay)

 Phó cạo trước cổng thành Hà nội (đuờng Điện Biên Phủ ngày nay)

Ảnh chụp đường Puginier (Điện Biên Phủ) bên trái, và đường đi vào trại lính Pháp bên phải (nay là Nguyễn Tri Phương). Cột Cờ nằm sát đường
 Ảnh chụp đường Puginier (Điện Biên Phủ) bên trái, và đường đi vào trại lính Pháp bên phải (nay là Nguyễn Tri Phương). Cột Cờ nằm sát đường


Trên bản đồ Hà Nội vẽ năm 1902 mới thấy có đường Điện Biên Phủ. Con đường này được mở mới, trong lòng thành Hà Nội cắt chéo từ cửa mang cá đông Nam Hoàng thành, tại đây tướng giữ thành Nguyễn Tri Phương bị thương rồi tuẫn tiết khi chống Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất năm 1873, tới cửa chính tây thành Hà Nội (cũ) chứ không vuông vắn trùng với tường thành phía nam (là phố Trần Phú ngày nay).

Giao cắt Hoàng Diệu – Điện Biên Phủ – Trần Phú ngày nay chụp năm 1907

 Giao cắt Hoàng Diệu – Điện Biên Phủ – Trần Phú ngày nay chụp năm 1907

Đường Điện Biên Phủ ngày nay (xa xa là khu vực Cung Hữu Nghị Việt-Xô ngày nay)
 Đường Điện Biên Phủ ngày nay (xa xa là khu vực Cung Hữu Nghị Việt-Xô ngày nay)

Hình ảnh góc đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương chụp từ đỉnh Cột Cờ
 Hình ảnh góc đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương chụp từ đỉnh Cột Cờ


Hình ảnh góc đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương chụp từ đỉnh Cột Cờ, hồi đó thuộc trạm điện báo của quân Pháp. Ta thấy trên lô đất cũ đã mọc lên một toà nhà hai tầng.

Ảnh chụp từ Cột Cờ Hà Nội nhìn ra một lô đất còn để trống

 Ảnh chụp từ Cột Cờ Hà Nội nhìn ra một lô đất còn để trống

Đường Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ
 Đường Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ


Ảnh chụp từ Cột Cờ Hà Nội nhìn ra một lô đất còn để trống cho thấy rõ các hàng cây còn non trồng hai bên đường Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ, bên phải là vườn hoa dọc phố Trần Phú. Xa xa góc trên bên trái ảnh là Nhà thờ lớn.

Chưa có lời giải thích rõ ràng nào về “sự cắt chéo” này của các nhà quy hoạch thời đó nhưng có thể nhìn thấy ngay đây là con đường mới, to rộng nối từ điểm bắt đầu con đường thiên lý xuôi phương Nam, nơi mới đặt đường sắt và ga Hà Nội, thẳng tới quảng trường có Phủ toàn quyền Đông Dương.

Bản đồ Hà Nội năm 1902.

 Bản đồ Hà Nội năm 1902.


Đường Điện Biên Phủ (màu đỏ) trên bản đồ Hà Nội năm 1902.

Năm 1945, đại lộ Puginier đổi thành phố Dân Chủ Công Hòa, 1949 đổi thành đại lộ Nguyễn Tri Phương. Dân ta quen gọi là đường Cột cờ. Năm 1964 được đổi thành Điện Biên Phủ cho tới ngày nay

Đại lộ Puginier

Cũng dọc đường Điện Biên Phủ ngày nay còn nhiều địa danh trong ký ức: Võ miếu (nằm trong khu vực giữa đường Điện Biên Phủ và các phố Chu Văn An, Lê Hồng Phong ngày nay) là nơi Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết cùng thành Hà Nội trong lần Pháp đánh thành thứ hai (tháng 4- 1882); Tịch điền (nay là góc đông nam quảng trường Ba Đình) là nơi viên quan đầu tỉnh (thời Nguyễn) thay mặt vua làm lễ cày vào ngày lập xuân cầu cho mua thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh…

Đường Điện Biên Phủ

 Đường Điện Biên Phủ

Sân vận động nằm bên trục đường ngày nay là đường Điện Biên Phủ.

Khu vực Cột Cờ Hà Nội-vườn hoa Lê Nin-Hoàng Thành-trục đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương ngày nay

 Khu vực Cột Cờ Hà Nội-vườn hoa Lê Nin-Hoàng Thành-trục đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương ngày nay


Không ảnh Hà Nội, trục đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương ngày

Thời thuộc Pháp, đường Điện Biên Phủ có tên là đại lộ Puyginiê (Avenue Puginier). Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn quen gọi là đường Cột Cờ vì Cột cờ Hà Nội vẫn nằm bên đường trong khu vực đó. Cột cờ Hà Nội (được Minh Mạng cho xây năm 1812) cùng với gác Khuê Văn, với tháp Rùa, đã in sâu trong tâm thức mỗi người như một biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Vườn hoa Canh Nông

Vườn hoa Canh Nông

 Vườn hoa Canh Nông

Vườn hoa Canh Nông
 Vườn hoa Canh Nông

Trong công viên đặt một cụm tượng gồm hai lính Pháp, bốn mặt xung quanh bệ tượng là bốn tầng lớp dân bản xứ: sĩ, nông, công, thương. Mặt trước bệ tượng có hình người nông dân vác cày, dắt trâu nên dân lại gọi là vườn hoa Canh Nông thay cho tên gọi “Công viên Ro-bin” của chính quyền thực dân đã đặt.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Hà Nội đã phá cụm tượng này nhưng vẫn giữ nguyên cảnh quan công viên. Sau năm 1954, nơi này mang tên vườn hoa Chi Lăng, đến ngày 7- 10- 2003 được gắn biển, đổi tên thành Công viên V.I Lênin. (Công viên Lê-nin trên đường Lê Duẩn được trả lại tên cũ từ năm 1960 là Công viên Thống Nhất).

Sau Cách mạng tháng Tám, đường có tên gọi là đường Cộng Hòa và thời tạm chiếm được đổi lại là đại lộ Nguyễn Tri Phương. Tên đường Điện Biên Phủ được gọi từ ngày 7- 5- 1964. Tên này được đặt nhân kỷ niệm mười năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhắc mỗi người qua đây về chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam, kết thúc chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

Đường Điện Biên Phủ-Bảo tàng Lịch Sử Quân Đội ngày nay

 Đường Điện Biên Phủ-Bảo tàng Lịch Sử Quân Đội ngày nay

Tên đường Điện Biên Phủ còn gợi nhớ ký ức hào hùng của một trận “Điện Biên Phủ” khác nhưng diễn ra trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ trên không” làm đánh bại âm mưu của Mỹ mang “Cuộc ném bom giáng sinh” đến bàn Hội nghị Paris. Cuộc “dạo chơi” của các phi công chiến lược Mỹ cuối cũng đã kết thúc tại “Hilton Hà Nội”. Hình tượng bất khả chiến bại của không lực Hoa Kỳ sụp đổ. Tổng thống Mỹ Ni-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và trở lại bàn đàm phán ký Hiệp định Pari.

Thời bao cấp, đường Điện Biên Phủ hầu như không có cửa hàng buôn bán. Giờ đây là khu vực đường phố khá trung tâm nên cũng xuất hiện nhiều cửa hàng, cửa hiệu. Tuy nhiên, đường Điện Biên Phủ vẫn không phải là một đường phố buôn bán sầm uất. Có chăng người ta nhớ đến đường Điện Biên Phủ nổi tiếng vào những năm 90 với các cửa hàng café mọc lên san sát. Thời bấy giờ, rủ nhau đi café Điện Biên Phủ được thanh niên Hà thành coi là “mốt”…

Đi dọc đường Điện Biên Phủ về phía Quảng trường Ba Đình, bên tay trái là Công viên V.I Lê-nin. Công viên này nguyên là một cái hồ nằm trong thành Hà Nội, là nơi quân lính thường đưa voi đến tắm nên nhân dân vẫn nôm na gọi là hồ Voi hay hồ tắm Tượng. Sau khi phá thành Hà Nội (1897), Pháp lấp hồ Voi rồi lập ra công viên.

Giao cắt Hoàng Diệu – Điện Biên Phủ.

 Giao cắt Hoàng Diệu – Điện Biên Phủ.

Vườn hoa Canh Nông xưa nay là công viên Lê Nin

Góc vườn hoa Lê Nin những năm ” bao cấp” nên nhìn về phía cung Hữu Nghị Việt – Xô thấy nhà còn thấp tầng.

 Góc vườn hoa Lê Nin những năm ” bao cấp” nên nhìn về phía cung Hữu Nghị Việt – Xô thấy nhà còn thấp tầng.


Tượng đài Lê Nin

Ngày 20- 8- 1985, tại công viên này, bức tượng Lenin bằng đồng cao 5,2 m được đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7 m, quay mặt ra đường Điện Biên Phủ. Hiện nay, công viên Lê-nin được bao quanh bởi các con đường Trần Phú, Hoàng Diệu và Điện Biên Phủ là cảnh quan quen thuộc, là nơi vui chơi ưa thích của người dân Hà Nội, chẳng kể tuổi tác, cũng chẳng kể ngày đông giá rét hay ngày hè oi bức.

Tượng đài Lê Nin tại công viên Lê Nin, 1991.

 Tượng đài Lê Nin tại công viên Lê Nin, 1991.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội (1935), được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812)

 Cột cờ Hà Nội (1935), được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812)

Phố Điện Biên Phủ trước đây

Chụp từ trên máy bay Pháp – Con phố Điện Biên Phủ ,Hà Nội bây giờ

 Chụp từ trên máy bay Pháp – Con phố Điện Biên Phủ ,Hà Nội bây giờ

Vườn hoa Cửa Nam xưa là giao lộ đường Điện Biên Phủ-Tràng Thi-Hàng Bông-Cửa Nam-Hàng Bông Thợ Nhuộm
 Vườn hoa Cửa Nam xưa là giao lộ đường Điện Biên Phủ-Tràng Thi-Hàng Bông-Cửa Nam-Hàng Bông Thợ Nhuộm

Góc Phố Hàng Bông-Điện Biên Phủ cùng với khu vực Cửa Nam là giao thoa giữa khu phố cổ, khu phố cũ, khu phố vườn, …
 Góc Phố Hàng Bông-Điện Biên Phủ cùng với khu vực Cửa Nam là giao thoa giữa khu phố cổ, khu phố cũ, khu phố vườn, …


Một số biệt thự trên Đại lộ Puginier

Trên con phố này còn giữ được hình thái thành phố vườn kiểu Pháp thuộc địa rất đặc trưng cùng với không gian cây xanh, vườn hoa không đâu có.

Sau khi phá bỏ đợt 4 Thành Hà Nội (từ 1893- 1897) chỉ giữ lại cổng phía Bắc với chiến tích 2 vết đại bác, khu vực phía trong thành được chia thành hai phần, phần phía Đông dành cho các công trình quân sự, phần phía Tây được kiến tạo để trở thành trung tâm hành chính của thủ đô LB Đông Dương.

Hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ được mở trong khu vực Thành nội. Đáng chú ý có đại lộ Puginier (phố Điện Biên Phủ) tạo ra một đường chéo nối tiếp với trục Paul Bert – Camp des Lettres (Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi) tới quảng trường tròn Puginier (quảng trường Ba Đình ngày nay) nơi xây dựng Phủ Toàn quyền Đông Dương, các phố và đại lộ Maréchal Joffre (phố Lý Nam Đế), Porte Sud (Nguyễn Tri Phương), Victor Hugo (phố Hoàng Diệu), Brière de l’Isle (phố Hùng Vương) theo hướng bắc – nam, các phố và đại lộ Félix Faure (phố Trần Phú), Giovanelli (phố Lê Hồng Phong), Général Bichot (từ Cửa Đông tới Nguyễn Tri Phương), République (phố Hoàng Văn Thụ), Carnot (phố Phan Đình Phùng) theo hướng đông – tây.

So với quy hoạch khu phố Tây xung quanh hồ Hoàn Kiếm các ô phố quanh trục đại lộ Puginier rộng hơn rất nhiều, rất thích hợp cho việc xây dựng các công thự lớn. Tuy nhiên số lượng các công trình mới xây dựng ở khu vực này vẫn chưa nhiều, đáng chú ý nhất là Dinh Toàn quyền án ngữ tuyến phố République (Hoàng Văn Thụ) đồng thời tạo ra điểm mốc giới phía Tây thành phố, sau đó là việc khởi công 2 trường học lớn dành cho con em người Pháp là trường Albert Saraut ở phía bắc và trường Nữ học Pháp phía nam khu đất trước Phủ Toàn quyền.

Biệt thự Pháp trên đại lộ Puginier (nay là Điện Biên Phủ) đầu thế kỷ XX

Biệt thự Pháp trên đại lộ Puginier (nay là Điện Biên Phủ) đầu thế kỷ XX

Dãy nhà Pháp góc Puginier – Victo Hugo ( Điện Biên Phủ – Hoàng Diệu)

Dãy nhà Pháp góc Puginier – Victo Hugo ( Điện Biên Phủ – Hoàng Diệu)

Đại lộ Puginier đầu TK 20 ( Ảnh này chụp bùng binh ĐBP-Hoàng Diệu – Lê Hồng Phong. NAG đứng ở cột cờ, chụp về phía Quảng trường Puginier (QT Ba Đình). Đường HD đã được mở thành 2 làn với dải phân cách cứng băng cỏ. Như vậy đường LHP là 1 con đường mới, được mở bên cạnh 1 con đường cũ của thành Nội (thẳng với Ngõ 9 NTP ngày nay), chứ không phải là mở rộng con đường cũ đó.)

Đại lộ Puginier đầu TK 20 ( Ảnh này chụp bùng binh ĐBP-Hoàng Diệu – Lê Hồng Phong. NAG đứng ở cột cờ, chụp về phía Quảng trường Puginier (QT Ba Đình). Đường HD đã được mở thành 2 làn với dải phân cách cứng băng cỏ. Như vậy đường LHP là 1 con đường mới, được mở bên cạnh 1 con đường cũ của thành Nội (thẳng với Ngõ 9 NTP ngày nay), chứ không phải là mở rộng con đường cũ đó.)

Biệt thự số 49 Điện Biên Phủ mang phong cách địa phương Pháp

 Biệt thự số 49 Điện Biên Phủ mang phong cách địa phương Pháp
Ngữ Thiên – baohaiquan.vn

Biên tập lại:36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác