MÙA TRĂNG của nhóm họa sĩ G39 mừng Trung thu 2024

Thứ 3, 07/01/2025, 15:23 (GMT+7)

Chia sẻ

Triển lãm thường niên năm thứ 9 với tên gọi MÙA TRĂNG của nhóm họa sĩ G39 mừng Trung thu 2024. Đặc biệt năm nay, ngoài các tác phẩm hội họa còn có sự tham gia của các bạn nhỏ Câu lạc bộ vẽ Sắc Xuân cùng nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh - Làng mây tre đan Phú Vinh – Hà Nội làm một sắp đặt Tháp Ánh Sáng từ 60 tác phẩm đèn trăng. 

Mùa Trung Thu năm nay, nhóm họa sỹ G39 tiếp tục ra mắt công chúng yêu nghệ thuật Thủ đô triển lãm thường niên với tên gọi “Mùa trăng.”

Đáng chú ý, ngoài các tác phẩm hội họa của các nghệ sỹ thành danh, triển lãm còn có sự tham gia của các bạn nhỏ Câu lạc bộ vẽ Sắc Xuân cùng nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (làng mây tre đan Phú Vinh, Hà Nội) cùng sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt mang tên “Tháp ánh sáng.”

Tác phẩm gồm 60 đèn tranh nhiều hình dáng, được tạo tác từ làng nghề mây tre đan Phú Vinh, Hà Nội.

Giám tuyển-họa sỹ Lê Thiết Cương cho rằng những chiếc đèn-tranh do các em thiếu nhi vẽ câu chuyện của chính các em, có nhiều nét ngây thơ, hồn nhiên, nhiều màu sắc tươi vui, sặc sỡ, trong sáng.

“Trung Thu không chỉ là Tết của trẻ con nhưng dù gì thì các em vẫn là trung tâm của Tết trăng tròn. Nên các tác phẩm đèn-tranh là một điểm nhấn độc đáo của triển lãm ‘Mùa Trăng’,” họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ.

Tác phẩm "Mùa trăng tròn," acrylic và nhũ vàng trên giấy dó của Bình Nhi.

Theo giám tuyển Lê Thiết Cương, những sắc màu trong tượng, trong tranh tràn ngập âm thanh, ánh sáng, đủ dìu dặt, trong sáng, đủ vui tươi, đưa người xem trở lại với lễ hội tuổi thơ, sống lại thời hoa niên mê mải. Mặt nước, Mặt Trăng nối liền mặt đất, con người hòa cùng thiên nhiên hát lên khúc ca cảm tạ đời sống. Người nghệ sỹ vẽ tranh, làm tượng là một cách lưu lại những “mùa trăng” để khoảnh khắc đẹp, ký ức đẹp trong đời sống được mãi lâu bền.

Mỗi nghệ sỹ bằng năm tháng, ký ức và ước vọng vẽ nên “Mùa trăng” riêng-chung của chính mình.

Đó có thể là mùa của thanh âm, như họa sỹ Đỗ Dũng gợi khúc giao duyên làn quan họ, như tượng “Diệu âm” của nhà điêu khắc Lê Minh Trí.

Đó là mùa của ánh sáng như “Nắng Thu” của Nguyễn Thanh Quang, “Ánh trăng” của Trần Hồng Đức; là mùa mừng, mùa đợi: “Đón trăng,” “Đợi trăng” của Vương Linh, “Mừng trăng” của Nguyễn Quốc Thắng, “Trông trăng” của Tào Linh; hay như mùa của “Múa trăng” (Bình Nhi), mùa của “Sen vàng” (Trần Gia Tùng), mùa của “Kỷ niệm” (Trần Giang Nam)…

Triển lãm diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 20/9, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Mỗi nghệ sĩ bằng năm tháng, ký ức và ước vọng vẽ nên “Mùa trăng” riêng – chung của chính mình. Đó có thể là mùa thanh âm, như họa sĩ Đỗ Dũng gợi khúc giao duyên làn quan họ, như tượng “Diệu âm” nhà điêu khắc Lê Minh Trí phủ đèn, mây, sen. Đó là mùa của ánh sáng như “Nắng thu” – Nguyễn Thanh Quang, “Ánh trăng” – Trần Hồng Đức. Là mùa mừng, mùa đợi: “Đón trăng”, “Đợi trăng” – Vương Linh, “Mừng trăng” – Nguyễn Quốc Thắng, mùa trông “Trông trăng” – Tào Linh. Mùa của “Múa trăng” – Bình Nhi, mùa của “Sen vàng” – Trần Gia Tùng, cá quẫy “Cá mùa trăng” – Hoàng Phương Liên. Mùa của “Kỷ niệm” – Trần Giang Nam…

“Một năm 12 tháng, tháng nào chả có trăng, chả có rằm, chả có trăng tròn nhưng sao chỉ có mỗi tháng 8 mùa thu mới được gọi là mùa trăng?”, Giám tuyển Lê Thiết Cương đặt câu hỏi. “Một năm có nhiều ngày Tết, Tết Cơm mới, Đoan ngọ, Nguyên đán … trong đó có Tết Trung thu – Tết trăng tròn. Tháng 7 là chớm thu, tháng 9 là cuối thu, tháng 8 là giữa thu, là tháng âm kim, kim nhất, thu nhất. Đêm rằm trung thu, trăng tròn giữa thu là vậy. Trăng là thời gian, là ánh sáng, là hy vọng, cá chép ngắm trăng, lưỡng ngư vọng nguyệt, đèn cá, cá chép vượt vũ môn đều là hy vọng, là mơ ước về những điều tốt lành, gửi gắm vào trăng, tròn đầy vẹn toàn”.


Biên tập: 36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác