Lịch sử Quy hoạch Bán đảo Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội)

Thứ 3, 25/06/2024, 17:04 (GMT+7)

Chia sẻ

Để hiểu rõ hơn về Bán đảo Quảng An nói riêng và khu vực hồ Tây được quy hoạch như thế nào trong tiến trình lịch sử quy hoạch của Hà Nội?, KTS Trần Huy Ánh – người có nhiều năm nghiên cứu về quy hoạch Thủ đô đã gửi đến Báo Dân Việt loạt bài: "Bán đảo Quảng An: Lịch sử Quy hoạch và những trăn trở".

Gần đây, bán đảo Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) liên tục được nhắc đến trên báo chí cũng như trên mạng xã hội khi chính quyền địa phương lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 hay như việc một Dự án nhà cao tầng mọc lên sừng sững ngay cạnh hồ Tây.

Bán đảo Quảng An là vùng đất cổ ăn ra giữa hồ Tây. Đây là nơi đã được khai thác từ lâu đời, có nhiều giá trị về lịch sử văn hóa, giá trị sinh thái, cảnh quan, và cả giá trị định cư được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Khu vực này có một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của quận Tây Hồ cũng như của TP.Hà Nội được quy hoạch từ trăm năm trước. 

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh. Ảnh: Báo Dân Việt.


10 bản Quy hoạch khu vực Hồ Tây qua 100 năm (1922-2022)

Theo KTS Trần Huy Ánh, qua tài liệu ông nghiên cứu, trong vòng 100 năm, khu vực Hồ Tây được tác động bởi 10 bản Quy hoạch, tuy nhiên khu vực Bán đảo Quảng An không có nội dung xây dựng "bảo tàng, nhà hát cấp quốc gia".

Từ khu vực được giữ nguyên không gian mặt nước cây xanh 100 năm trước
Giai đoạn 1922- 1943: KTS Ernest Hébrard tới Hà Nội 1922, một năm sau Sở Quy hoạch Kiến trúc Đông Dương được thành lập và ông được bổ nhiệm làm Giám đốc.

Những sơ đồ quy hoạch và công trình kiến trúc đầu tiên của KTS Ernest Hébrard tại khu trung tâm chính trị Ba Đình hiện nay, nằm ở phía Nam Hồ Tây, ông cũng lập sơ đồ quy hoạch mở rộng khu vực này.

KTS Luis Pineau, là cộng sự và cấp phó của ông đã truyền tải trong bản đồ Quy hoạch Hà Nội, công bố năm 1943. Theo đó, lúc này, khu vực hồ Tây được xác định giữ nguyên mặt nước, các làng xóm truyền thống chung quanh hồ Tây được bảo tồn nguyên trạng – trong đó có bán đảo Quảng An.

Các làng xóm ven Hồ Tây 1900-1953 và Sơ đồ Quy hoạch Hà Nội do Luis Pineau thể hiện công bố 1943. Sơ đồ này được nghiên cứu và thực hiện trong 20 năm (1923-1943) và là sơ đồ thực hiện các dự án xây dựng Hà Nội cho nhiều thập kỷ tiếp theo (Nguồn: "Hà Nội –chu kỳ của những đổi thay" NXB KHKT 2003).

Các làng xóm ven Hồ Tây 1900-1953 và Sơ đồ Quy hoạch Hà Nội do Luis Pineau thể hiện công bố 1943. Sơ đồ này được nghiên cứu và thực hiện trong 20 năm (1923-1943) và là sơ đồ thực hiện các dự án xây dựng Hà Nội cho nhiều thập kỷ tiếp theo (Nguồn: "Hà Nội –chu kỳ của những đổi thay" NXB KHKT 2003).

Giai đoạn 1959-1960: Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự họp Hội nghị Bộ Chính trị bàn về mở rộng TP.Hà Nội theo kế hoạch dài hạn. Tại Hội nghị, Người nêu rõ: "Mở rộng thành phố phải căn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng…), địa lợi (địa chất, sông hồ…) và nhân hòa (lợi ích của Nhân dân, của Chính phủ…).

Công tác quy hoạch thành phố phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mĩ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia, có ban phụ trách để chịu trách nhiệm, tránh lối làm đại khái, lãng phí…".

Năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Ban Bí thư thảo luận về những công trình lớn trong quy hoạch của thành phố Hà Nội và mở rộng ngoại thành. Người căn dặn trong thiết kế phải đồng bộ (đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện...), tránh cản trở sự đi lại của Nhân dân; phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi và phải thực hiện nhanh - nhiều - tốt - rẻ.

Bác còn lưu ý tới những công trình trọng điểm quan trọng như phương án thiết kế, xây dựng trụ sở Quốc hội…Trong cuốn Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam do Hội KTS Việt Nam xuất bản 2008, cung cấp ảnh bản vẽ, mô hình Quy hoạch mở rộng trung tâm Ba Đình lên khu Quần Ngựa, ra sát bờ Nam hồ Tây với các công trình trụ sở Quốc Hội mới, sân vận động, công viên cây xanh (tư liệu của các KTS Hoàng Như Tiếp, Trần Hữu Tiềm , Ngô Huy Quỳnh).

Bác Hồ và sa bàn Quy hoạch Trung tâm Chính trị Ba Đình tại khu vực Nam Hồ Tây (1959-1960). Nguồn: KTS Hoàng Như Tiếp, KTS Ngô Huy Quỳnh, Báo Xây dựng,

Bác Hồ và sa bàn Quy hoạch Trung tâm Chính trị Ba Đình tại khu vực Nam Hồ Tây (1959-1960). Nguồn: KTS Hoàng Như Tiếp, KTS Ngô Huy Quỳnh, Báo Xây dựng,

Giai đoạn 1961 -1991: Năm 1961, Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được lập với sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô cũ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem xét năm 1961. Trọng tâm là mở rộng về phía Tây Nam. Quy hoạch phát triển quan khu vực sân Quần Ngựa. Dân số dự báo khoảng 1 triệu người .

Năm 1976, sơ đồ Quy hoạch mới được lập: Hà Nội với mục tiêu trở thành một Thành phố hiện đại, phát triển Vĩnh Yên và Phúc Yên kết nối với Thủ đô Hà Nội.

Năm 1981, Quy hoạch mới hơn tập trung vào phát triển Hà Nội hiện có. Dự kiến dân số sẽ là 1,5 triệu người và đất đô thị bình quân/người là 90m2-100m2, gồm cả công viên và không gian xanh .

Năm 1992, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng lập Quy hoạch trung tâm, sửa đổi đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt.

"Bốn bản Quy hoạch được lập trong 30 năm đất nước vượt qua nhiều thách thức chiến tranh lan rộng ở miền Nam, chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Thống nhất Đất nước, bảo vệ biên giới, cấm vận…Mỗi bản sơ đồ đều lập ra những viễn cảnh kỳ vĩ có quy mô khác nhau, nhưng có một điểm chung là khu vực hồ Tây giữ nguyên không gian mặt nước cây xanh, công viên vườn hoa của thành phố, ngoại thành và không có bất cứ dự án xây dựng lớn nào đặt vào khu vực này", KTS Trần Huy Ánh nhấn mạnh.

H3 : Quy hoạch Hà Nội giai đoạn 1961-1992 .Trong 30 năm , QH Hồ Tây đều là công viên/ cây xanh .

H3 : Quy hoạch Hà Nội giai đoạn 1961-1992 .Trong 30 năm , QH Hồ Tây đều là công viên/ cây xanh .

Giai đoạn 1992-1997: Sách "Thăng Long Hà Nội " do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1995 có bản Quy hoạch 1992 in màu và chú thích: "Sau gần 10 năm thực hiện bản quy hoạch (QH 1981 do chuyên gia Liên Xô và Việt Nam thực hiện) trong cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp, nhìn lại những mục tiêu của đồ án đặt ra chúng ta chưa thực hiện được bao nhiêu, mặt khác có nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước và để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trong tình hình mới, tháng 3/1990, Nhà nước thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Ngày 13/12/1991, đồ án đã được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình lên Nhà nước tại tờ trình số 2207 UB-BXD ngày 18/4/1992 , Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 132 CT "Phê duyệt phương hướng chủ yếu trong đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng Thủ đô Hà Nội đến năm 2000" và tiếp tục nghiên cứu quy hoạch xây dựng Thủ đô trong các thập kỷ tiếp theo đến năm 2010 và 2020".

Không gian Hồ Tây trong bản quy hoạch này có nội dung: "Hồ Tây là khu vực được thiên nhiên ưu đãi có cảnh quan tươi đẹp sẽ được ưu tiên phát triển các trung tâm giao dịch, khách sạn, công trình văn hóa, làng du lịch và trung tâm nghỉ dưỡng của Thủ đô Hà Nội.

Ở đây đường giao thông sẽ được tổ chức, xây dựng theo ba cấp: Đường vành đai, đường khu vực và đường dạo quanh hồ. Diện tích mặt nước được bảo vệ và có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời từng bước đưa vào khai thác hợp lý cho mục đích thể dục, thể thao và nghỉ dưỡng.

Để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, cần nghiêm cấm mọi hành vi lấn hồ, chặt cây, xây dựng bừa bãi những công trình thiếu mỹ quan, không hài hòa với phong cảnh chung hoặc gây ô nhiễm môi trường. Chung quanh hồ sẽ được xây dựng nhiều công viên cây xanh kè chắn bảo vệ bờ hồ và công trình kiến trúc thích hợp".

H4: Không gian hồ Tây trong Quy hoạch 1992 là cây xanh, công viên , thể dục thể thao . Năm 1992: Đường vào làng Nghi Tàm, từ đường vào chùa Trấn Quốc nhìn sang làng Yên Phụ. Từ công viên nhìn về hồ Tây mờ xa, cả Hà Nội không có nhà cao tầng.

H4: Không gian hồ Tây trong Quy hoạch 1992 là cây xanh, công viên , thể dục thể thao . Năm 1992: Đường vào làng Nghi Tàm, từ đường vào chùa Trấn Quốc nhìn sang làng Yên Phụ. Từ công viên nhìn về hồ Tây mờ xa, cả Hà Nội không có nhà cao tầng.

Đến lúc xuất hiện loại đất khác nhau…
Giai đoạn 1998-2006: Thời điểm này, do tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến, UBND TP.Hà Nội và Bộ Xây Dựng đã trình xin "Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1997-2020" và được Thủ tướng phê duyệt năm 1998 (gọi tắt là QHC 198).

Sơ đồ Quy hoạch do Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP.Hà Nội lập đã thêm các sắc màu mới vào khu vực hồ Tây, bên cạnh màu xanh công viên cây xanh, thể dục thể thao đã có màu vàng đất làng xóm cũ, màu đỏ đất trung tâm thương thương mại, giao dịch, công cộng.

Ngày 23/5/2002, TP.Hà Nội thành lập Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP với chức năng, nhiệm vụ là "Tham mưu cho UBND TP để tổ chức tốt việc quản lý Nhà nước về quy hoạch – kiến trúc theo định hướng quy hoạch chung đã được Nhà nước phê duyệt". Ông Đào Ngọc Nghiêm là Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc đầu tiên.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc triển khai lập và công bố quy hoạch sử dụng đất 14 quận huyện TP.Hà Nội. Bản đồ sử dụng đất quận Tây Hồ trích trong cuốn Hà Nội 50 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển do Thành ủy - HĐND -UBND TP.Hà Nội xuất bản năm 2004 cho thấy: Hơn 3 loại đất , nhưng chú giải màu đỏ trong bản đồ là "đất trụ sở " – khác với chú giải trong Quy hoạch chung và cũng không nhất quán trong cùng loại bản đồ sử dụng đất của các quận huyện khác trong cùng thời kỳ lập quy hoạch.

H5: Khu vực Hồ Tây trong bản đồ QHC 198 ( phê duyệt 1998) và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ (công bố 2004) có các chú giải loại đất khác nhau dẫn đến quản lý đất đai lỏng lẻo, tùy tiện.

H5: Khu vực Hồ Tây trong bản đồ QHC 198 ( phê duyệt 1998) và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ (công bố 2004) có các chú giải loại đất khác nhau dẫn đến quản lý đất đai lỏng lẻo, tùy tiện.

Giai đoạn 2007-2011: Năm 2004, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với UBND TP.Hà Nội triển khai Chương trình nghiên cứu phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội – gọi tắt là HAIDEP. Báo cáo công bố năm 2007 và được ghi nhận trong báo cáo.

H6: Khu vực hồ Tây trong Chương trình nghiên cứu phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội – gọi tắt là HAIDEP -2007 và được tiếp nhận trong QHC 1259 (phê duyệt 2011).

H6: Khu vực hồ Tây trong Chương trình nghiên cứu phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội – gọi tắt là HAIDEP -2007 và được tiếp nhận trong QHC 1259 (phê duyệt 2011).

Thuyết minh (lần 3) Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt 2011 (gọi tắt là QHC 1259): "Quy hoạch này đã lập được những chiến lược quan trọng cho Thủ đô mà vẫn có giá trị đối với cả khu vực TP mới mở rộng. Những chiến lược này bao gồm sự cần thiết phải đẩy mạnh giá trị hình ảnh và bản sắc của thành phố".

Thuyết minh cũng đưa ra quan điểm bảo tồn di tích ven hồ Tây: Bảo tồn các di tích song song với bảo tồn hệ sinh thái; bảo tồn các giá trị phi vật thể; bảo tồn quỹ di tích tôn giáo tín ngưỡng, nhà ở và hệ thống làng nghề truyền thống; bảo tồn hệ thống cây xanh, mặt nước đầm hồ; tạo được sự kết nối với các khu vực khác.

Giai đoạn 2012-2022: Ngày 8/8/2014, UBND TP.Hà Nội ra quyết định số 4177/QĐ-UBND "Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và Phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập", với "yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan - thiết kế đô thị: Việc khai thác và sử dụng mặt nước Hồ Tây tuân thủ Quy định về quản lý Hồ Tây đã được UBND TP ban hành tại Quyết định số: 92/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009; cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư, làng xóm giữ được đặc trưng truyền thống, bảo tồn các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo; 

Kiểm soát và quản lý xây dựng trong khu vực, đặc biệt dọc theo tuyến đường kè xung quanh hồ Tây, không xây dựng các công trình lấn chiếm mặt nước; đối với những khu đất giáp Hồ Tây (trong phạm vi từ mép hồ ra tối thiểu là 50m) khi xây dựng công trình cần đảm bảo các điều kiện sau: Tuyệt đối không được xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan, mặt nước hồ Tây; Khoảng lùi: Không xây dựng thêm công trình xung quanh hồ Tây trong khoảng cách 16m, kể từ mép hồ; chiều cao công trình: Tối đa 12m, tương đương 3 tầng. Khuyến khích mật độ xây dựng thấp, tạo không gian trống có nhiều cây xanh xung quanh hồ Tây".

Như vậy, cho đến nay (9/2022), Bản Quy hoạch Phân khu A6 theo quyết định số 4177/QĐ-UBND (2014) có giá trị pháp lý cao nhất. Như vậy 100 năm, khu vực Hồ Tây (phân khu A6) tác động bởi 10 bản Quy hoạch, bao gồm 7 Quy hoạch chung + Quy hoạch mở rộng trung tâm Ba Đình 1959 + Quy hoạch sử dụng đất 2004 + Quy hoạch phân khu 2014.

Nguồn 

SÀN TMĐT P 

Bình luận của bạn

Tin khác