Nhâm nhi ly bia mát lạnh vào những đêm hàn huyên, vào chiều cuối tuần không vồn vã, dù một mình hay hòa chung hội nhóm, đã trở thành thú vui quen thuộc với mỗi thế hệ già trẻ tại Việt Nam
Từ khi nào bia đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, đến mức cụm từ ‘bia hơi’ cũng sánh ngang ‘phở’ hay ‘bún chả’ khi so về độ nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế? Cùng tìm hiểu về lịch sử của ngành bia Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Là một phần tất yếu của đời sống từ thôn quê đến thành thị, nó kéo theo mình vô vàn những bàn luận về tác hại của sự lạm dụng, về con số tăng trưởng của ngành công nghiệp bia rượu nói chung, và cho những tín đồ sành sỏi – làm cách nào để thưởng thức bia cho đúng điệu. Nhưng chính xác từ khi nào bia đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, đến mức cụm từ ‘bia hơi’ cũng sánh ngang ‘phở’ hay ‘bún chả’ khi so về độ nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế?
Chính xác từ khi nào bia đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, đến mức cụm từ ‘bia hơi’ cũng sánh ngang ‘phở’ hay ‘bún chả’ khi so về độ nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế?
Từ Bắc…
Cũng tương tự như bánh mì, bia du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 thông qua người Pháp. Cụ thể, ông Alfred Hommel đã thành lập xưởng bia đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1890, nhằm thỏa mãn nhu cầu uống bia của lính Pháp cùng người dân viễn xứ. Dân ta khi ấy vẫn chưa thực sự đón nhận loại thức uống Tây phương này cho lắm, đơn giản vì họ vẫn còn quen với các loại rượu gạo truyền thống. Từ xuất phát điểm là 30 nhân công giúp sản xuất ra khoảng 150 lít bia/ngày, nhà máy của ông Hommel đã phát triển đến 300 nhân công cùng khoảng 5 triệu lít bia/năm sau 45 năm. Trong giai đoạn đó, bia dần trở thành thức uống được ưa chuộng bởi tầng lớp trung lưu nhằm thỏa mãn cái gu tinh tế, sành sỏi của mình trong mắt bạn bè. Không chỉ mang tính giải khát nhẹ nhàng hơn các loại rượu gạo truyền thống, bia còn mang giá cả phải chăng hơn nhiều so với các loại rượu nhập khẩu khác ở thời điểm đấy.
Không chỉ mang tính giải khát nhẹ nhàng hơn các loại rượu gạo truyền thống, bia còn mang giá cả phải chăng hơn nhiều so với các loại rượu nhập khẩu khác ở thời điểm đấy.
Đến năm 1957, nhà máy bia Hommel thuộc về quyền kiểm soát của nhà nước, chính thức trở thành nhà máy bia Hà Nội, là tiền đề của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) ngày nay. Vào năm 1960, nhà máy bia Hà Nội đã cho ra đời một tuyệt phẩm làm say lòng bao thế hệ người Việt. Đó chính là bia hơi.
Đặc điểm chính của bia hơi chính là độ cồn nhẹ – tầm 2-4%, hương vị béo thơm – có sự biến chuyển khá rõ từ sáng sớm đến chiều tối, và thường được sản xuất lẫn tiêu thụ trong ngày mà không qua giai đoạn thanh trùng lẫn pha trộn chất bảo quản. Đấy là còn chưa kể đến giá thành cực kỳ phải chăng, tầm 7 đến 10 ngàn đồng/ly, khiến bia hơi trở thành một nhân tố phổ biến trên thực đơn của các quán vỉa hè cho đến nhà hàng cao cấp.
Bia hơi luôn được phục vụ trong một loại cốc thủy tinh khá dày, sóng sánh bọt mịn, nhâm nhi cùng đĩa đậu phộng rang nguyên vỏ, cùng vài ba điếu thuốc và câu chuyện râm ran.
Dạo quanh những con đường, hẻm phố của Hà Nội, ta luôn dễ dàng bắt gặp hình ảnh các biển hiệu đề dòng chữ ‘Bia hơi Hà Nội’ trên nền đỏ vàng bắt mắt, hay những chuyến vận chuyển thùng 50-100 lít cung cấp cho các hàng quán trong ngày. Nhìn gần hơn, ta không thể không để ý rằng bia hơi luôn được phục vụ trong một loại cốc thủy tinh khá dày, sóng sánh bọt mịn, nhâm nhi cùng đĩa đậu phộng rang nguyên vỏ, cùng vài ba điếu thuốc và câu chuyện râm ran. Có thể nói, bia hơi đã trở thành một phần tinh túy trong nét văn hóa ẩm thực Hà Nội, và lạ thay không thực sự dễ kiếm hay phổ biến bằng ở miền Nam.
…vào Nam
Nếu như miền Bắc nổi tiếng với bia Hà Nội và bia hơi, thì miền Nam lại vang danh với bia Sài Gòn và bia 333.
Dòng chảy của bia ở Sài Gòn cũng khá tương tự như ở Hà Nội. Năm 1875, ông Victor Larue người Pháp mở một xưởng bia nhỏ tại Sài Gòn, để rồi phát triển nó thành nhà máy lớn chuyên sản xuất bia, nước giải khát, và nước đá vào năm 1910. Sau khi thống nhất đất nước, nhà máy rơi vào quyền quản lý của Công ty Bia rượu miền Nam, đổi tên thành Công ty bia Sài Gòn vào năm 1993, và nay là Tổng Công ty Cổ phần Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).
Nếu như miền Bắc nổi tiếng với bia Hà Nội và bia hơi, thì miền Nam lại vang danh với bia Sài Gòn và bia 333. Nhắc đến bia Sài Gòn, chắc hẳn trong ký ức của chúng ta còn nhớ mãi câu slogan huyền thoại “Có thể bạn không cao, nhưng người khác cũng phải ngước nhìn” trong quảng cáo bia Saigon Special.
Ngày nay, bia ‘33 Export’ vẫn được sản xuất tại Pháp và một số nước ở châu Phi theo nhượng quyền của tập đoàn Heineken.
Riêng bia 333 lại có xuất xứ khá đặc biệt. Tên gọi ban đầu của nó là ‘33 Export’’, một thương hiệu bia bắt nguồn từ Pháp với công thức và nguyên liệu nhập khẩu từ Đức. Con số 33 được chọn là vì loại bia này từng được đóng gói trong loại chai mang thể tích 33 centilitre (tức 10 ml). Công đoạn sản xuất và đóng gói của ‘33 Export’ sau được chuyển từ Pháp sang Sài Gòn, do nhà máy của ông Victor Larue đảm nhiệm. Trong giai đoạn chiến tranh, ‘33 Export’ trở thành loại bia được lính Mỹ ưa chuộng.
Sau ngày thống nhất đất nước, bia ‘33’ tái xuất với tên gọi mới ‘333’ vào năm 1985, mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng. Đây đồng thời cũng là sản phẩm bia lon đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, bia ‘33 Export’ vẫn được sản xuất tại Pháp và một số nước ở châu Phi theo nhượng quyền của tập đoàn Heineken.
Những làn sóng mới
Xuyên suốt thập niên 1990, các loại bia phổ biến và được tiêu thụ nhiều tại Việt Nam cũng không nhiều đổi thay, chủ yếu thuộc dòng lager đóng chai và đóng lon từ các thương hiệu bia trong nước lẫn quốc tế. Nhưng đến đầu những năm 2000, tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xuất hiện các nhà hàng phục vụ bia Tiệp, được thiết kế với xưởng chế biến bia ngay trong khuôn viên của mình.
Đi đầu và nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Hoa Viên Brauhaus, hay còn mang danh là ‘nhà hàng nấu bia’ đầu tiên tại Việt Nam. Đây là thành quả hợp tác văn hóa giữa Cộng hòa Séc với nước ta, ứng dụng công nghệ nấu bia truyền thống của thành phố Pilsen (vốn vang danh toàn cầu với bia Pilsner) do các chuyên gia nước bạn chia sẻ, nhằm cho ra đời những mẻ bia lager tươi đậm phong cách châu Âu ngay tại nhà hàng.
Hoa Viên Brauhaus là ‘nhà hàng nấu bia’ đầu tiên tại Việt Nam.
Nhưng có lẽ cú chuyển mình rực rỡ nhất trong dòng chảy bia Việt chính là từ năm 2015 trở lại đây. Cụ thể, bia thủ công bắt đầu thành hình và tạo nên một cơn sốt không hề nhỏ với thực khách trong và ngoài nước. Từ xuất phát điểm nho nhỏ với chỉ một xưởng làm bia của thương hiệu Pasteur Street Brewing Co., nay cộng đồng bia thủ công đã phát triển lên thành gần 20 thương hiệu kiêm xưởng ủ bia lớn nhỏ, tập trung chủ yếu tại Sài Gòn và Hà Nội. Những cái tên như East West Brewing Co., BiaCraft, Heart of Darkness, Tê Tê, Lạc, Platinum, Rooster,… luôn tìm tòi cho ra đời vô vàn các loại bia đặc sắc, mới lạ nhằm phục vụ ngay tại nhà hàng của riêng mình hoặc cung cấp cho các địa điểm ăn uống, khách sạn, giải trí… khác trên khắp cả nước lẫn trong khu vực.
Những cái tên như East West Brewing Co., BiaCraft, Heart of Darkness, Tê Tê, Lạc, Platinum, Rooster,… luôn tìm tòi cho ra đời vô vàn các loại bia đặc sắc, mới lạ.
Bia thủ công của Việt Nam không đơn thuần là sự sao chép nguyên bản từ quá trình ủ nấu và thành phần từ u Mỹ, mà lồng ghép trong mình những nguyên liệu đậm chất địa phương như trái cây nhiệt đới và các loại gia vị độc lạ nhằm cho ra đời các hương vị hoàn toàn mới đầy thu hút. Không ít người cho rằng, một khi đã thưởng thức và trót yêu bia thủ công, bạn sẽ không thể nào quay lại với các loại bia phổ thông vốn có trên thị trường.
Và cứ như vậy, dòng chảy lịch sử bia tại Việt Nam cứ thứ tiếp diễn. Với con số thống kê dự đoán đà tăng trưởng của ngành kinh doanh và tiêu thụ rượu bia tại nước ta, có chăng con đường sáng tạo và những cơn sốt mới vẫn còn chờ những tín đồ bia ở phía trước.
Bình luận của bạn