Làng nghề, làng truyền thống ven Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch

Thứ 7, 15/06/2024, 15:51 (GMT+7)

Chia sẻ

( Đang thu thập dữ liệu và biên tập ....)

(HNM) - Thăng Long - Hà Nội có mấy kiểu “quy hoạch” cổ truyền. “Tam trùng thành quách” gồm ba vòng thành đồng tâm, trong cùng là cấm thành, giữa là hoàng thành, ngoài cùng là la thành. Kiểu “thành thị” (đô + thị) có một “thị” - kinh tế, bao quanh một “thành” chính trị. 

Hay theo “cơ cấu”, Đông - Bắc là khu công - thương - dịch vụ, Tây - Nam là khu nông nghiệp có “xâm canh” những công trình văn hóa, ở giữa là khu hành chính - chính trị… Dù là nơi, kiểu quy hoạch nào, thì vùng Hồ Tây cũng nổi nét là một khu vực kinh tế thủ công nghiệp cổ truyền.

Danh sách làng nghề, làng truyền thống, di tích văn hoá, lịch sử quanh Hồ Tây

  • Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo;
  • Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào nổi tiếng;
  • Làng Tứ Tổng với chùa Vạn Phúc và nghề trồng dâu nuôi tằm, sau này chuyển sang trồng quất cảnh. Quất cảnh Tứ Liên (tên mới của Tứ Tổng) đẹp nhất trong tất cả các vùng trồng quất cảnh ngày nay;
  • Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông;
  • Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý;
  • Làng Thuỵ Khuê, với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc.;
  • Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh.
  • Đường Thanh Niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp;
  • Trường Chu Văn An.

Những ngôi làng cổ quanh hồ Tây

Cuốn sách “Địa chí vùng Tây Hồ” do Nguyễn Vinh Phúc chủ biên thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến mang đến cho độc giả những mảng màu trong bức tranh toàn cảnh về vùng đất Tây Hồ. Nói đến hồ Tây không chỉ nói riêng hồ mà một phần quan trọng đó là những làng xóm phố phường bao bọc quanh hồ. Hồ Tây có nhiều tên trong lịch sử như hồ Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, hồ Dâm Đàn, Tây Hồ, Đoài Hồ nhưng tên gọi quen thuộc với người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung vẫn là tên gọi hồ Tây. Phía tây hồ Tây vẫn còn rất nhiều làng. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một địa danh, mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá của chốn kinh kỳ.

 Là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, hồ Tây có diện tích hơn 500ha với chu vi là 18.967 mét. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Về địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, ngành địa chất lịch sử đã chứng minh được Hồ Tây là một phần của sông Hồng. Hồ Tây được coi là lá phổi của Hà Nội. Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần.

          Phía tây Hồ Tây vẫn còn rất nhiều làng. Dạo quanh hồ Tây, nếu không ghé thăm những ngôi làng cổ, hẳn là một thiếu sót lớn. Mỗi ngôi làng lại có vẻ đẹp văn hóa riêng với nghề truyền thống từ xa xưa. Làng Nghi Tàm được hình thành từ năm 1138, đời vua Lý Thần Tông với tên khai sinh là trại Tầm Tang. Cái tên trại do chính nhà vua đặt. Trại Tầm Tang gắn với tích công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông dời cung về nơi này dạy dân trồng dâu, nuôi tằm tạo nên một vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long về nghề tơ tằm.

          Nghi Tàm thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận và sau này qua nhiều biến chuyển thời gian, làng Nghi Tàm thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Trong “Bát cảnh hồ Tây” thì Nghi Tàm đã hội tụ tới ba cảnh đẹp, gồm “Bến Trúc Nghi Tàm” là một cây cầu, nơi trước kia các nhà thơ thường ra đó vịnh thơ, vẫn còn lưu lại đến ngày nay; “Đồng bông Nghi Tàm” tức cánh đồng hoa nay bị mất đi do đô thị hóa và “Tiếng đàn Thành Cung” - nơi nhà vua phát ra tiếng đàn vẫy gọi chim muông, dấu tích vẫn còn ngay trong sân chùa Kim Liên.

          Hơn nữa, Nghi Tàm cũng là quê hương của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả của những bài thơ hoài cổ nổi tiếng qua các thế hệ. Ngày nay, ở Nghi Tàm còn một bia đá mà người ta cho là bia ghi danh Bà Huyện Thanh Quan, hiện đang được lưu giữ tại một gia đình thuộc dòng họ.

          Cũng như nhiều làng khác nằm ven hồ Tây, làng Nghi Tàm có nhiều nghề truyền thống vang danh đất kinh kỳ. Nghề trồng cây cảnh được du nhập vào Nghi Tàm từ năm 1928. Những người sành chơi cây ở Hà Nội đều biết tới cây cảnh Nghi Tàm với những gốc cổ thụ hoặc các loài quý hiếm. Nghi Tàm cũng nổi tiếng là làng nuôi cá cảnh với những tay nuôi cá tài nghệ, biết lai tạo giống mới, vỗ cá đẹp, mau lớn khiến ai cũng nể trọng.

          Đó là làng Nghi Tàm cổ nghìn tuổi, quanh hồ Tây còn có các làng khác cũng nổi tiếng không kém. Ven hồ Tây còn vang danh làng Quảng Bá, Nhật Tân còn có “thương hiệu” đào và quất cảnh. Dù đất trồng đào - quất đã được di chuyển ra bên kia đê vì quá trình đô thị hóa nhưng với sự tài hoa của con người nơi đây, những cánh đồng mênh mông hoa vẫn tồn tại. Duy chỉ có điều, xưa ở bên mép nước hồ, thì nay ở trên dải phù sa sông Hồng.

          Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào nổi tiếng. Làng Tứ Tổng với chùa Vạn Phúc và nghề trồng dâu nuôi tằm, sau này chuyển sang trồng quất cảnh. Quất cảnh Tứ Liên (tên mới của Tứ Tổng) đẹp nhất trong tất cả các vùng trồng quất cảnh ngày nay. Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông. Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý.

          Xưa, xung quanh hồ Tây còn được gọi là Kẻ Bưởi, gồm 6 làng cổ Yên Thái, An Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu, Võng Thị, Trích Sài hợp thành. Với dân cư Hà Nội ngày càng đông, khu vực Hồ Tây gồm các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng dần mất nét ven đô mà thay đổi theo chiều hướng mật độ cao, phố xá dày đặc. Bây giờ, tìm về nơi đây, những làng nghề thủ công nổi tiếng một thời chỉ còn tồn tại trong trí nhớ của những người già trong làng, nhưng dấu xưa làng cổ vẫn còn hiện hữu qua những chiếc cổng làng cổ như cổng làng Yên Thái, cổng Xanh làng An Thọ, cổng làng Hồ Khẩu, Đông Xã…

Hiện nay, những cảnh đẹp mà người xưa gọi Tây Hồ bát cảnh không còn nhưng hồ Tây vẫn là một thắng cảnh của thủ đô Hà Nội bởi những giá trị về cảnh quan, bởi một hệ thống các làng hoa nổi tiếng bao bọc quanh hồ: Tứ Tống, Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp của hồ Tây và tạo ra một vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội.

( Đang tiếp tục cập nhật.... )

Bản đồ: Thăng Long-Hà Nội thời Nguyễn (nguồn: Viện Khảo cổ)

Bản đồ Hà Nội năm 1873.

Bản đồ Hà Nội năm 1873.

Bản đồ Hà Nội năm 1891.

Bản đồ Hà Nội năm 1891.

Làng Giấy 

Người vùng Tây Hồ, nói về nghề thủ công nổi tiếng hàng đầu, ngày xưa, trên quê mình đều tin rằng từ thế kỷ thứ tám, thứ chín đã có một ông Tổ nghề giấy (không biết từ đâu tới) đầu tiên xuất hiện ở vùng Cầu Giấy (làng Thượng Yên Quyết) nhưng gặp nhiều chuyện không vừa ý, nên chỉ dạy cho dân làng Cót (Hạ Yên Quyết) cách dùng những đầu mẩu vỏ đỗ, làm ra giấy thô. Liền đó ông Tổ đến làng An Thái (Bưởi - tên tục làng Giấy) dạy cách làm giấy lệnh, sang Nghĩa Đô (làng Nghè) dạy làm giấy sắc, sang Hồ Khẩu dạy làm giấy moi, đến Đông Xã dạy làm giấy quỳ… Các làng vùng Bưởi ven hồ hằng năm, cứ đến ngày 16 tháng Ba (âm lịch) đều mở hội cúng Tổ nghề.

Thời kỳ Pháp thuộc

Ngày xưa Kẻ Bưởi

Bức ảnh của bác sĩ Hocquard là một trong những bức ảnh cổ nhất người Pháp chụp làng giấy Kẻ Bưởi (khoảng năm 1884 -1885)

Bức ảnh của bác sĩ Hocquard là một trong những bức ảnh cổ nhất người Pháp chụp làng giấy Kẻ Bưởi (khoảng năm 1884 -1885)

Quang cảnh làng giấy bên sông Tô Lịch với những lán sản xuất giấy và những đìa ngâm dó

Quang cảnh làng giấy bên sông Tô Lịch với những lán sản xuất giấy và những đìa ngâm dó

Bờ sông còn là nơi người dân dựng các lò gạch

Bờ sông còn là nơi người dân dựng các lò gạch

Bưởi có 3 làng làm giấy: Yên Thái, Hồ Khẩu và Đông Xã. Nhờ dòng chữ trên cổng ta biết đây là cổng làng Đông Xã (số 444 Thụy Khê ngày nay)

Bưởi có 3 làng làm giấy: Yên Thái, Hồ Khẩu và Đông Xã. Nhờ dòng chữ trên cổng ta biết đây là cổng làng Đông Xã (số 444 Thụy Khê ngày nay)

Đây có thể là Cổng Giếng vào làng Yên Thái

Đây có thể là Cổng Giếng vào làng Yên Thái

Chú thích trên ảnh: Phong cảnh Làng Lợn.

Chú thích trên ảnh: Phong cảnh Làng Lợn.

Đình làng Lợn. Liệu đây có phải là đền An Thái với bốn chữ ghi trên tam quan “Mỹ tục khả phong”, nơi thờ ông bà Vũ Phục? Hàng năm vào ngày tế lễ, lúc nghinh giá, kiệu vợ đi trước kiệu chồng vì theo tương truyền, khi gieo mình xuống sông người vợ nhảy xuống trước, người chồng nhảy theo sau.

Đình làng Lợn. Liệu đây có phải là đền An Thái với bốn chữ ghi trên tam quan “Mỹ tục khả phong”, nơi thờ ông bà Vũ Phục? Hàng năm vào ngày tế lễ, lúc nghinh giá, kiệu vợ đi trước kiệu chồng vì theo tương truyền, khi gieo mình xuống sông người vợ nhảy xuống trước, người chồng nhảy theo sau.

Chợ Bưởi nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay. Mang tính chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, phải chăng vì thế người Pháp định danh là chợ Làng Lợn như chú thích trên ảnh (Marche au Village des cochons)

Chợ Bưởi nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay. Mang tính chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, phải chăng vì thế người Pháp định danh là chợ Làng Lợn như chú thích trên ảnh (Marche au Village des cochons)

Đoạn cuối đường Thụy Khê ngày nay, bám theo hướng di chuyển từ ngã ba về phía làng Yên Thái, bên trái các bức ảnh là khu đình làng nằm phía trong một cổng bề thế (số nhà 596 ngày nay). Hình ảnh hiện tại đình An Thái. Cách đó không xa, bên kia đường là đền Long Tỉnh (số nhà 577), vị trí của đền Long Tỉnh tạo ra nút thắt cổ chai trên đoạn đường ngày nay.

Đoạn cuối đường Thụy Khê ngày nay, bám theo hướng di chuyển từ ngã ba về phía làng Yên Thái, bên trái các bức ảnh là khu đình làng nằm phía trong một cổng bề thế (số nhà 596 ngày nay). Hình ảnh hiện tại đình An Thái. Cách đó không xa, bên kia đường là đền Long Tỉnh (số nhà 577), vị trí của đền Long Tỉnh tạo ra nút thắt cổ chai trên đoạn đường ngày nay.

Cùng với chợ Mơ, chợ Bưởi là một trong những chợ cổ ở Hà Nội còn duy trì hình thức họp chợ phiên. “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“.

Cùng với chợ Mơ, chợ Bưởi là một trong những chợ cổ ở Hà Nội còn duy trì hình thức họp chợ phiên. “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“.

Con đường vào thời gian về sau, vỉa hè được bó, trang phục của người dân có phần thay đổi, nhiều phụ nữ chuyển sang dùng nón lá thay cho nón chảo, nón ba tầm

Con đường vào thời gian về sau, vỉa hè được bó, trang phục của người dân có phần thay đổi, nhiều phụ nữ chuyển sang dùng nón lá thay cho nón chảo, nón ba tầm

Bức ảnh này rất quan trọng trong việc định danh, cũng như định vị khu chợ này. Ghi chú Chợ Bưởi (Pamplemousses) thuộc tỉnh Hà Đông cho biết bức ảnh được chụp sau năm 1915, khi Kẻ Bưởi trở thành một xã thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Không gian trong ảnh nối tiếp những bức trước, điểm đáng chú ý là chiếc giếng ở góc phải ảnh, trong khuôn viên đền Long Tỉnh (ở bức ảnh này chỉ thấy cành cây cổ thụ chìa ra từ đền), có tên là Giếng Mắt Rồng

Bức ảnh này rất quan trọng trong việc định danh, cũng như định vị khu chợ này. Ghi chú Chợ Bưởi (Pamplemousses) thuộc tỉnh Hà Đông cho biết bức ảnh được chụp sau năm 1915, khi Kẻ Bưởi trở thành một xã thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Không gian trong ảnh nối tiếp những bức trước, điểm đáng chú ý là chiếc giếng ở góc phải ảnh, trong khuôn viên đền Long Tỉnh (ở bức ảnh này chỉ thấy cành cây cổ thụ chìa ra từ đền), có tên là Giếng Mắt Rồng

Ngày không họp chợ. Tiếp theo đền Long Tỉnh có một nhà bia kiểu phương đình với hai tầng mái, rồi đến một dãy nhà gồm mười lăm gian chuyên bán “giấy Bưởi”. Khu làng nằm bên trái, trên thế đất cao có bờ kè đá.

Ngày không họp chợ. Tiếp theo đền Long Tỉnh có một nhà bia kiểu phương đình với hai tầng mái, rồi đến một dãy nhà gồm mười lăm gian chuyên bán “giấy Bưởi”. Khu làng nằm bên trái, trên thế đất cao có bờ kè đá.

Hướng chụp từ phía sông nơi dân làng đãi bột dó. Đám phụ nữ đang họp chợ bên bờ kè đá với những gánh vỏ dó. Giếng Mắt Rồng nằm bên trái bức ảnh, sát ra phía đường, một vành tròn lớn (cũng lọt vào khuôn hình bức ảnh trước) có thể là cối giã dó rất thường thấy xung quanh giếng

Hướng chụp từ phía sông nơi dân làng đãi bột dó. Đám phụ nữ đang họp chợ bên bờ kè đá với những gánh vỏ dó. Giếng Mắt Rồng nằm bên trái bức ảnh, sát ra phía đường, một vành tròn lớn (cũng lọt vào khuôn hình bức ảnh trước) có thể là cối giã dó rất thường thấy xung quanh giếng

Các bức ảnh xếp theo trình tự không gian. Đền Long Tỉnh ở vị trí cây cổ thụ, tiếp đến là Giếng Mắt Rồng nằm sát đường đi (đường Thụy Khê). Lối rẽ bên phải dẫn vào làng Yên Thái qua Cổng Giếng ngày nay

Các bức ảnh xếp theo trình tự không gian. Đền Long Tỉnh ở vị trí cây cổ thụ, tiếp đến là Giếng Mắt Rồng nằm sát đường đi (đường Thụy Khê). Lối rẽ bên phải dẫn vào làng Yên Thái qua Cổng Giếng ngày nay

Phiên chợ dó, cũng góc chụp trên, Giếng Mắt Rồng đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây cả về mặt tâm linh. Tuy đã bị lấp năm 1985, nhưng những câu chuyện bí ẩn xung quanh Giếng Mắt Rồng và đền Long Tỉnh vẫn tiếp tục lan truyền.

Phiên chợ dó, cũng góc chụp trên, Giếng Mắt Rồng đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây cả về mặt tâm linh. Tuy đã bị lấp năm 1985, nhưng những câu chuyện bí ẩn xung quanh Giếng Mắt Rồng và đền Long Tỉnh vẫn tiếp tục lan truyền.

Bức ảnh này dùng tiếng Việt Chợ Bưởi để chú thích

Bức ảnh này dùng tiếng Việt Chợ Bưởi để chú thích

Tuy chỉ chú thích là Phiên chợ làng Bắc Bộ, nhưng người ta dễ dàng nhận ra Chợ Bưởi

Tuy chỉ chú thích là Phiên chợ làng Bắc Bộ, nhưng người ta dễ dàng nhận ra Chợ Bưởi

Chợ Bưởi góc chụp từ đường Lạc Long Quân, khoảng sau năm 1915. Chính giữa bức ảnh là cây bồ đề còn đến ngày nay

Chợ Bưởi góc chụp từ đường Lạc Long Quân, khoảng sau năm 1915. Chính giữa bức ảnh là cây bồ đề còn đến ngày nay

Làng đúc đồng Ngũ Xã năm 1905

Làng đúc đồng Ngũ Xã năm 1905

Tinh hoa nghề đúc đồng của làng Ngũ Xã

Tinh hoa nghề đúc đồng của làng Ngũ Xã 

Sông Tô Lịch và Làng Giấy

Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch

Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch

Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội

Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội

Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng sông Tô Lịch chảy qua.

Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng sông Tô Lịch chảy qua.

Nghề giấy làng Yên Thái – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

Nghề giấy làng Yên Thái – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

Khung cảnh ở làng Giấy, cách người Pháp gọi vùng Kẻ Bưởi, nơi có nghề làm giấy truyền thống nổi tiếng Hà Nội xưa.

Khung cảnh ở làng Giấy, cách người Pháp gọi vùng Kẻ Bưởi, nơi có nghề làm giấy truyền thống nổi tiếng Hà Nội xưa.

Bà Gabrielle Vassal viếng thăm chợ làng Giấy ở Hà Nội.

Bà Gabrielle Vassal viếng thăm chợ làng Giấy ở Hà Nội.

Chợ Bưởi Chợ Bưởi
.
.
.
.
.
.
.
.

Năm 1945 đến nay 

Ngày 6.1.1946, Bác Hồ thăm và kiểm tra Tổng tuyển cử ở làng Giấy (Bưởi, Hà Nội).

Ngày 6.1.1946, Bác Hồ thăm và kiểm tra Tổng tuyển cử ở làng Giấy (Bưởi, Hà Nội).

.
.
.
.

Điều chắc chắn là từ khi định đô Thăng Long (thế kỷ XI) thì nhiều nghề thủ công đã ra đời và phồn thịnh ở vùng Hồ Tây.

 

Ngoài việc đề xuất nhu cầu và do đó, kích thích yếu tố cung cấp của khu vực Hồ Tây, hoàng thành (và cấm thành) kề cận còn trực tiếp tác động bằng nhiều cách (cử “phái viên” đến làm hạt nhân phát triển, thiết lập các “cơ sở tại chỗ” của mình…) đến khu vực kinh tế Hồ Tây. Công chúa Từ Hoa đời Lý ra lập cung Thúy Hoa (sau trở thành chùa Kim Liên nổi tiếng) để trồng dâu chăn tằm, dệt lụa là gấm vóc Nghi Tàm. Phường Toán (Toại) Viên chuyên trồng tỏi ở bờ Nam hình thành là do quyết định của vua Trần Dụ Tông (1362). Làng Trích Sài có nghề dệt lĩnh nổi tiếng là nhờ vua Lê Thánh Tông phái “Bà chúa dệt lĩnh” Phan Thị Ngọc Đô, gốc Chiêm Thành, đến đây gây dựng cơ sở đầu tiên, với Thiên Niên trang - sau thành chùa Thiên Niên… Đó là một vài trong rất nhiều thí dụ dễ dàng tìm thấy ở khu vực này.

 

Khu vực “thị” của kinh thành, trong suốt nhiều thế kỷ (ngày nay, còn hạt nhân là “khu phố cổ”) vừa ở sát ngay phía Đông - Nam khu vực Hồ Tây, vừa có sông Tô Lịch và sông Hồng trực tiếp thông thương, chính là một thị trường lớn, với chất lượng cao, có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với việc sản xuất cung ứng và tiêu thụ của khu vực Hồ Tây. Vì thế, cho đến thế kỷ XVIII, qua “Tụng Tây Hồ phú” và các tài liệu khác, đã thống kê được hơn 10 nghề thủ công cổ truyền, đặc trưng, tập trung quanh Hồ Tây, làm nên diện mạo truyền thống đặc sắc.

 

Những nghề và làng nghề thủ công quanh Hồ Tây đầu tiên, đại trà, vẫn là những thực thể gắn bó với nông nghiệp. Phía Tây bắc, làng Cáo Đỉnh, còn gọi Kẻ Giàn, có di tích kho thóc lúa của triều đình và bây giờ vẫn là nơi có “hồng xiêm Xuân Đỉnh” nổi tiếng. Làng Trích Sài với nguyên nghĩa “Hái (Nhặt) Củi” của nó, ở phía Đông bắc có nghề bẻ, chặt củi cành từ những rừng cây ngày xưa mọc rậm rạp quanh hồ, có cả hổ, voi rừng về sinh sống để tiêu dùng và đem bán cho dân kinh thành. Phường Toán (Toại) Viên, bờ Nam trồng tỏi, sản xuất cây trồng đặc sản. Làng Võng Thị là một làng chài cá. Những làng hoa Yên Phụ (tên cũ là Yên Hòa), Nghi Tàm, Nhật Tân… mạn Đông, làng hoa Ngọc Hà và cả làng cây thuốc Đại Yên (vùng “thập tam trại”) ở mạn Tây, tiêu biểu nhất cho vùng cảnh quan - ngành nghề “làng lúa - làng hoa” ven Hồ Tây, cũng thuộc loại làng nghề gắn bó với nông nghiệp, có vai trò và tác dụng như là dấu nối giữa những làng nghề thủ công đích thực và những làng nông nghiệp, ở khu vực kinh tế ven hồ. Hai sinh vật đặc sắc của Hồ Tây là cá chép và sâm cầm, có vai trò và tác dụng hỗ trợ cho việc hình thành nghề và làng nghề, như một loại hình kinh tế đặc trưng của vùng này.

 

Cuối cùng, làng Thụy, chính là làng Thụy Chương với nghề dệt vải và lụa đã trở thành phường Thụy Chương (sau đổi thành Thụy Khuê) - ở bờ Nam nổi tiếng với nghề nấu rượu, có tượng “Phật say” được kể trong danh mục 8 cảnh đẹp Hồ Tây, đã hoàn chỉnh danh mục các làng nghề ven hồ, với tư cách: từ chỗ là những làng nghề gắn bó với nông nghiệp chuyển thành những làng nghề thủ công đích thực. Chúng làm nên vẻ đặc sắc của khu vực kinh tế ven Hồ Tây cổ truyền.

 

Những làng giấy vùng Bưởi dùng nguyên liệu cây dó từ rừng núi Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, vận chuyển theo sông Hồng, sông Lô về thẳng đây. Trải qua nhiều trăm năm hành nghề, nhiều kỹ thuật và thành tựu đặc biệt đã phát triển được và tích lũy lại, như “giấy sắc” Nghĩa Đô để viết bằng, sắc của triều đình. Sau nhiều công đoạn công phu, tạo nên tờ giấy khổ lớn, trước khi tô vẽ rồng mây, nó còn phải “nghè” (ghè) - dùng vồ đập vào giấy đặt trên đá cho giấy thật mịn và chắc! Ngày nay, sau hai ba trăm năm ta còn gặp lại những sản phẩm này ở các ngôi đền cổ và phải kinh ngạc, quý trọng vì sự bền đẹp của chúng. Cách bờ hồ không xa, bên sông Tô Lịch, chợ Bưởi xưa có 15 gian để tồn trữ và kinh doanh “giấy Bưởi”.

 

Nghi Tàm có nghề trồng dâu nuôi tằm lâu đời, tiêu biểu là mặt hàng lĩnh, gọi chung là “lĩnh Bưởi”. Váy lĩnh, ước mong của bao thế hệ phụ nữ xưa, càng có giá trị nếu là hàng Bưởi. Chợ Bưởi sầm uất trên bờ sông Tô, ven Hồ Tây, cũng chính là một trung tâm buôn bán lĩnh Bưởi.

 

“Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng” chính là thứ “Trúc Bạch” do những bàn tay cung nữ ở phủ chúa Trịnh ra vùng Hồ Tây dệt nên và để lại địa danh cho vùng hồ Trúc Bạch, được ngăn ra khỏi Hồ Tây từ thế kỷ XVII.

 

Làng nghề đúc đồng phải kể đến Ngũ Xã và nghề đúc đồng truyền thống từ 5 xã thuộc tổng Đề Kiền, trấn Kinh Bắc, tới bán đảo Ngũ Xã bên hồ Trúc Bạch, lập ra Ngũ Xã tràng, hành nghề từ thế kỷ XVII. Kỹ thuật đúc đồng từ đây đã đạt đến trình độ tinh xảo, như pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ đặt ở đền Quán Thánh, đúc năm 1677. Từ đây lại cung cấp sản phẩm cho phố Hàng Đồng, nghĩa là nối vào dòng chảy kinh tế đến vùng nội đô.

.

.

Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

Bây giờ, trải qua bao biến động, hầu hết những ngành nghề và làng nghề thủ công nghiệp cổ truyền ở vùng kinh tế truyền thống quanh và ven Hồ Tây đã lụi tàn hoặc mất hẳn. Khu vực kinh tế thủ công nghiệp vùng này đã chuyển đổi tính chất theo xu thế thời đại sang du lịch. Nhưng, du lịch có đối kháng với sự tồn tại, thậm chí sự thịnh vượng của kinh tế thủ công nghiệp cổ truyền tại đây không?

 

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Nghi Tàm, từ hoa sang cây cảnh, cho thấy ít nhất hai điều: một là sức sống và sự năng động (thích nghi - thích ứng) của một ngành nghề và làng nghề thủ công nghiệp (đặc thù) cổ truyền và hai là khả năng phối hợp phục vụ kinh tế du lịch (mới) của ngành nghề và làng nghề thủ công (cũ) ở đây. Từ thí dụNghi Tàm, có thể tính đến việc đánh thức nhiều ngành nghề và làng nghề thủ công (cũ) ở đây, trong bước chuyển đổi phát triển kinh tế sang du lịch. Có thể không cần tính toán đến giá trị kinh tế của những mặt hàng thủ công nghiệp nổi tiếng một thời, nổi tiếng nhiều đời trong đời sống kinh tế nói chung nữa, vì đó là hiển nhiên. Nhưng rất cần biết thêm đến giá trị bảo tàng, tức giá trị văn hóa. Biến một số làng nghề và nghề ở đây thành một hình thức “bảo tàng sống” (trình bày theo cung cách bảo tàng học, chẳng hạn việc sản xuất “giấy sắc” cổ truyền, lĩnh, gấm… cổ truyền, cả những sản phẩm đúc cổ truyền nữa), chắc chắn sẽ là một tiêu điểm hấp dẫn thu hút và tăng cường chất lượng du lịch. Ấy là chưa kể đến những sản phẩm cổ truyền vừa được tạo ra trong đời sống du lịch, biến thành vật lưu niệm - hàng hóa - dịch vụ -một nội dung quan trọng của kinh tế du lịch hiện đại.

Hiểu biết kỹ lưỡng khu vực kinh tế thủ công nghiệp và các làng nghề cổ truyền vùng Hồ Tây, chắc chắn sẽ có những gợi ý - dẫn liệu bổ ích và quan trọng đối với việc tổ chức và phát triển du lịch và văn hóa nơi này.

Nguyễn Doãn Tuân

Bình luận của bạn

Tin khác