Quá trình phát triển đô thị ở TP Hà Nội.
Hầu hết các công trình kiến trúc nổi bật, như các tòa nhà công cộng hay các biệt thự kiểu Châu Âu, được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa Pháp từ những năm 1890 tới những năm 1940, đã được công nhận là di sản kiến trúc của thành phố. rong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội. Nhóm nhà phố này chủ yếu được xây dựng dọc theo những trục đường mới của Hà Nội trong những năm 1920 – 1945, cho những người làm việc trong bộ máy chính quyền thực dân
Phố cũ giai đoạn Pháp thuộc
( Danh sách phố được liệt kê theo bản đồ từ phía Bắc xuôi về phía Nam )
Phố Nguyễn Biểu
Phố Phan Đình Phùng
Phố Hoàng Diệu
Phố Trần Phú
Phố Điện Biên Phủ
Phố Tràng Thi
Phố Tràng Tiền
Phố Nguyễn Khắc
Phố Phạm Sứ Mạnh
Phố Hàng Khay
Phố Hàng Bài
Phố Lê Thái Tổ
Phố Bà Triệu
Phố Lý Thái Tổ
Phố Lê Lai
Phố Đinh Lễ
Phố Nguyễn Xí
Phố Trần Nguyên Hãn
Phố Hàng Vôi
Phố Tông Đản
Phố Trần Quang Khải
Phố Lê Phụng Hiểu
Phố Phạm Ngũ Lão
Phố Lý Đạo Thành
Phố Nguyễn Thái Học
Phố Tràng Thi
Phố Thợ Nhuộm
Phố Hai Bà Trưng
Phố 19-2 (phố Lê Chân)
Phố Quang Trung
Phố Phan Bội Châu
Phố Quán Sứ
Phố Lý Thường Kiệt
Phố Trần Hưng Đạo
Phố Ngô Văn Sở
Phố Trần Quốc Toản
Phố Hàm Long
Phố Ngô Quyền
Phố Vọng Đức
Phố Huế
Phố Phan Chu Trinh
Phố Hàn Thuyên
Phố Lê Thánh Tông
Phố Phan Huy Chú
Bản đồ thể hiện những con đường trong khu phố Tây thời Pháp thuộc, nơi chỉ được xây dựng nhà kiểu Châu Âu (Nguồn: Nguyễn Vinh Quang, 2018. Dữ liệu khảo sát và nghiên cứu thực địa. Tên phố thời Pháp thuộc đã được đổi sang tên phố hiện tại dựa theo tư liệu trong cuốn sách “Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 – 1954”, Đào Thị Diễn chủ biên (2010), cung cấp bởi Trung tâm lưu trữ Quốc gia
Sự xuất hiện của nhà phố Pháp tại Hà Nội gắn liền với quá trình phát triển đô thị trong thời kỳ thuộc địa Pháp, những ngôi nhà phố với hình thức kiến trúc kiểu Châu Âu đã xuất hiện sớm trên trục đường Rue Paul Bert (trục đường Hàng Khay – Tràng Tiền ngày nay). Đây là trục đường đầu tiên mà người Pháp xây dựng vào năm 1884, đúng hơn là mở rộng và nâng cấp từ phố Hàng Khảm, chuyên hành nghề thuộc da khi đó: “…từ một con đường rộng chưa tới 3m đầy những hố nước hôi thối vào năm 1883, phố Hàng Khảm năm sau đã trở thành một con đường mới rất rộng…” [1]. Trục đường này kết nối khu vực thành cổ nơi quân đội Pháp đồn trú với khu vực Nhượng địa ban đầu đặt gần bờ sông Hồng, là trục đường quan trọng, khởi đầu của sự phát triển khu phố Pháp về sau: “Không có gì có thể báo trước được một phố nằm ở ngoại ô toàn đầm lầy như phố Hàng Khảm, nay là phố Paul Bert, có ngày lại trở thành trung tâm náo nhiệt của Hà Nội. Khu phố Pháp chỉ nảy sinh từ con đường đó mà không ở nơi nào khác, đơn giản vì con đường này trực tiếp nối khu nhượng địa với Thành Hà Nội và với khu phố buôn bán” [2]. Thông qua những hình ảnh ghi lại khung cảnh của khu phố Paul Bert trong năm 1901, có thể thấy rõ ràng những dãy nhà phố kiểu Châu Âu đã hiện hữu từ rất sớm, trong thập kỷ đầu thời kỳ thuộc địa.
Năm 1921, chính quyền thuộc địa Pháp ban hành Nghị định 1921 quy định rõ ràng những khu phố mới trong khu phố Tây chỉ được phép xây nhà kiểu Âu. Tiếp ngay sau đó là nghị định 1922, bổ sung thêm các con đường với quy định tương tự về kiểu nhà cho phép được xây dựng. Đây chính là lý do chính cho sự phát triển mạnh mẽ của nhà phố Pháp bắt đầu diễn ra trong những năm 1920. (Nội dung nguyên gốc của các nghị định 1921 và 1922 hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I. Mã tài liệu: J342 “Bulletin Municipal de Hanoi”, tr 416-417 & tr 496-497)
Những đường phố mới mở hoặc mở rộng hơn theo quy hoạch của Ernest Hébrard năm 1928.
Bản đồ Hà Nội năm 1929.
Nhà phố Pháp tiếp tục được xây dựng và phát triển mạnh mẽ cho tới những năm 1940 và chững lại bởi chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Trong giai đoạn ngay sau đó từ 1947 tới 1954, nhà phố Pháp ở Hà Nội nói chung và khu phố cũ nói riêng vẫn được tiếp tục xây dựng: “trên quy mô lớn hơn giai đoạn trước, thay thế cho những ngôi nhà bị phá hủy trước đó”. [3]
Bản đồ Hà Nội năm 1936
Ranh giới khu phố Pháp ở Hà nội thời điểm năm 1943 (nguồn Ashui) - TỔNG HƠP TÊN PHỐ HÀ NỘI THỜI PHÁP THUỘC (thập kỷ 20- 30, thế kỷ trước )
Địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc và tạm chiếm
Sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Hà Nội khi đó gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành. Ngày 21/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 77 về việc thành lập thành phố trực thuộc Chính phủ Trung ương, hoặc Kỳ, thị xã thuộc Kỳ hoặc tỉnh. Theo đó Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Chính phủ Trung ương, gồm 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành.
Thời kỳ bao cấp
Sau năm 1954, khi người Pháp rời khỏi Hà Nội, một số lượng lớn nhà phố Pháp trong khu phố cũ đã được chính quyền tiếp quản. Cùng với một số loại hình nhà ở khác trong thành phố, nhà phố Pháp đã được phân phối cho người dân theo chính sách nhà ở thời kỳ bao cấp. Đặc biệt, việc nhiều hộ gia đình cùng chia sẻ một căn nhà đã dẫn tới những hệ lụy đáng kể, tác động tiêu cực tới giá trị nguyên bản của Nhà Phố Pháp ở các thập kỷ sau này.
Giai đoạn từ 1986 cho tới nay, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, nhà phố Pháp đã bị biến đổi nghiêm trọng, từ không gian chức năng cho tới hình thức kiến trúc. Một loại hình di sản kiến trúc nên được gìn giữ của thủ đô dường như đang dần chìm vào “quên lãng” và có nguy cơ bị cuốn đi trong dòng chảy đô thị hóa và hiện đại hóa tại Hà Nội.
Ghi chú:
[1] [2] Andre Masson, 1929. “Hanoi pendant le Période Héroique (1873 – 1888). Book, Oriental Library Paul Gautner, Paris. / Dịch bởi: Lưu Đình Tuân, 2009. “Hà Nội giai đoạn 1873 – 1888.” Sách in, tái xuất bản tại NXB Hà Nội, trang 81 & 149)
[3] [7] Nguyễn Quang Minh, 2017. Nhà phố Pháp trong khu phố cổ Hà Nội – Phần 1. Tạp chí Kiến trúc số 271 (11/2017).
Quy chế này quy định việc quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội và các khu vực phụ cận (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Quy chế này), bao gồm những quy định về quản lý quy hoạch và không gian đô thị; quản lý đối với các công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông Khu phố cũ Hà Nội và các khu vực phụ cận.
Danh sách phố cũ theo Quy Chế Quản Lý Quy Hoạch, Kiến Trúc khu phố cũ Hà Nội
Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội: Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội ; Ngày có hiệu lực, 23-08-2015
Bình luận của bạn