Hoạ sĩ Hoàng Hưng: Sâu lắng tình yêu Hà Nội

Thứ 5, 30/05/2024, 15:36 (GMT+7)

Chia sẻ

Là một họa sĩ đa năng về chất liệu biểu hiện cũng như lối vẽ, Hoàng Hưng nhìn Hà Nội trên tầm cao, nắng vàng như mật ong, tình yêu ngọt ngào trải dài qua những bóng cây cổ thụ, tôn mầu son Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Năm 2010, Hà Nội và cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một sự kiện trọng đại được mong đợi và chuẩn bị từ hàng thập kỷ trước, trong đó có những cuộc triển lãm của họa sĩ Hoàng Hưng. Cuộc triển lãm đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội và Cộng hòa Pháp vào năm 2000 dịp 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Tiếp  theo là những cuộc triển lãm "Người đất Tràng An" vào năm 2005 dịp 995 năm Thăng Long- Hà Nội tại Thủ đô và TP Hồ Chí Minh. Năm 2007 Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng Hội An và Thừa Thiên-Huế phối hợp tổ chức triển lãm tranh giới thiệu những tác phẩm mới của họa sĩ tài năng Hoàng Hưng.

Bích họa trên tường giảng đường Đại học Y Dược Đông Dương cũ

Họa sĩ Hoàng Hưng và bức tranh về Hà Nội

Họa sĩ Hoàng Hưng và bức tranh về Hà Nội

Họa sĩ Hoàng Hưng đã dành nhiều tâm huyết cho Hà Nội. Năm 2006, bức tranh lớn nhất Việt Nam 84 m2 được đặt tại giảng đường Ðại học Quốc gia. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất có tranh được lưu giữ tại Trụ sở UNESCO - Pa-ri và nhiều bài viết dạng chân dung. Năm 2010 này, họa sĩ đang khẩn trương cho ra đời một cuộc triển lãm kỷ niệm ngày đại lễ Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

Là một họa sĩ đa năng về chất liệu biểu hiện cũng như lối vẽ, ông nhìn Hà Nội trên tầm cao, nắng vàng như mật ong, tình yêu ngọt ngào trải dài qua những bóng cây cổ thụ, tôn mầu son Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Họa sĩ quan sát Ô Quan Chưởng rất nhiều, mỗi lần một góc nhìn, một tâm trí say mê nhưng lúc nào ông cũng nhìn thấy nắng. Nắng như nguồn năng lượng  vô biên, như vùng ánh sáng tâm linh nuôi dưỡng sức sáng tạo trong tâm hồn ông. Hoàng Hưng sinh ra và lớn lên trên vùng đất ngàn năm văn hiến, nên cảnh vật và thiên nhiên của Thủ đô như luôn ùa vào dào dạt trong tâm hồn ông. Những bức tranh ở mỗi góc độ khác nhau giúp người xem cảm nhận được cái đẹp và lãng mạn của Hà Nội, cái thanh lịch mang dáng dấp kinh kỳ thuở xa xưa của người Tràng An vẫn hiện hữu đâu đó quanh ta dưới mái chùa hay góc phố. Hoàng Hưng ham đi, ham vẽ. Ông sinh ra như chỉ để dành cho đam mê hội họa. Những bức tranh như "Nhớ biển", "Thuyền và trăng", "Rừng thu" là tình yêu của họa sĩ với thiên nhiên hòa hợp với con người được vẽ bằng góc nhìn gần gũi giúp cho con người cảm nhận được chiều ngược lại của thời gian và không gian. Cái nhìn ấy là sự sẻ chia cùng mọi người. Và cái gần gũi đến thân thuộc như mầu đỏ của hoa phượng, Ô Quan Chưởng rêu phong đã được họa sĩ biến thành chan hòa ánh sáng. Những hạt mầu tan loãng trong như sứ, khiến các bức họa của ông trong trẻo lạ thường. Sự tuôn chảy của mầu cùng những hòa sắc từ chính cuộc sống mà chỉ một họa sĩ tài năng mới nắm bắt được tạo nên sức sống mãnh liệt trong tranh của ông. Những nét mầu cạnh nhau mà không làm mất đi sức lôi cuốn, thoạt nhìn thì tất cả chỉ là con số cộng của những nét bút, nhưng để thực hiện những nét bút ấy, Hoàng Hưng đã dành cả cuộc đời.

Tác phẩm "Ô Quan Chưởng".

Tác phẩm "Ô Quan Chưởng".

Hà Nội trong tôi.

Hà Nội trong tôi.


Hoàng Hưng đặc tả đời sống tinh thần người Thăng Long- Hà Nội qua bóng thiếu nữ thắt đáy lưng ong, tà áo dài yểu điệu khuê các. Ông vẽ những dáng đứng, bước đi, cử chỉ thanh lịch, với tà áo dài bay trong gió. Thiếu nữ thầm kín trong vẻ đẹp nội tâm. Nàng hiện lên giữa cảnh sắc u trầm đầy nắng gió. Nàng đội hoa quả lên chùa xua tan niềm tục lụy hướng về cõi tâm linh thánh thiện trong tiếng chuông chùa sớm chiều từ những ngôi chùa. Trải qua nghìn năm họ nép vào cõi tâm linh ấy để sống và để yêu.

Hoàng Hưng tâm sự: "Không có ngòi bút nào nói hết được tình yêu sâu thẳm của ông dành cho Hà Nội. Ðó là nguồn cảm hứng vô tận để ông đến với hội họa. Từng là Phó Giám đốc Sở Thể dục - Thể thao Hà Nội, nay đã về hưu, ông dốc nhiều tâm sức cho mảng tranh để triển lãm kỷ niệm ngày đại lễ. Riêng bức gò đồng "Chàng thể thao Phù Ðổng" có kích thước 806 cm x 403 cm của ông được trưng bày tại sảnh chính của Sân vận động quốc gia Mỹ Ðình, là bức tranh thể thao hoành tráng nhất Việt Nam từ trước tới nay. Ông đã phải mất nhiều thời gian, tâm sức. Ông đã mất ngủ hàng tháng trời chỉ để suy nghĩ lựa chọn và cuối cùng quyết định dùng biểu tượng Thánh Dóng, một nhân vật huyền thoại với hình ảnh khỏe khoắn, bay bổng, thực hư mà vững chắc. Bức tranh đã làm hài lòng du khách trong nước và nước ngoài".

"Nắng thu".

"Nắng thu".

Không chạy theo những hình thức thời thượng, dấu ấn để lại của Hoàng Hưng trong hội họa chính là sự trung thực, trong sáng tạo nghệ thuật. Một bút pháp tả thực cài dắt nhiều yếu tố ấn tượng khi diễn tả ánh sáng, đường nét, bảng mầu linh hoạt cô đọng, không gian cổ điển hay ước lệ biến thiên nhiên theo nhịp điệu của hình sắc. Hoàng Hưng không câu nệ về đề tài, cuộc sống chính là cái anh thấy và xúc động. Về với cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc mãi mãi là tiêu chí sáng tác của Hoàng Hưng trong hội họa.


Phố Gallery 


36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác