Hà Nội xưa-Phố Hà Trung

Chủ nhật, 01/12/2024, 15:50 (GMT+7)

Chia sẻ

Phố Hà Trung. Ở con phố này còn khá nhiều căn nhà cổ, tuy nhiên chỉ được nhìn thấy từ tầng 2. Dưới tầng một, gần như cả dãy phỗ đã được cải tạo.

Phố Hà Trung. Ở con phố này còn khá nhiều căn nhà cổ, tuy nhiên chỉ được nhìn thấy từ tầng 2. Dưới tầng một, gần như cả dãy phỗ đã được cải tạo.

I/ Vị trí

Phố Hà Trung dài 206 mét, đi từ ngõ Trạm – phố Hàng Da đến phố Phùng Hưng. Nối phố Nguyễn Quang Bích với phố Trần Phú. Nay thuộc phường Hàng Bông quận Hoàn Kiếm. Đây nguyên là đất của thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương xưa.

Phố Hà Trung năm 1948

 Phố Hà Trung năm 1948

Ảnh : Trần Đình Nhung (1905 – 1952) và Trần Văn Vẽ (1930 – 1988)
Trần Quang Dũng chụp từ một cuốn sách

Phố Hà Trung năm 1953
 Phố Hà Trung năm 1953
Ảnh : Georges Azambre

Phố Hà Trung năm 1956
 Phố Hà Trung năm 1956
Ảnh : Đàm Quốc Trung sưu tầm

Từ năm 1832 ở thôn này có đặt một nhà trạm để chuyển công văn, giấy tờ của triều đình. Tên của trạm do ghép chữ “Hà” của tỉnh Hà Nội và chữ “Trung” một chữ của tên thôn.


II/ Lịch sử

1/ Thời Pháp thuộc không còn trạm Hà Trung. Chỉ lưu lại một cái tên cho con ngõ dẫn đến cổng trạm, gọi là Ngõ Trạm Hà Trung, tức là phố Hà Trung ngày nay. Khoảng năm 192x, mở phố mới ở phía sau, thì ngõ này được gọi là Ngõ Trạm Cũ, và cái phố mới mở kia gọi là Ngõ Trạm Mới (nay là ngõ Trạm)

2/ Vào những năm đầu thế kỉ XX, có một người dân làng Nành (làng Phù Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), đi lính Pháp, học được nghề đóng giầy Tây, khâu yên ngựa, túi súng, … Khi giải ngũ đã ra đây lập nghiệp. Ông còn truyền nghề cho họ hàng, con cháu. Dần dà hình thành một dãy phố gồm phần lớn cửa hàng da kiểu mới : va-li, cặp sách, giầy Tây, … của dân làng Nành dời quê ra định cư tại đó. (Trong thời gian ấy, hàng da kiểu cũ vẫn tồn tại ở ngõ Hài Tượng, phố Hàng Giầy, và đầu phố Hàng Bồ).

3/ Thời Pháp thuộc đây là “rue Hà Trung” (phố Hà Trung). Tên gọi như hiện nay có từ đầu tháng 08/1945.

( Trần Quang Dũng trích sách PHỐ VÀ ĐƯỜNG HÀ NỘI – Nhà xuất bản Giao thông Vận tải năm 2004)

Bình luận của bạn

Tin khác