Đình Gia Quất

Thứ 7, 10/08/2024, 22:52 (GMT+7)

Chia sẻ

Di tích Đình Gia Quất được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật, Chùa Gia Quất được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng kháng chiến năm 2010




Đình Gia Quất nằm tại vị trí tổ dân phố số 5 - phường Thượng Thanh – Long Biên – Hà Nội có diện tích là: 3.777,7m2, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 5 km. Muốn đến thăm di tích, khách tham quan có thể đi theo nhiều tuyến đường khác nhau, nhưng thuận tiện và dễ đi hơn cả là theo trục đường: Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm) theo phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Trần Quang Khải, qua cầu Chương Dương đi khoảng 1 cây số, rẽ phải đi qua bên xe Gia Lâm đi thẳng đến Ga Gia Lâm qua đường tàu đi khỏa 500 mét, rẽ phải vào tổ dân phố số 5 là đến di tích đình Gia Quất.

Đình Gia Quất đã được ghi nhận trong lịch sử là nơi thờ 4 vị Thành  Hoàng trong đó có 2 vị nhân thần là Đức Minh Trụ và Đức Minh Khiết là 2 vị Tướng đã có công lớn giúp vua Lý Nhân Tông đánh tan giặc Chiêm Thành. Sau khi về định cư tại trang Gia Quất, hai ông đã giúp dân phát triển nông trang, trồng dâu nuôi tằm thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Tại nơi đây gần một nghìn năm trước ngôi Đình được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông. Trải qua chiến tranh năm 1947, đình chùa Gia Quất bị giặc Pháp tàn phá làm cho di tích Đình, Chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Song với ý thức, đạo đức, lòng tôn kính đã khơi dậy cho nhân dân Thượng Thanh, Gia Quất nơi có ngôi Đình lịch sử. Hai giới các cụ cùng nhân dân đã quý trọng gìn giữ được hệ thống bi ký rất quý của Đình là các văn bia trong đó có các văn bia nói về hương ước của làng rất có giá trị lịch sử.

Bằng công sức lao động và vật chất đóng góp của nhân dân, các nhà hảo tâm công đức và kinh phí của địa phương, sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp, Đình Gia Quất đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận và xếp hạng di tích Lịch sử – Nghệ thuật theo Quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 10/5/2010. Đình Gia Quất là là tài sản tinh thần quý báu không chỉ của địa phương mà còn là tài sản của Thủ đô và cả nước là nơi giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau. Đến đây du khách có thể tham quan và tìm hiểu chi tiết các hạng mục, các cổ vật, bia đá cổ và phong tục tập quán truyền thống nơi đây.

Lễ hội được diễn ra vào ngày mùng 8, 9 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Lễ hội truyền thống Đình - Chùa Gia Quất là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian được tổ chức hàng năm vào ngày 8,9 tháng 2 âm lịch. Đình Gia Quất xưa thuộc xã Gia Quất tổng Gia Thụy phủ Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc cụm dân cư tổ 4, 5, 6 phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đình được xây dựng cách đây ngót 400 năm, vào khoảng năm 1671.

 Đình thờ ba vị thần hoàng gồm:

1. Đức Cao Sơn Thượng Đẳng Thần.

2. Đức Minh Trụ tức Lý Uy Công Thượng Đẳng Thần.

3. Đức Minh Khiết tức Lý Vũ Công Thượng Đẳng Thần.

Cả 3 vị thần Thành hoàng đều là nhân thần, trong đó Đức Minh Trụ và Đức Minh Khiết là những người có công lớn đối với trang Gia Quất, là những vị thánh không chỉ mở mang khai phá giúp dân trồng dâu nuôi tằm phát triển nông trang, làm nhiều việc thiện chuẩn cấp cho những người dân nghèo mà còn có công giúp vua Lý Nhân Tông dẹp yên giặc Chiêm Thành, sau khi 2 ông cùng hóa vào ngày 20/11 tại bản trảng Gia Quất đã được nhà vua thương tiếc ban sắc chỉ cho nhân dân Gia Quất lập miếu thờ phụng với bao phong Mỹ Tự Thượng Đẳng Tối thần linh, được thờ cúng muôn đời và hai ông trở thành Thần hoàng làng của Gia Quất từ đấy. Chính vì vậy, hằng năm cứ vào đầu tháng 2 âm lịch nhân dân Gia Quất lại mở hội làng để tưởng nhớ công lao hai ông đối với đất nước. Các triều đại Lê – Nguyễn sau này cũng đều có sắc phong tặng.

Trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, đình Gia Quất đã trở thành căn cứ cách mạng, là sở chỉ huy của lực lượng vũ trang khu Ngọc Thụy. Nơi đây còn là nơi gắn liền với quá trình hoạt động của đ/c Đại tướng Văn Tiến Dũng. Trung đội nữ du kích Trưng Trắc đơn vị vũ trang nữ đầu tiên của khu Ngọc Thụy tỉnh Bắc Ninh cùng được thành lập  tại đây gồm chủ yếu là các cô gái Gia Quất.

Năm 1947, đình chùa Gia Quất bị giặc Pháp tàn phá làm cho di tích Đình, Chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Song với ý thức tự cường của dân tộc, truyền thống yêu nước thương dân được thừa hưởng từ các bậc tiền bối, với đạo đức và lòng tôn kính sâu sắc đối với các bậc thánh nhân, những người có công với dân với nước. Hai giới các cụ, nhân dân Gia Quất cùng các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương đã nâng niu, bảo trọng, giữ gìn những bút tịch lịch sử, đóng góp kinh phí tôn tạo di tích Đình - Chùa. Tại ngôi Đình Gia Quất hiện nay còn lưu giữ hệ thống bia đá rất quý là bút tích của các bậc danh nho khoa bảng như tiến sĩ Dương Hạo, Tiến sĩ Bùi Huy Bích ghi lại những thuần phong mỹ tục, hương ước của quê hương Gia Quất rất có giá trị về mặt lịch sử. Tháng 5/2010 Đình và Chùa Gia Quất đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận và xếp hạng di tích Lịch sử – Nghệ thuật, tháng 10/2013 Chùa Gia Quất được công nhận và gắn biển là di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.

xuatban.thuongthanh

Bình luận của bạn

Tin khác