Con đường Gốm sứ

Thứ 3, 21/05/2024, 23:38 (GMT+7)

Chia sẻ

Con đường gốm sứ ven sông Hồng xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long [4] của nhân dân thủ đô Hà Nội. Công trình này đã nhận được giải thưởng "Bùi Xuân Phái" vì tình yêu Hà Nội" năm 2008 và Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới (dài xấp xỉ 3,85 km) - đạt kỷ lục Guinness


Gốm sứ trên nền đê sông Hồng bằng bê tông

Gốm sứ trên nền đê sông Hồng bằng bê tông



Danh sách người tham gia thực hiện thi công con đường gốm sứ

STT Tên Chức danh, nghề nghiệp
1 Bùi Viết Đoàn Nhà điêu khắc
2 Bằng Việt  Nhà thơ
3 Christina Diaz  Nữ họa sĩ
4 Hà Huy Hiệp  Họa sĩ 
5 Hà Huy Mười  Họa sĩ
6 Jacob Reymond  Họa sĩ, nhà làm phim 
7 Jane Golden  Nghệ sĩ 
8 Joel Bennett  Nghệ sĩ gốm 
9 Jon Pounds  Nghệ sĩ
10 Lê Huy Tiếp  Họa sĩ 
11 Maria Teresa Bobbio  Nữ họa sĩ 
12 Michael Geertsen  Nghệ sĩ gốm
13 Ngô Bá Hoàng  Họa sĩ, giảng viên mỹ thuật
14 Nguyễn Huy Cường  Nhà báo 
15 Nguyễn Quý Sơn  Quang Minh SJC 
16 Nguyễn Thu Thủy  Nhà báo, họa sĩ, tác giả ý tưởng 
17 Nguyễn Trọng Tuấn  VP Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
18 Nguyễn Vinh Phúc  Nhà Hà Nội học 
19 Nguyễn Đình Toán  Nhà nhiếp ảnh 
20 Nguyễn Đỗ Bảo  Nhà nghiên cứu mỹ thuật 
21 Nguyễn Đức Hòa  Sở VH-TT & DL Hà Nội 
22 Olivia Gude  Giáo sư Mỹ thuật 
23 Sonja Vitulic  Nữ họa sĩ 
24 Trần Khánh Chương  Họa sĩ 
25 Đỗ Quốc Vị  Nhà điêu khắc, giảng viên mỹ thuật 
26 Phương Văn Kim  Họa sĩ 
27 Nguyễn Văn Khánh  Họa sĩ Buildviet 
28 Bùi Anh Tuấn  Họa sĩ - FPT 

Tài trợ

Danh sách gần 70 nhà tài trợ công trình

Đánh giá về con đường gốm sứ 

Nhận xét của một người là cư dân Hà Nội:
Tôi là một cư dân Hà Nội, là người ngoại đạo về nghệ thuật. Nhưng tôi rất quan tâm tới dự án ngay từ khi có thông tin về ý tưởng tới khi những đoạn tranh đầu tiên được hình thành. Tôi rất ủng hộ dự án xét cả về ý nghĩa làm đẹp cho thành phố lẫn hiệu ứng xã hội mà nó tạo ra với tính chất là một dự án nghệ thuật cộng đồng. Thường xuyên qua lại trên đoạn đường này, lúc đầu tôi thấy hơi lo vì sau khi những mét tường đầu tiên được hoàn thành thì bỗng dưng thấy tiến độ lắng xuống. Giờ đây, tôi đã yên tâm và thấy vui khi lâu lâu lại thấy có một đoạn tường đê mới được phủ những bức tranh tươi sáng, làm thành phố đẹp lên từng ngày. Tôi cũng có cảm nhận về một hiệu ứng khác là sau khi những bức tranh hoàn thành thì hình như các hành vi thiếu văn hóa vẫn thường gặp trước đây như tiểu tiện bừa bãi lên tường đê đã không còn nữa. Thật tốt biết bao. 

— Trần Quốc Dũng

Nhận xét của GS Sử học Lê Văn Lan:
Tôi cho đây là một ý tưởng hay, là một sáng kiến. Có thể nói cao hơn nữa thậm chí là một phát kiến. Chúng ta hàng ngày đi qua con đường đê xám xịt, bị thu hẹp không gian lại của xi măng vững chãi. Chỉ có chị Thu Thủy trên cái sự cứng hóa đã nảy ra ý tưởng tạo cho nó vẻ đẹp, màu sắc, hình ảnh mà lâu nay ta chẳng nhìn ra. Trước đây chúng tôi có nghiên cứu về diễn trường Đông Bộ Đầu nhưng chưa tìm ra địa điểm lịch sử đó. Gần đây chúng tôi mới tìm ra nó và nảy ra ý định mô tả lại diễn trường của Đông Bộ Đầu. Sách thì có rồi, phim làm rồi nhưng có hình thức nào đánh dấu chỗ diễn ra trận đông bộ đầu thì chưa có. Tôi nghĩ bức tranh gốm này là một hình thức đánh dấu sự kiện lịch sử thời Trần năm 1258.

Ý kiến của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc:
Con đường Gốm sứ là một công trình nghệ thuật. Nhưng do phải kêu gọi nguồn đầu tư xã hội hóa nên việc gắn logo cho các nhà tài trợ cũng là điều hợp lý thôi. Tuy nhiên, có một số logo to quá, nên thu nhỏ lại. Con đường Gốm sứ bị chỉ trích vì phần nào đó, sự quảng cáo hơi lộ liễu.Còn về chủ đề, nội dung, thực ra, Con đường Gốm sứ không phải là một thứ biên niên sử, nên nó không nhất thiết và cũng không thể giới thiệu hết về lịch sử Hà Nội. Hơn nữa, một bức tranh dài chỉ giới thiệu về lịch sử cũng sẽ gây nhàm chán.

Suy nghĩ về con đường gốm sứ ở trên đê Hà Nội 

....

Đến thời điểm 11/9/2010 có nhiều vết nứt và vết vỡ trên các bức tường dọc theo con đường này.

Tháng 6/2020, khoảng 600m tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân.

Hình ảnh

Tranh gốm rồng Việt Nam gần cầu Chương Dương

Tranh gốm rồng Việt Nam gần cầu Chương Dương



Xem thêm: Hanoi Mosaic Mural   


Phố Gallery 


36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác