Chợ Hàng Da xưa

Thứ 3, 23/05/2023, 11:01 (GMT+7)

Chia sẻ

Chợ Hàng Da, nằm ở trung tâm của khu thương mại trung tâm của khu phố cổ Hà Nội, là một trung tâm mua sắm ba tầng

Trở về ký ức

Phố Hàng Da xưa và khu đất Chợ Hàng D

Phố Hàng Da xưa và khu đất chợ Hàng Da

Chợ Hàng Da náo nhiệt, sầm uất trong ký ức người dân Thủ đô

Thuở ấy, chợ Hàng Da (Hà Nội) là nơi tập trung buôn bán đủ loại mặt hàng của các tiểu thương từ khắp nơi đổ về, nhưng nhiều nhất vẫn là những tiểu thương sinh sống gần quanh chợ...

Chợ Hàng Da, Hà Nội khoảng đầu thế kỷ 20.

Chợ Hàng Da, Hà Nội khoảng đầu thế kỷ 20.

Quảng trường Chợ Hàng Da Năm 193x

Quảng trường Chợ Hàng Da
Năm 1931

Hà Nội là đất Kẻ Chợ, nơi giao thương buôn bán sầm uất suốt bao thế kỉ. Hà Nội có biết bao chợ lớn chợ nhỏ mà ai cũng biết mặt gọi tên như chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Long Biên, Hàng Bè… Các khu chợ đan xen lẫn giữa những ngôi nhà cổ kính san sát nhau, tạo thành một nét văn hóa đặc trưng khiến Hà Nội không thể lẫn với bất kì nơi nào khác.

Chợ Hàng Da năm 1953

Chợ Hàng Da năm 1953

Từ nhỏ, ký ức Hà Nội trong tôi đã gắn liền với khu chợ Hàng Da sầm uất náo nhiệt. "Chợ Hàng Da" có lẽ đã trở thành cái tên trong ký ức của nhiều người dân sinh sống tại Hà Nội, vì giờ đây chợ đã không còn là chợ, mà đã được đổi tên thành Hàng Da Plaza – một khu trung tâm thương mại rộng lớn sầm uất, và "tây hóa" theo đúng tiêu chuẩn phát triển của đô thị.

Còn nhớ khu chợ cái thời xa xưa ấy, khi nó chưa bị dỡ bỏ và xây thành trung tâm thương mại như bây giờ. Thuở ấy, chợ Hàng Da là nơi tập trung buôn bán đủ loại mặt hàng của các tiểu thương từ khắp nơi đổ về, nhưng nhiều nhất vẫn là những tiểu thương sinh sống gần quanh chợ. 

Quảng trường Chợ Hàng Da Năm 1944 Ảnh của Cụ Võ An Ninh

Quảng trường Chợ Hàng Da
Năm 1944
Ảnh của Cụ Võ An Ninh

Chợ được chia làm bốn khu chính, khu bán thực phẩm tươi sống, khu bán hàng ăn uống, khu bán quần áo và khu bán các loại tạp hóa khác. Chợ có nhiều cổng quay ra các mặt của phố Nguyễn Văn Tố, Hàng Da, Ngõ Trạm… Bước vào chợ là các quầy bán hàng san sát nhau với đủ thứ mặt hàng, thứ gì cũng có, đúng là "thiên đường mua sắm" thời bấy giờ.

Chợ đổ sập tại Đường Thành (chợ Hàng Da ??? )

Chợ đổ sập tại Đường Thành (chợ Hàng Da ??? )

Tôi còn nhớ như in trong chợ bán có nhiều hàng quán bán đồ ăn rất ngon, từ cháo sườn, bún phở, đến các món ăn vặt như chè, nộm… Những chiều hè nóng nực, được ngồi trong quán chè quen thuộc mà thưởng thức một cốc chè đỗ đen mát lạnh, hay tạt qua hàng bún ốc thơm lừng đưa đẩy, thật không gì sung sướng bằng. 

Hàng thực phẩm đã nhiều, hàng tạp hóa, quần áo bày bán trong chợ cũng đa dạng không kém. Từ quần áo, nước hoa, mỹ phẩm, đến giày dép, túi xách… không gì là không có. Ngày đó người ta cứ truyền tai nhau, khi đi xem quần áo trên chợ Hàng Da thì cứ đi chậm và liếc qua thôi chứ đừng đứng lại, thật ưng rồi hãy vào hỏi giá, vì đã sa vào hỏi mà không mua, thì ắt hẳn hôm ấy sẽ bị chủ hàng mắng cho té tát hay thậm chí là "đốt vía", có nhiều người không quen còn bị chủ hàng giữ chân cho đến khi nào gật đầu đồng ý mua mới thôi. Thế mới thấy nghệ thuật bán hàng của các tiểu thương mới "bài bản" làm sao!

Chợ Hàng Da 1970

Chợ Hàng Da 1970

Tuy cách bán hàng của các tiểu thương đôi khi gây dị ứng với khách hàng là vậy, ấy thế nhưng chợ Hàng Da không lúc nào thôi tấp nập. Cả ngày chợ đón tiếp biết bao lượt khách vào ra, nhộn nhịp trao đổi mua bán. Chợ đã trở thành một địa chỉ giao thương quen thuộc của những người dân quanh phố cổ Hà Nội, trở thành nơi kiếm sống của các tiểu thương, gắn bó với họ thậm chí đến cả nửa đời người.

Quảng trường Chợ Hàng Da Tháng 5/1992 Ảnh : Duong Minh Long

Quảng trường Chợ Hàng Da
Tháng 5/1992
Ảnh : Duong Minh Long

Thế nhưng tất cả giờ đã chỉ còn là ký ức của một thưở xa xôi. Chợ bị dỡ bỏ để tu sửa lại trong niềm thương tiếc ngẩn ngơ của biết bao người dân đã gắn bó với nó, trung tâm thương mại mới được mọc lên xa hoa và lịch sự nhưng cũng thật lạ lẫm. Người ta đã quen bước chân vào một khu chợ ồn ào náo nhiệt, nơi người mua kẻ bán thoải mái cò kè thêm bớt mặc cả, nơi ầm ĩ huyên náo, lại mang cái đặc trưng rất "chợ búa", nhưng lại khiến cho người ta cảm nhận thấy sự bình dị và thân thuộc đến vậy.

1994

Chợ Hàng Da đầu năm mới 1994

Hàng Da Plaza mọc lên nguy nga và đồ sộ, các khu vực được phân chia rõ ràng, quy hoạch ngay hàng thẳng lối thay cho chợ cũ xuống cấp ngày xưa. Bên cạnh những mặt hàng vẫn được bày bán trong các chợ truyền thống, ở đây còn có thêm nhiều cửa hàng bán đồ cao cấp xa xỉ, có thêm cả khu vui chơi, trưng bày, tổ chức sự kiện… 

Chợ Hàng Da năm 2008 Ảnh : Vicky Linh Thach

Chợ Hàng Da năm 2008
Ảnh : Vicky Linh Thach

Có thể nói, chợ Hàng Da nay đã được thay da đổi thịt, khoác lên mình màu áo mới và phù hợp với nhịp sống đô thị hơn, hiện đại hơn. Tuy nhiên trong ký ức những con người sinh sống quanh chợ nói riêng và những người dân Hà Nội nói chung, không ít người vẫn luôn hoài niệm thương nhớ về một thời sầm uất xa vắng của một khu chợ nhộn nhịp. Thời đại thay đổi, những gì thuộc về quá khứ sẽ dần bị đẩy lùi vào ký ức, để mỗi lần đi ngang qua khu trung tâm thương mại mới này, những kỷ niệm về một Hà Nội cổ kính với những khu chợ cóc sẽ vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của những người dân Thủ đô ưa hoài niệm.

Chợ Hàng Da trước kia nay đã thay đổi, được xây dựng thành Trung tâm thương mại Hàng Da. Ảnh: Việt Vũ.

Chợ Hàng Da trước kia nay đã thay đổi, được xây dựng thành Trung tâm thương mại Hàng Da. Ảnh: Việt Vũ.

Ký ức chợ Hàng Da 14 năm trước

Khu chợ nổi tiếng của Hà Nội đã thay đổi hoàn toàn so với hình ảnh trong ký ức nhiều người dân thủ đô.

Bộ ảnh này được Vicky Linh Thạch (32 tuổi) chụp năm 2008. Nhà của Linh Thạch nằm ngay sát chợ Hàng Da nên khu chợ này đã trở thành một phần gắn liền với tuổi thơ cô.

Bộ ảnh này được Vicky Linh Thạch (32 tuổi) chụp năm 2008. Nhà của Linh Thạch nằm ngay sát chợ Hàng Da nên khu chợ này đã trở thành một phần gắn liền với tuổi thơ cô.

"Tôi chẳng nhớ mình đã chụp bộ ảnh này bằng máy ảnh gì nữa. Chỉ nhớ, tôi đã chụp vào một ngày đi ăn phở bác Tịu ở số 8 Hàng Da. Bác bán phở nói khu chợ sắp bị phá trong 2-3 hôm tới. Tôi sợ không bao giờ được nhìn lại cảnh khu chợ cũ nên mang máy đi chụp. Dù sao, đây cũng là nơi thân thuộc với tôi hồi bé", cô chia sẻ 

Trong trí nhớ của tác giả bộ ảnh, ngày trước, khi tan học buổi chiều, cô thường được mẹ dẫn vào chợ mua đồ về nấu ăn. Thỉnh thoảng, mẹ Linh Thạch cũng hay lên tầng 2 để mua đồ si. Hầu hết quần áo cô mặc từ mẫu giáo đến hết lớp 5 đều được mua từ khu chợ này.

Trong trí nhớ của tác giả bộ ảnh, ngày trước, khi tan học buổi chiều, cô thường được mẹ dẫn vào chợ mua đồ về nấu ăn. Thỉnh thoảng, mẹ Linh Thạch cũng hay lên tầng 2 để mua đồ si. Hầu hết quần áo cô mặc từ mẫu giáo đến hết lớp 5 đều được mua từ khu chợ này.

"Tôi hay được mẹ mua cho nộm, chè ở đây. Trong chợ có bà Ý bán giò chả ngon lắm. Mẹ tôi vẫn hay mua bánh dày, giò của nhà bà", cô nhớ lại.

Những đợt nghỉ hè, cô hay trốn ngủ trưa để ra chợ ngắm cá ở mấy hàng ngay đầu cổng. Sau đó, cô lại đi ra Ngõ Trạm để ăn cá bò, nem chua nướng bà Sáu.

Những đợt nghỉ hè, cô hay trốn ngủ trưa để ra chợ ngắm cá ở mấy hàng ngay đầu cổng. Sau đó, cô lại đi ra Ngõ Trạm để ăn cá bò, nem chua nướng bà Sáu.

Khu chợ hồi nhỏ thế nào, Linh Thạch cũng không còn nhớ rõ. Tuy nhiên, so với những bức hình năm 2008 và hiện tại, cô gái phố cổ chia sẻ nó chẳng còn chút gì giống nhau. Phải chăng nếu có chút giống thì đó là sự hiện diện của vài người bán hàng từ chợ cũ đến giờ. Họ chủ yếu vẫn bán dưới hầm và phía Nguyễn Văn Tố.

Khu chợ hồi nhỏ thế nào, Linh Thạch cũng không còn nhớ rõ. Tuy nhiên, so với những bức hình năm 2008 và hiện tại, cô gái phố cổ chia sẻ nó chẳng còn chút gì giống nhau. Phải chăng nếu có chút giống thì đó là sự hiện diện của vài người bán hàng từ chợ cũ đến giờ. Họ chủ yếu vẫn bán dưới hầm và phía Nguyễn Văn Tố.

Tiểu thương cũ ở chợ đa số là những gia đình sống xung quanh. Số khác lại là người tỉnh ngoài về Hà Nội để bán những thứ quà quê, đặc sản trên vỉa hè, quán cóc. Sau này, họ tập trung lại vào một số khu vực rồi phát triển lên thành chợ.

Tiểu thương cũ ở chợ đa số là những gia đình sống xung quanh. Số khác lại là người tỉnh ngoài về Hà Nội để bán những thứ quà quê, đặc sản trên vỉa hè, quán cóc. Sau này, họ tập trung lại vào một số khu vực rồi phát triển lên thành chợ.

Hiện nay, trung tâm thương mại chợ Hàng Da cũng đã khang trang, rộng rãi hơn. Tuy nhiên, để vào chợ, người dân không được đi xe như trước mà phải gửi bên ngoài. Điều này đôi khi cũng khiến khách hàng có tâm lý ngại mua sắm.

Hiện nay, trung tâm thương mại chợ Hàng Da cũng đã khang trang, rộng rãi hơn. Tuy nhiên, để vào chợ, người dân không được đi xe như trước mà phải gửi bên ngoài. Điều này đôi khi cũng khiến khách hàng có tâm lý ngại mua sắm.

Thông tin dự án đầu tư

Tổng Mức đầu tư: 230,5 tỷ đồng.
Diện tích : 5 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn trên 20.000m2.
Thời gian hoàn thành : Đã hoàn thành chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Địa Điểm: Phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chủ đầu tư : Công ty cổ phần Thương mại Hàng Da( Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng góp 51% vốn điều lệ).

Chợ Hàng Da nay thành TTTM chợ Hàng Da

Chợ Hàng Da nay thành TTTM chợ Hàng Da

Thông tin TTTM chợ Hàng Da

Nằm ở trung tâm của khu thương mại trung tâm của Hà Nội, là một trung tâm mua sắm ba tầng, nơi vẫn còn một mảng Electic của gian hàng. Nhỏ hơn so với Đồng Xuân và cung cấp một loạt sản phẩm lựa chọn hơn, đây là nơi đến cho rượu nhập khẩu, hoa, quần áo cũ và vải.

Bên ngoài của tòa nhà cũng rất đẹp như tranh vẽ với màu trắng đục đa mặt tiền của nó và nó dự kiến ​​rằng toàn bộ nội thất có thể một ngày nào đó thay đổi so với quầy hàng ở chợ để Boutique cửa hàng. Chợ Hàng Da là một nơi tuyệt vời để đón mặt hàng quần áo một lần bao gồm cả váy, váy và áo khoác và một số mua tốt nhất là phong cách quần áo cũ mà là khá nhiều tất cả trong tình trạng hoàn hảo.

Thị trường được truy cập tốt nhất điều đầu tiên vào buổi sáng khi các thương nhân được giải nén trong ngày và tốt nhất nên tránh qua ngày cuối tuần hoặc trong quá trình nhiệt trưa. Hãy nghỉ ngơi khi bạn mua sắm trên tầng đầu tiên nơi bạn có thể mua một số đồ ăn nhẹ Việt tươi nấu chín.

Phía ngoài chợ

Phía ngoài chợ

 Vấn đề nổi bật chợ

Trung tâm thương mại - Chợ Hàng Da được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2010 với hơn 500 tiểu thương đăng ký tham gia kinh doanh.

Tuy nhiên, đến nay, số hộ kinh doanh chỉ còn lại một nửa. Gần hai năm kinh doanh trong một trung tâm thương mại khang trang nhưng những tiểu thương tại đây không mấy ai được vui vì… triền miên vắng khách.
 
Ế ẩm, nhiều quầy hàng đóng cửa 

Trung tâm thương mại chợ Hàng Da dành riêng tầng hầm làm chợ truyền thống (còn gọi là chợ dân sinh). 10 giờ sáng 18/5, khi chúng tôi tới đây, trái với không khí ồn ã bên ngoài, bên trong tầng hầm 1 khá vắng lặng. Ban Quản lý chợ sắp xếp rất ngăn nắp các ngành hàng theo từng dãy ki ốt. Nhìn các biển hiệu thấy các loại hàng phục vụ dân sinh… đều có mặt trong khu chợ này. Tuy nhiên, suốt cả buổi sáng, chúng tôi chỉ thấy lác đác vài vị khách mua hàng. Nhiều ki - ốt vẫn đóng cửa im ỉm. 

Khu bán thức ăn chín như giò chả, thịt quay có 10 ki ốt thì chỉ 2 ki ốt có người bán hàng. Một tiểu thương nhăn nhó: "Ế lắm em ạ", gian hàng này ít khách nhất trong khu chợ. Quả đúng như lời chị nói, dù đứng nói chuyện với chị rất lâu nhưng chúng tôi chẳng thấy một vị khách nào vào mua hàng. 

Ki-ốt bán đồ khô của chị Tuyết cũng trong tình cảnh tương tự. "Hàng lấy về mấy chục triệu đọng vào đây, lại còn tiền phí thuê gian hàng (250.000 đồng/m2/tháng), cộng với tiền thuế, tiền điện, dịch vụ trong chợ cả tháng hơn 2 triệu. Thế mà cả tuần mới bán chưa được 500.000 đồng thì ăn thua gì" - chị Tuyết lắc đầu ngán ngẩm. 

Nhìn về phía phố Hàng Da

Nhìn về phía phố Hàng Da

Tại các tầng trên, nơi bán rượu, quần áo, vải vóc cũng chỉ có khoảng chục quầy mở cửa, còn phần lớn là các tấm biển "bán và cho thuê ki - ốt", không có khách nên các tiểu thương chỉ còn biết túm tụm ngồi… tán gẫu. 

Chợ cóc lấn chợ chính 

Lý giải về việc kinh doanh bị ế ẩm trong suốt cả năm qua, một số tiểu thương cho rằng, do chỗ ngồi sâu dưới tầng hầm, đi lên, đi xuống khó khăn và việc gửi xe lại bất tiện nên nhiều khách hàng không muốn vào đây. Chưa kể, lối chính dẫn vào chợ lại nằm khuất phía sau trung tâm thương mại nên nhiều người không thể tìm được lối vào. 

Khách đã vắng, bà con tiểu thương lại khốn khổ hơn vì chợ đóng cửa quá sớm, cứ 18 giờ hàng ngày, thời điểm tan tầm khi có đông người mua bán thì chợ lại đóng cửa. 

Trái ngược với cảnh mua bán hiu hắt trong chợ, dọc các phố như Hàng Điếu, Yên Thái, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Quang Bích... có tới hàng trăm quầy hàng thực phẩm, rau quả tươi sống nườm nượp người mua chen chúc, ồn ã từ sáng tới chiều tối. 

Ông Vũ Danh Hoà, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Hàng Da cho biết, chợ tạm, chợ cóc bủa vây quá nhiều khiến việc kinh doanh không được thuận lợi. Chợ cóc làm mất trật tự, ùn tắc giao thông và hằng ngày thải ra một lượng rác thải lớn, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân, tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn chưa cương quyết trong việc xử lý.
 Lối xuống hầm, chợ tươi sống

Lối xuống hầm, chợ tươi sống

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, hiện thiết kế dành cho chợ truyền thống trong các trung tâm thương mại vẫn chưa thực sự hợp lý. Do các trung tâm này được thiết kế theo dạng trung tâm thương mại hiện đại, nhưng lại không phù hợp với thói quen mua sắm của người dân, vào chợ Hàng Da mua mớ rau 7.000 đồng, trả tiền gửi xe 3.000 đồng, vậy là phải tốn 10.000 đồng. Trong khi tại chợ cóc, một mớ rau chỉ 5.000 đồng mà không phải gửi xe đi bộ xuống tầng hầm oi bức và mất thời gian.
 
Để chợ hiện đại của Hà Nội thực sự hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí, cần phải có những nghiên cứu hợp lý, tạo sự thuận tiện nhất cho người dân khi mua sắm. Đây cũng là giải pháp để dẹp nạn chợ cóc tràn lan, gây mất mỹ quan cũng như vệ sinh thành phố như hiện nay./.

 Kinh nghiệm mua sắm

Thương lượng không chỉ đề nghị nhưng hoàn toàn mong đợi khi mua sắm tại Hàng Da. Như một quy luật, bắt đầu vào khoảng 50% của giá bắt đầu nhưng tôi không chấp nhận bất kỳ thấp hơn 25%. Hàng Da nằm trên 1 Phố Hàng Da ở ngã tư với Yên Thái. Ngoài ra còn có một cửa hàng lớn lót bằng lồng tre được lấp đầy với các loài chim kỳ lạ ở góc phía bắc nơi Hàng Da gặp Hàng Điếu, mà cũng là đáng xem.

Khu vực này đã từng là nơi cho người bán ống thuốc lào và thuốc lá, do đó bạn để thời gian ra cho các cửa hàng còn lại có niên đại cũ nằm ngay phía bắc trên phố Hàng Điếu. Đừng quên để có một máy ảnh để chụp các nhà có giá trị trên phố cổ Hà Nội quanh khu vực chợ Hàng Da (Phố Nguyễn Quang Bích, phố Hàng Da, phố Đường Thành, phố Hà Trung, phố Hàng Điếu )

Giờ mở cửa: hằng ngày 05:00 - 17:00
Địa chỉ nhà: 1 Phố Hàng Da, Hoan Kiem District, Hà Nội

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác