Bia thời Pháp thuộc

Chủ nhật, 28/07/2024, 15:24 (GMT+7)

Chia sẻ

Khi thức uống này du nhập Việt Nam dưới thời Pháp thuộc thì người Việt một thời gọi bia là "rượu bọt". Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, bia được gọi là la-ve. Nhưng sau năm 1975 từ này chỉ còn được ít người sử dụng.

Hanoi Beer Gallery

Từ bia tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Pháp bière /bjɛʁ/. Danh từ tiếng Pháp Bière thì có gốc động từ bibere (có nghĩa là uống) tiếng Latinh. Nhiều ngôn ngữ Tây Âu cũng dùng danh từ tương tự như bière của tiếng Pháp.

Những thương hiệu  Pháp một thời lừng lẫy tại Việt Nam

Cùng với quá trình khai khẩn thuộc địa từ thế kỷ 19, nhiều thương hiệu bia Pháp đã đến hoặc hình thành tại Việt Nam, để lại dấu ấn sâu đậm đối với nhiều thế hệ người Việt.

Bia BGI

Bia BGI 

Bia BGI được thành lập tại Sài Gòn vào năm 1875 bởi một sĩ quan hàng hải đã giải ngũ tên Victor Larue, BGI là viết tắt của Brasseries Glacières d’Indochine (Hãng bia và nước đá Đông Dương). Nổi tiếng và lâu đời nhất là Nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique, được xây dựng từ năm 1952. Đến năm 1954, khi Đông Dương không còn nữa thì hãng đổi tên thành Brasseries Glacières Internationales, vẫn viết tắt là BGI.

BGI

BGI

BGI thời trước rất nổi tiếng với bia Bia 33, Royale, Hommel và đặc biệt là bia Tiger, thường được người Sài Gòn trước 1975 gọi theo kiểu bình dân là "bia con cọp".

Bia Sài Gòn

Bia Sài Gòn

Vào năm 1975, khi BGI vừa tròn 100 tuổi, hai nhà máy của hãng bia Pháp này được quốc hữu hóa. Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài Gòn và Usine Belgique cũng đổi thành Chương Dương. Ngày nay, đây vẫn là 2 thương hiệu thức uống có chỗ đứng lớn tại thị trường Việt Nam.

Nhà máy Rượu Hà Nội.

Nhà máy Rượu Hà Nội.

Đến Việt Nam từ rất sớm, hãng rượu Fontaine xây dựng nhà máy của mình tại số 94 Lò Đúc vào năm 1898, với tên gọi Nhà máy Rượu Hà Nội. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được công ty Fontaine xây dựng ở Đông Dương khi đó.

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico)

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico)

Năm 1955, Chính phủ quyết định phục hồi Nhà máy Rượu Hà Nội để sản xuất cồn phục vụ y tế, quốc phòng và dân sinh. Cuối năm 2006, Nhà máy Rượu Hà Nội  đổi tên thành Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) và hoạt động dưới hình thức cổ phần.

Cách đây vài năm, UBND TP Hà Nội quyết định di dời nhà máy về Bắc Ninh và thu hồi lô đất tại Lò Đúc để sử dụng vào mục đích khác.

Trong số các ngành có yếu tố sản xuất ở Việt Nam thì bia là một ngành có tuổi đời khá sâu, khoảng hơn 130 năm tuổi. Giống như báo chí, ngân hàng, các trung tâm hoạt động nghệ thuật,...bia là một trong số những điều mới mẻ mà người Pháp đã mang đến Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 trong hành trình đặt nền móng tạo ra những đô thị hiện đại mà khởi đầu là Hà Nội.

Nhà máy bia Hommel

Nhà máy bia Hommel

Cùng với việc xây dựng một số cơ sở kinh doanh như khách sạn Metropole (khánh thành năm 1901) cùng nhiều cửa hàng buôn bán dịch vụ khác, người Pháp còn thành lập nên nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu có thể kể Nhà máy Bia Hommel do ông Alfred Hommel thành lập từ năm 1890

... còn tiếp

Bình luận của bạn

Tin khác