Bia Hà Nội hơn 100 năm qua câu chuyện của gia đình Hommel

Thứ 6, 02/08/2024, 14:15 (GMT+7)

Chia sẻ

Ông Patrice Hommel đến thăm  Nhà máy Bia Hà Nội lần thứ nhất từ cách đây 10 năm. Vào khoảng tháng 11/2007, khi đến Hà Nội, ông Patrice Hommel đã thử đi tìm Nhà máy Bia Hommel nơi ông nội và bố của ông ấy đã làm việc. 

Trong một lần đi qua phố Hoàng Hoa Thám, ông Patrice Hommel đã nhìn thấy dòng chữ Alfred Hommel tại Nhà máy Bia Hà Nội. “Tôi đã rất ngạc nhiên và vui mừng vì đã tìm thấy nơi gia đình tôi đã từng sống và làm việc” ông Patrice Hommel chia sẻ.

Chụp lưu niệm tại khu điều hành của  habeco

Chụp lưu niệm tại khu điều hành của  habeco

Khi trở về Pháp, ông Patrice Hommel đã gửi cho Habeco những bức ảnh quý giá về nhà máy Bia Hommel, với mong muốn Habeco sẽ lưu giữ lại những hình ảnh của Nhà máy Bia Hommel trong bảo tàng lịch sử của Công ty.

Lần này quay trở lại thăm Nhà máy Bia Hà Nội, ông Patrice Hommel thể hiện sự khâm phục trước quy mô công nghệ sản xuất bia hiện đại và dành những lời khen ngợi cho chất lượng bia của Nhà máy Bia Hà Nội.

Ông bà Patrice Hommel tham quan Nhà máy Bia Hà Nội

Ông bà Patrice Hommel tham quan Nhà máy Bia Hà Nội

Hiện ở Nhà máy Bia Hà Nội 183 Hoàng Hoa Thám còn lưu giữ lại dấu tích của nhà máy bia Hommel. Một là, khu nhà điều hành của Habeco bây giờ chính là nơi gia đình ông bà Alfred Hommel từng sống. Hai là, phòng kỹ thuật của Habeco nằm trên ngọn đồi nơi có ngôi nhà được xây dựng từ thời Pháp. Ba là cây đa cổ thụ ở cổng Nhà máy.

Ông Patrice Hommel nhớ lại, ông nội của ông đã từng kể rằng, ở Nhà máy Bia Hommel (tức là Nhà máy Bia 183 Hoàng Hoa Thám) có một cái giếng ngầm không bao giờ cạn. Nước ở giếng này rất trong và ngọt. Chính loại nước này đã tạo ra loại bia ngon nổi tiếng thời bấy giờ.

Tại những khu nhà đã từng là nơi gia đình ông làm việc và sinh sống trước đây, vẫn những chái nhà thân thuộc, vẫn những căn phòng thân quen với lối kiến trúc Pháp cổ được giữ nguyên. Ông Patrice Hommel bày tỏ sự cảm động sâu sắc và gửi lời tri ân tới Ban lãnh đạo Habeco đã dành thời gian quý giá để đưa ông trở về với mảnh đất giàu kỷ niệm.

Chuyến thăm của ông Patrice Hommel là một dịp để gia đình ông tưởng nhớ về cha ông, cũng là dịp để tất cả các thành viên của đại gia đình  Bia Hà Nội cùng kết nối và nhìn lại lịch sử đầy tự hào của thương hiệu bia hơn 100 năm.

 Box: Tiền thân của Tổng công ty CP Bia – Rượu – NGK Hà Nội (HABECO) ngày nay là  Nhà máy Bia Hommel được ra đời từ năm 1890, do ông Alfred Hommel người Pháp xây dựng. Nhà máy Bia Hommel khi ấy sản xuất chừng 150 lít/ngày để phục vụ quân viễn chinh Pháp, với hơn 30 nhân công. Đến năm 1935, các nhà máy bia ở Đông Dương hợp doanh lại thành Công ty Bia - Đá Đông Dương (tên tiếng Pháp là Brasserie et glacière de I’Indochine, viết tắt là B.G.I.). Lúc này, Nhà máy Bia Hommel đã phát triển với khoảng 300 công nhân. Tới năm 1940, Nhà máy Bia Hommel đã sản xuất được khoảng 5 triệu lít/năm. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quân Pháp rút lui, tháo dỡ toàn bộ máy móc để lại Nhà máy bia Hommel ở trong tình trạng hoang phế.

 Khu nhà trên ngọn đồi này là nơi ở của quản lý nhà máy ngày xưa

Khu nhà trên ngọn đồi này là nơi ở của quản lý nhà máy ngày xưa

Năm 1957, Nhà máy được khôi phục theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ và đổi tên thành  Nhà máy bia Hà Nội. Ngày 15/8/1958, chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời trong niềm xúc động lớn lao đến trào nước mắt của CBCNV Nhà máy.

Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Habeco là một trong những Công ty sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam với sản lượng bia các loại đạt gần 800 triệu lít, chiếm 20% thị phần bia cả nước.

Nguyên Vỵ

Một số hình ảnh tư liệu do gia đình ông Patrice Hommel cung cấp:

Nhà máy bia Hommel

Nhà máy bia Hommel

Nhà điều hành cũ cũng là nơi ở của ông bà Alfred Hommel

Nhà điều hành cũ cũng là nơi ở của ông bà Alfred Hommel

Ông bà Alfred Hommel

Ông bà Alfred Hommel

Xưởng đóng gói bia

Xưởng đóng gói bia 

Hanoi Beer Gallery

Bình luận của bạn

Tin khác