Bảo tàng gốm Bát Tràng

Chủ nhật, 05/05/2024, 11:17 (GMT+7)

Chia sẻ

Đến bảo tàng gốm Bát Tràng và khám phá tinh hoa làng gốm xứ Việt, đến đây bạn không chỉ được tìm hiểu về văn hóa làng nghề gốm sứ Bát Tràng mà còn được trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch đẳng cấp. Nghe là đã thấy thú vị rồi phải không, cùng tìm hiểu ngay nào.

Bảo tàng gốm Bát Tràng là nơi lưu giữ và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng gốm Bát Tràng. Nơi đây cũng trở thành điểm khám phá và check in cực hot được giới trẻ săn đón, nơi đây cũng từ lâu vẫn nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa truyền thống đầy ý nghĩa. Một trong những điểm du lịch mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Thủ đô là bảo tàng gốm Bát Tràng, không chỉ sở hữu công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn lưu giữ tinh hoa nghệ thuật làng gốm trứ danh qua hàng trăm năm.



Xem Tour 3D



Thông tin về bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng tọa lạc tại địa chỉ số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bảo tàng được xây dựng từ năm 2018 do Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế. Bảo tàng Bát Tràng được đầu tư con số lên đến 150 tỉ đồng và được xây dựng trên một khu đất có diện tích 3.700m2, với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, một mặt hướng ra kênh Bắc Hưng Hải. Cái tên làng gốm Bát Tràng chắc chắn không quá xa lạ với nhiều người, đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội với hơn 600 năm tuổi. Bát Tràng từ lâu đã nức tiếng với các tác phẩm gốm sứ và đất nung, tuy nhiên những sản phẩm truyền thống nơi đây ngày càng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố hiện đại của xã hội và không còn được nhiều khách hàng đón nhận như ngày xưa. Trước thực trạng ấy, bà Hà Thị Vinh - hậu duệ đời thứ 5 thuộc dòng họ Hà Hữu đã quyết định xây dựng nên bảo tàng gốm Bát Tràng, thông qua đó nhằm tri ân tổ tiên và tôn vinh những giá trị văn hoá của làng nghề làm gốm xa xưa.

Bảo tàng gốm Bát Tràng giá vé 2024

  • Vé vào cổng và tham quan không gian gốm tại tầng 1,2,4: 50.000 VNĐ/người
  • Vé tham quan trung tâm nghệ thuật đương đại CHON | DEL’ART tại tầng 3: 90.000 VNĐ/người, miễn phí cho trẻ dưới 1m3
  • Vé trải nghiệm làm nghệ nhân nặn gốm và được mang sản phẩm về: 70.000 VNĐ/người lớn và 50.000 VNĐ/trẻ em dưới 1m3
  • Vé thiền trà Hương Sa Art House: 90.000 VNĐ/người, miễn phí cho trẻ dưới 1m3
  • Vé combo 1: 189.000 VNĐ/người. Bao gồm: thưởng thức nghệ thuật điêu khắc ánh sáng + tham quan trung tâm nghệ thuật đương đại + tham quan không gian nghề gốm Bát Tràng + Quảng trường bàn xoay + Trải nghiệm làm nghệ nhân.
  • Vé combo 2: 249.000 VNĐ/người. Bao gồm: thưởng thức nghệ thuật điêu khắc ánh sáng + dùng bữa tại nhà hàng Tinh Hoa + tham quan trung tâm nghệ thuật đương đại + tham quan không gian nghề gốm Bát Tràng + Quảng trường bàn xoay + Trải nghiệm làm nghệ nhân. 

Di chuyển đến bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20km và có rất nhiều lựa chọn để di chuyển đến đây như xe bus, xe máy hay đường sông.
 
Đường sông: Khoảng cuối tuần sẽ có chuyến du lịch sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng. Giá vé thường từ 350.000 - 400.000 VNĐ.
 
Xe máy/ô tô: Nếu đi bằng các phương tiện tự túc, bạn có thể đi theo hướng từ chân cầu Chương Dương hay Thanh Trì, Vĩnh Tuy men theo sông Hồng. Khi nhìn thấy điểm chỉ dẫn vào làng gốm thì chỉ cần đi theo và tầm khoảng 5 phút là đến nơi.
 
Xe bus: Nếu đi bằng xe bus thì nhớ chọn các tuyến như 47A, 47B và 52B để đến bảo tàng gốm Bát Tràng nha.

Với các du khách ở xa muốn khám phá bảo tàng gốm Bát Tràng thì đừng quên đặt vé máy bay đi Hà Nội và dịch vụ xe đưa đón sân bay tại Traveloka để có cơ hội nhận được nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi du lịch nhé.

Thăm bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng có kiến trúc rất độc đáo gồm 5 tầng nổi, 1 tầng hầm và hai dãy nhà 2 tầng 4 mái lợp ngói hai bên. Chúng ta hãy cùng đến với từng khu vực và khám phá thôi nào.




Thiết kế đặc trưng vô cùng độc đáo

Điều mà nhiều du khách cảm thấy bất ngờ nhất tại bảo tàng hẳn là thiết kế độc đáo của nơi đây. Bảo tàng được xây dựng theo hình xoắn ốc khổng lồ lấy cảm hứng từ khối bàn xoay khi tạo hình sản phẩm gốm. Không gian bên trong nổi bật với nhiều đường cong mềm mại, tự do kết hợp với nhiều chi tiết tạo nên kiến trúc “có 1 không 2”.




Tông màu chủ đạo của bảo tàng là màu nâu đất, đây cũng chính là màu của đất sét, thứ nguyên liệu không thể thiếu khi sản xuất các tác phẩm gốm truyền thống, màu nâu đất cũng chính là màu của phù sa sông Hồng, thể hiện sự trù phú, thịnh vượng cho làng nghề gốm.

Tham quan các tầng trong bảo tàng gốm Bát Tràng

Hãy cùng khám phá các tầng trong bảo tàng gốm Bát Tràng xem có gì đặc biệt các bạn nhé.

Tầng 1: Không gian đón tiếp khách tham quan và gian hàng

Đây là nơi giới thiệu và bày bán nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam, tại đây có gần 50 gian hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng, các sản phẩm đều đạt chất lượng OCOP. Ngoài ra, tầng 1 còn có không gian Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng, đây là sự kết hợp giữa điêu khắc truyền thống và ánh sáng để tạo nên những tác phẩm siêu độc đáo cho du khách chiêm ngưỡng.

Tầng 2: Không gian nghề gốm Bát Tràng xưa và nay

Được xem là linh hồn của bảo tàng gốm Bát Tràng, đến đây bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào lòng của một lò gốm thủ công xưa. Tại đây còn trưng bày các tác phẩm gắn liền với từng thời kỳ phát triển và nhiều hình ảnh tái hiện bức tranh đặc trưng của làng gốm như lò bầu, lò ga, lò hộp,...

Tầng 3: Trung tâm nghệ thuật đương đại và Homestay Art

Trung tâm nghệ thuật đương đại là khu vực triển lãm, đấu giá nhiều tác phẩm nghệ thuật đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là Homestay Art với 9 căn phòng, trong đó có 2 hạng phòng Legacy và 7 hạng phòng Story có thiết kế độc đáo dành cho du khách nghỉ ngơi.

Tầng 4: Hội trường Cung Đình, nhà hàng Tinh Hoa và quán Cafe Nghệ Nhân

Hội trường Cung Đình là nơi để tổ chức hội nghị, sự kiện quy mô với sức chứa lên đến 300 khách. Khu vực nhà hàng Tinh Hoa thì chuyên phục vụ các món ăn truyền thống từ chính làng Bát Tràng với sức chứa lên đến hơn 200 người. Cuối cùng là Cafe Nghệ Nhân với không gian thoáng mát, từ đây bạn có thể nhâm nhi các loại đồ uống thơm ngon và ngắm nhìn ra dòng sông Bắc Hưng Hải xinh đẹp.

Tầng 5: Hương Sa Art House và Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Tầng 5 cũng là tầng cao nhất của bảo tàng gốm Bát Tràng. Không gian nơi đây cực kỳ yên tĩnh và rất phù hợp để thưởng trà, nghe nhạc và ngắm nhìn toàn cảnh không gian bảo tàng.

Ăn uống tại bảo tàng gốm Bát Tràng thế nào?

Như đã nhắc đến ở phần trên, bảo tàng gốm Bát Tràng có sẵn một khu vực nhà hàng Tinh Hoa với sức chứa lên đến 200 khách để phục vụ du khách thưởng thức. Các món ăn tại nhà hàng Tinh Hoa đều do chính tay người Bát Tràng chế biến, các món ăn tại đây rất đa dạng với đủ loại từ dân dã cho đến cao sang. Chưa hết, không gian của nhà hàng còn nổi bật với nét mộc mạc, giản dị và tạo được sự thoải mái, gần gũi cho du khách. Nếu muốn thưởng thức các món ăn tại nhà hàng Tinh Hoa, du khách có thể đến tầng 4 vào các ngày trong tuần nhé.

Nghỉ ngơi tại bảo tàng gốm Bát Tràng

Thêm một lợi thế khi tham quan bảo tàng gốm Bát Tràng nữa là du khách có thể nghỉ ngơi ngay tại đây luôn. Bảo tàng có một Homestay Art tại khu vực tầng 3 với tổng cộng 9 phòng nghỉ, trong đó bao gồm:

  • 2 phòng Legacy (35m2): Gồm 1 phòng khách với bàn uống trà, phòng ngủ 1 giường đôi (1,8mx2m) và đầy đủ tiện nghi.
  • 7 phòng Story: Trong đó có 3 phòng 1 giường đôi (1,8mx2m); 3 phòng 2 giường đơn (1,2m); 1 phòng gồm 2 giường (1,6m và 1,2m) với đầy đủ tiện nghi.

Từ bảo tàng gốm Bát Tràng, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm tham quan nổi tiếng như: Chợ làng gốm Bát Tràng, khu đua xe tự chế Gia Lâm, nhà cổ Vạn Vân, đình làng Bát Tràng, làng cổ Bát Tràng, khu đô thị sinh thái Ecopark,...

Với những bạn đang muốn tìm kiếm một góc check-in mới lạ tại Hà Nội thì bảo tàng gốm Bát Tràng sẽ là điểm đến không thể bỏ qua. Hãy bổ sung liền địa điểm thú vị này vào danh sách du lịch khi đến Hà Nội ngay và luôn nhé các bạn. Đừng quên đặt vé máy bay tại Traveloka để không bỏ lỡ các ưu đãi siêu tiết kiệm nữa nha.



36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác