Trương Thảo - Hoạ sĩ thiên nhiên lưu trú ở Cửa Nam

Thứ 5, 30/05/2024, 14:17 (GMT+7)

Chia sẻ

Tôi thích tranh Trương Thảo từ khi chưa gặp ông, chưa hiểu ông là người như thế nào. Và rồi tôi đã tìm đến xưởng vẽ của Trương Thảo, đơn giản là  để ngắm nhìn nhiều hơn nữa những bức tranh của người họa sĩ mà mình yêu mến.

Phố Cửa Nam

 Không ngờ rằng đó cũng lại là một cơ duyên, khi Trương Thảo bước ra cử­a xưởng vẽ, bắt tay tôi và mỉm cười như một người thân thuộc.

Cho đến giờ, với tôi, ông không chỉ là một họa sĩ đáng ngườ¡ng mộ mà còn là một người bạn lớn, người đã cho tôi hiểu rằng lao động là một nguồn vui bất tận, và có những điều giản dị, gần gũi ngay xung quanh ta, có thể mang lại cho ta bao điều tốt đẹp mà bấy lâu nay chúng ta đã lãng quên.

HS Trương Thảo

HS Trương Thảo

Một trong những điều giản dị vĩ đại ấy là thiên nhiên. Lâu nay con người hiện đại chúng ta quen sống trong lồng kính, trong nhà  cao tầng, với ti vi, máy tính, internet... mà  quên mất vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết của nó. Tôi từng được xem những bức tranh hoa hướng dương, loa kèn, hồ nước thu, cỏ dại của Trương Thảo vẽ từ những năm 90 thế kỷ trước bằng chất liệu Tempera. Đó là chất liệu mà keo trộn với trứng, có sức biểu đạt mạnh mẽ như bất cứ loại chất liệu hội họa nào khác, mà  trông rất đằm, dung dị và  có chiều sâu. Nhiều năm gần đây Trương Thảo sáng tác với chất liệu phấn màu. à”ng bảo có lẽ chẳng họa sĩ nào vẽ phấn màu nhiều như ông. Những bức tranh hoa cứ thế ra đời trong xưởng vẽ nhủ nhắn, ấm áp của người họa sĩ.

Sinh năm 1943 tại Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An trong một gia đình không có ai làm nghệ thuật, Trương Thảo đã tự vạch ra lối đi ấy cho mình với tất cả đam mê. Người họa sĩ tâm sự: Trường đại học là  nơi sinh viên tự đào tạo, các thầy giáo chỉ là  những người giúp sinh viên tự đào tạo. Vậy tại sao ta không thể tự làm việc ấy? ông nói như vậy với một nụ cười rồi trở nên nghiêm trang hơn: Sách vở là một kho vốn liếng kỳ diệu để con người học tập.

          Thích vẽ từ nhỏ, Trương Thảo giống như bao cậu bé khác, thường nguệch ngoạc những nét bút hồn nhiên lên giấy học trò, lên tường hay nửa viên gạch. Chính ông cũng không ngờ rằng sau này mình lại gắn bó với cây cọ vẽ như một phần không thể thiếu được trong đời. Học xong phổ thông, với kết quả học tập tốt, ông được sang Trung Quốc học đại học ngành Vật lý chất rắn. Lúc bấy giờ là khoảng năm 1964 “ 1965, khi ông mới bước qua tuổi đôi mươi. Trường đại học mà  Trương Thảo làm lưu học sinh là  Cát Lâm ở thành phố Trường Xuân, thuộc vùng đông bắc Trung Quốc.

          Học được vài năm thì Trương Thảo về nước do đại cách mạng văn hóa vô sản lúc bấy giờ có những diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Lúc đó là  năm 1966, ở trong nước vẫn còn chiến tranh. Khi được yêu cầu học bộ môn Hình học “ Họa hình thuộc Khoa Toán “ Lý tại Đại học Bách khoa Hà  Nội. Đến năm 1971, Trương Thảo tốt nghiệp, được nhận làm giảng viên bộ môn này tại Đại học Mỏ Địa chất và được biệt phái vừa dạy tại Đại học Bách khoa. Cũng chính tại ngôi trường mà  trước đây ông từng học đại học này, Trương Thảo có được một xưởng vẽ nhỏ, nơi sẽ gắn bó với ông trong suốt một thời gian khá dài, đánh dấu bước đường đến với hội họa của người họa sử¹.

          Sau mười sáu, mười bảy năm toàn tâm toàn ý với nghề dạy học, đến khoảng năm 1988, Trương Thảo nhận ra rằng ông không thể vờ như hờ hững với việc vẽ sáng tác mỗi ngày một nhiều. Bộ môn Hình học “ Họa hình là  ranh giới giữa hai ngành mỹ thuật và  kỹ thuật, nên ông nắm chắc trong tay công cụ để có thể cùng lúc thực hiện được cả hai: công việc và  niềm đam mê hội họa. Trong xưởng vẽ nhỏ nhắn tại trường Đại học Bách khoa, Trương Thảo tìm đến cây cọ và  bảng mà như thể biết rằng ông không thể lẩn trốn chúng.

          Từ đó tới nay, dẫu đã nghỉ hưu, đã có một xưởng vẽ khác, dẫu quanh ông bao sự việc vần xoay, đổi dời, Trương Thảo vẫn bền bỉ vẽ, bền bỉ trung thành với đức tài thiên nhiên. Tôi tin rằng nơi nào con người biết trân trọng từng con sâu cái kiến, từng ngọn cỏ nhánh cây, thì ở đó họ sẽ sống tử­ tế, an là nhiên, ông tâm sự.

          Họa sĩ Trương Thảo thực sự say mê thiên nhiên. Đến xưởng vẽ của ông, không những được nghe nhạc không lời, nhâm nhi và ly rượu ngon, mà  còn được hít thở bầu không khí phảng phất mùi tinh dầu từ thảo mộc cháy trong nến. càng không ngừng nói về vẻ đẹp của thiên nhiên và  sự quyến rũ của nó. Có lần, nhà  thơ Gia Dũng kể cho tôi nghe về Trương Thảo. Gia Dũng bảo rằng đó là  một trong những người bạn chơi đẹp của ông. Và  tôi chưa từng thấy ai vửa chê trách người bạn của mình với giọng điệu trìu mến đến vậy, như Gia Dũng đã nói về Trương Thảo: Cái ông này lắm chuyện lắm, vừa nghe tôi gọi điện đã vội vàng đòi tôi đến chơi ngay....

          Trương Thảo ít tiếp khách vì ông muốn dành nhiều thời gian để vẽ, nhưng với những người bạn thân thiết, ông rất hồ hởi, vui mừng được gặp và  tiếp trong xưởng của mình. Những ly rượu lại được bày ra, những bài thơ được đọc, những bức tranh được bình luận, những câu chuyện được ríu ran... Trương Thảo là  một người rất trẻ trung và  lịch thiệp. Những câu chuyện của ông, những điều mà  ông tâm sự với bạn hữu, bao giờ cũng để lại một chút để suy tư hoặc một niềm vui nho nhỏ nào đó trong họ, giống như một món quà , khiến người ta cảm thấy cuộc sống còn bao điều nhỏ nhặt mà  có ý nghĩa.

Cũng giống như các bức vẽ của người họa sĩ, đã giản dị gợi nhắc những vẻ đẹp chúng ta không còn thói quen cảm nhận. Các cây hoa lá trong tranh của ông là  một thế giới riêng, độc lập, tự tin sinh sôi nảy nở, không quan tâm đến thế giới của con người. Khi tìm đến chúng, Trương Thảo không có ý định lồng ghép một ý nghĩa nhân sinh nào và ai đó cả; ông chỉ vẽ chúng, với tất cả tình yêu và  sự hồn nhiên, bởi ông yêu từng cánh hoa đang hé nở, từng ngọn cỏ hoang dại bên lề đường, từng sắc màu bừng lên như hân hoan mùa lễ hội của đại ngàn... Người họa sĩ không toan tính, cân nhắc để đưa và tranh những biểu tượng. Ông chỉ vẽ, thế thôi. Thế là  đủ để trả nợ cho tình yêu kia, tình yêu say đắm đối với thiên nhiên mà với tất cả sự chân thành, ông từng nói rằng con người sẽ tử­ tế khi sống trong nó.

Thiên nhiên trong tranh Trương Thảo bởi thế mà  trong veo. Nó không chuyên chở một ý nghĩa nào khác ngoài chính bản thân nó. Buộc người ta phải tiếp cận nó ở hình thức sơ khai nhất, trực tiếp, thẳng thắn nhất, cách tự nhiên và  hoàn hảo nhất mà bấy lâu nay con người đã lãng quên.

Có lẽ bởi vậy mà những bức tranh ấy càng nhìn càng đáng yêu. Tôi tin rằng giống như con người, mỗi bức tranh cũng có thời gian thử­ thách của nó. Cùng với tháng ngày, ta sẽ biết bức tranh nào thực sự đi vào lòng người. Một số bức vẽ hoa dại của Trương Thảo đã dạy tôi đều đó. Thoạt nhìn, chúng có vẻ chỉ là  những rối rắm của hình họa, những đơn điệu của hòa sắc. Nhưng rồi đến một lúc nào đấy, bạn sẽ thấy rằng ở vẻ thô mộc của những đường nét mà u sắc kia, ở vẻ hoang dã của những cánh lá, ở vẻ miên man u mê ngây ngất của tổng thể các hình khối li ti đa dạng, một cái gì đó sâu thẳm, mênh mang, giống như trăng miên viễn, gió đại ngàn, giống như thế giới hoa dưới đáy đại dương... Tất cả đang lay động, đang mơn man. Vẻ tươi tắn, sống động và  hoang dã của nó khiến ta bất giác mỉm cười.

Lần nào từ xưởng vẽ của Trương Thảo trở về, tôi cũng ngâm nga hát dọc đường đi một bài nào đó. Cảm ơn người họa sĩ cùng những bức tranh của ông đã thúc giục tôi thêm yêu mến cuộc đời.

Nguồn - Phạm Quynh An

Tiêu đề cũ: Trương Thảo người hoạ sĩ thiên nhiên 


Một số tác phẩm 

Phố Gallery 


36phophuopng.vn

Bình luận của bạn

Tin khác