Trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương) là trường nữ sinh đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội. Một thế kỷ trước, các lớp những môn học thông thường cùng nữ công gia chánh đan xen giữa hiện đại và truyền thống mang một vẻ đẹp chỉ có ở nữ sinh Hà Nội.
Nằm trên một nền đất vuông vức ngay ngã tư phố Hàng Bài và phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội (thời Pháp là đại lộ Đồng Khánh và đại lộ Carreau), Trường THCS Trưng Vương được nhiều thế hệ người Hà Nội nói chung và giới học sinh nói riêng tự hào nhắc tới như một ngôi trường nổi tiếng đào tạo nữ sinh Việt Nam và là một trong số ít những ngôi trường vẫn còn giữ được nét cổ kính và duyên dáng theo lối kiến trúc Pháp ở giữa lòng thủ đô.
Giờ tan trường tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trung học cơ sở Trưng Vương ở 26 Hàng Bài) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Nữ giảng viên Jouin quản lớp trong một buổi học thêu.Từ mái trường Đồng Khánh, sau này đã có những người phụ nữ thành danh trong khoa học như giáo sư Lê Thi, giáo sư Hoàng Xuân Sính…
Trong suốt khoảng chục năm, số học sinh các trường Pháp và trường bản xứ tăng lên, nhu cầu học sinh nội trú cũng tăng, khiến chính quyền Pháp ở Hà Nội cũng phải cho xây dựng, sửa chữa, mở rộng nhiều trường, lớp, phòng ăn, phòng ngủ đáp ứng nhu cầu của cha mẹ học sinh. Trong ảnh là kí túc xá của trường.
Nữ sinh mặc áo dài truyền thống, leo thang dây trong một giờ học Thể dục. Một số nữ sinh tốt nghiệp tú tài có tư tưởng tiến bộ đã chuẩn bị hành trang cùng dân tộc bước vào cuộc kháng chiến khi Pháp tái chiếm Hà Nội năm 1946.
Một góc khác của lớp Hình học. Các môn học không hề phân biệt chỉ nam sinh mới được học còn nữ sinh thì không cần. Do đó thế hệ nữ sinh của trường Đồng Khánh xưa dù nay đã ở tuổi ngoài 80, vẫn không ngơi tự hào về nền giáo dục mà họ từng trải qua.
Giờ học Hình học của nữ sinh Đồng Khánh. Các môn học đều hướng đến phát triển toàn diện cho các nữ sinh.
Một lớp học vẽ. Nữ sinh đến trường vẫn mặc áo dài và đội khăn vấn truyền thống bình thường. Dù trường được đào tạo theo một hệ thống Âu hóa nhưng các nét Việt Nam vẫn được tôn trọng và giữ nguyên vẹn
Giờ học Hóa với giáo cụ rất trực quan. Cơ sở vật chất của trường hiện đại và tân tiến kể cả nếu là so với các trường học hiện đại thì cũng không bị tụt hậu quá nhiều.
Giảng viên Pháp tiến hành thì nghiệm trong giờ học Vật lý. Cũng nhờ được đi học nên phụ nữ Hà Nội đã thay đổi, xã hội cũng thay đổi. Phong trào “tân thời” của con gái Hà Nội là một cuộc “cách mạng” chống lại sự khắt khe trong đạo đức Nho giáo với phụ nữ, đó cũng là cuộc đấu tranh đòi bình quyền đầu tiên
Các nữ sinh được học nhiều môn như chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, số học, địa lý, luân lý, phép xã giao, vệ sinh… do cô giáo người Pháp dạy. Còn các cô giáo người Việt sẽ dạy nữ công gia chánh như quản lý gia đình, may vá, thêu thùa, nấu ăn… Trong ảnh là giờ học may được chụp vào những năm 1920.
Bình luận của bạn