Tour đường Kinh thành lịch sử 1000 năm Thăng Long

Thứ 3, 21/11/2023, 14:56 (GMT+7)

Chia sẻ

Tour đường Kinh thành lịch sử 1000 năm Thăng Long (bao bọc Kinh thành), các cửa ô, Hoàng thành, khu phố cổ (khu Kẻ chợ), khu phố cũ (khu phố Tây) và các công trình tôn giáo, đình chùa, miếu mạo. Như vậy, phần giá trị cốt lõi của nhân tố tạo nên thủ đô Hà Nội ngày nay không thể thiếu được khu vực Kinh thành Thăng Long lịch sử, là nơi hội tụ các giá trị bền vững về văn hóa, xã hội,

Tuyến đường du lịch

Tuyến đường du lịch 

Thăm Hoàng Thành 

Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển Kinh thành Thăng Long đã qua bao thăng trầm lịch sử, qua nhiều biến đổi, tour này có thể hình dung được Kinh thành, ranh giới của Kinh thành Thăng Long xưa. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu trên bản đồ của thành Thăng Long qua các thời kỳ, có thể xác định sơ bộ được các tuyến đường ngày nay có vị trí trùng khớp với vòng thành trong lịch sử như sau:

Phía bắc là tuyến đường Hoàng Hoa Thám có thể xem như một phần của tường thành, đã có từ những thời kỳ đầu tiên, nối với ranh giới phía đông bằng tuyến đường Thanh Niên.

Phía đông bắt đầu từ Ô Yên Phụ đến cầu Chương Dương, Hàng Tre, Hàng Vôi, Ngô Quyền, Tông Đản, Lê Thánh Tông và một phần phố Lò Đúc đến Ô Đống Mác.

Phía nam bắt đầu từ Ô Đống Mác chạy dọc theo tuyến đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Đê La Thành đến Ô Cầu Giấy.

Phía Tây trùng với tuyến đường Bưởi ven sông Tô Lịch.

Thăm các cửa ô

Đi qua các vị trí của 16 của ô:

  • Ô Yên Hoa (hiện là ngã ba Yên Phụ và đường Thanh Niên)
  • Ô Yên Tĩnh (hiện là ngã ba đê Yên Phụ – Cửa Bắc)
  • Ô Thạch Khối (đầu dốc Yên Ninh)
  • Ô Phúc Lâm (đầu phố Hàng Đậu)
  • Ô Đông Hà (nay là ô Quan Chưởng)
  • Ô Trừng Thanh (đầu phố hàng Chính, đầu chợ Gạo cũ)
  • Ô Mỹ Lộc (ngã tư Hàng Mắm – Hàng Muối)
  • Ô Đông Yên (ngã tư Hàng Tre – Hàng Thùng)
  • Ô Tây Luông ( khu Nhà Hát Lớn)
  • Ô Nhân Hòa (ngã tư Trần Quang Khải – Trần Hưng Đạo)
  • Ô Thanh Lãng (còn gọi là ô Đống Mác – đoạn Lò Đúc gặp Lương Yên)
  • Ô Yên Ninh (ô Cầu Dền – đoạn ngã tư Bạch Mai – Trần Khát Chân)
  • Ô Kim Hoa ( ô Đồng Lầm – gần ngã tư Đại Cồ Việt – Kim Liên)
  • Ô Thịnh Quanh (ô Chợ Dừa)
  • Ô Thanh Bảo (khoảng bến  ô tô Kim Mã)
  • Ô Thụy Chương (khoảng vườn hoa Tây Hồ đường Hoàng Hoa Thám)

Phần lớn các cửa ô Hà Nội đều tập trung ở mặt Đông (11 cửa) mặt Tây (2 cửa), mặt Nam (3 cửa).

Số lượng và tên các cửa ô có những thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, nhưng trong đó có một số cửa ô vốn là vị trí của các cửa thành lâu đời (ít nhất có từ thời Lý – Trần), những cửa này có tầm quan trọng đặc biệt, là cửa ngõ thông thương và bảo vệ kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến, nên tên các cửa ô đó còn tồn tại và in đậm trong ký ức, trở thành niềm tự hào của người Hà Nội, đó là các ô Chợ Dừa (cửa Trường Quảng), ô Cầu Dền (Cửa Nam thành Đại La) ô Đống Mác (cửa Vạn Xuân), ô Cầu Giấy (cửa Tây Dương), ô Thạch Khối (cửa Triều Đông).

Không gian cụ thể của các vị trí cửa ô nói trên ở từng thời điểm khác nhau, nhưng đều là các nút giao thông quan trọng ở Hà Nội, có không gian tương đối rộng: là các ngã tư, ngã năm của các đường chính hoặc là ngã ba ở điểm tiếp xúc với đường đê Yên Phụ, Trần Nhật Duật. Đây là điểm thuận lợi cho việc tạo dựng những hình thức biểu đạt, nhằm bảo tồn dấu tích lịch sử của các cửa ô Hà Nội.

Thăm một đoạn đường thành còn dấu tích

Hiện nay, ngoài những điểm di tích lịch sử nằm rải rác trên tuyến Kinh thành xưa thì gần như không còn bao nhiêu dấu ấn vật thể của lịch sử từ nghìn năm để lại. Toàn bộ phần thành đất bao bọc phía đông và phía nam  Kinh thành Thăng Long nay đã bị san bằng, chính là các tuyến phố và công trình kiến trúc. Phía tây và phía bắc, dọc theo sông Tô Lịch hiện nay là tuyến đường Đê La Thành, đường Bưởi, Hoàng Hoa Thám được hình thành từ tường thành bao quanh Kinh thành Thăng Long trong lịch sử.

Duy nhất chỉ còn tuyến đường Bưởi phía Tây Kinh Thành và đường Hoàng Hoa Thám phía Bắc là còn giữ được phần nào cấu trúc của tường thành xưa có một phần đê cao chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch. Phía dưới chân thành cổ là tuyến đường ven sông tạo nên một khung nhìn rộng cho toàn đoạn đê Đường Bưởi.

Thăm hiện trạng khu vực đê Đường Bưởi

Thăm hiện trạng khu vực đê Đường Bưởi 

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác