Sông Đáy

Chủ nhật, 27/11/2022, 23:33 (GMT+7)

Chia sẻ

Trước khi có đập Đáy, sông Đáy có tên là Hát Giang, một phần lưu bên bờ phải của sông Hồng tại Hát Môn và cũng là tụ điểm thứ hai sau ngã ba Hạc. Nhân dân ta không ai quên ngã ba Hát, tương truyền là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng, hiện nay vẫn còn đền thờ Hai Bà.

song-day-1-1.jpg

Sông Đáy

Đời Đinh Tiên Hoàng, sông Đáy gọi là Lạch Đài giang và đời Lê-Trịnh gọi là sông Sinh Quyết. Từ cửa Hát có thể ngược lên Việt Bắc, Tây Bắc theo sông Lô, sông Đà; xuôi về Thăng Long và cũng có thể từ sông Đáy ra biển vào Châu Ái, Châu Hoan. Với lợi thế đó, bên phía đông bắc của Hát Môn, Lý Nam Đế đã xây thành Ô Diên làm quốc đô của nước Vạn Xuân. Đến nay, tuy đã phai mờ dấu cũ nhưng vẫn còn những địa danh như: gò Phủ, đồng Duyên, đầm Binh, mà Vương, cửa Hàm Rồng...

Ngã ba Hát cũng là điểm xung yếu của dòng lũ sông Hồng đổ vào sông Đáy, cho nên năm Canh Thìn (1460), Lê Thánh Tông đã cho quai từ Phùng chạy qua Thượng Mỗ.
Dòng sông Đáy chảy theo hướng của một đường đứt gãy sâu từ Việt Trì xuống đến cửa Đáy đổ ra biển. Phù sa ven sông Đáy đã làm mọc lên bao làng quê trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa như: Đốc Tín, Trịnh Tiết, Phù Lưu Tế... huyện Mỹ Đức. Đúng như lời bài hát của nhạc sĩ Đoàn Bổng: “Dòng sông Đáy quê em, sông trăng hay sông lụa, nong kén vàng như lúa...”. Trên hai bờ sông từ Đan Phượng xuống Mỹ Đức có thể trồng hàng nghìn hécta dâu.

 Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 1-Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác