Phố Hàng Đào xưa

Thứ 3, 06/02/2024, 10:38 (GMT+7)

Chia sẻ

Nằm ngay phía bắc Hồ Gươm, dài khoảng 260m, chạy dài theo hướng bắc – nam, phố Hàng Đào (Rue de la Soie) được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Phía Nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sát bờ hồ Hoàn Kiếm. Đầu phía bắc là phố Hàng Ngang.

Theo thanglonghanoi.gov.vn

Cũng như mọi con phố khác ở Hà Nội, tên gọi của phố Hàng Đào cũng có một ý nghĩa lịch sử riêng của nó. Sở dĩ người ta gọi là phố Hàng Đào bởi xưa kia, phố chuyên bán các loại vải nhuộm đỏ, nhuộm hồng và rất nhiều màu khác nữa. Từ thế kỉ thứ 15, 16, người dân từ nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là từ Hải Dương, đã đến đây lập nên phường Đại Lợi chuyên làm nghề nhuộm tơ lụa, khiến cho Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và nhiễu sầm uất nhất Hà Nội thời bấy giờ. Những phiên chợ vải của phố thu hút mọi làng dệt tứ xứ đến mua bán như the từ La Cả, La Khê; lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây; gấm, vóc của Vạn Phúc… Hiện nay vẫn còn tấm bia có từ năm 1706 ghi rõ tên cụ tổ sư nghề nhuộm là người của phường và là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, đũi, băng, sa, xuyến, chồi…

PHỐ HÀNG ĐÀO


Phố Hàng Đào, đầu phía Nam, chụp từ bến xe điện Bờ Hồ.
 Phố Hàng Đào, đầu phía Nam, chụp từ bến xe điện Bờ Hồ.

Quảng truờng Đông King Nghĩa Thục thời Pháp thuộc có tên là Quảng trường Negrier

 Quảng truờng Đông King Nghĩa Thục thời Pháp thuộc có tên là Quảng trường Negrier

Hệ thống đường ray tàu điện bánh sắt do người Pháp xây dựng chạy dọc phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Tuyến theo phố Hàng Gai nối trung tâm với phần Tây Nam thành phố.
 Hệ thống đường ray tàu điện bánh sắt do người Pháp xây dựng chạy dọc phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Tuyến theo phố Hàng Gai nối trung tâm với phần Tây Nam thành phố.

Trên phố rất nhiều cột điện
 Trên phố rất nhiều cột điện

Đó là hệ thống đường dây điện dân dụng và đường dây điện cho tầu
 Đó là hệ thống đường dây điện dân dụng và đường dây điện cho tầu

Phần lớn nhà trên phố là nhà hai tầng với kiểu kiến trúc rát đặc trưng của phố cổ Hà Nội.
 Phần lớn nhà trên phố là nhà hai tầng với kiểu kiến trúc rát đặc trưng của phố cổ Hà Nội.

Ngoài cửa đi, phần còn lại của mặt tiền là shopping window cuối ngày được đóng lại bằng các tấm gỗ ghép vào nhau.
 Ngoài cửa đi, phần còn lại của mặt tiền là shopping window cuối ngày được đóng lại bằng các tấm gỗ ghép vào nhau.

Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa và phong trào yêu nước kháng Pháp. Năm 1907 tại ngôi nhà số 10, cụ Lương Văn Can cùng các sĩ phu yêu nước đã lập nên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Mục đích của phong trào là khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng. Tuy nhiên sau đó, phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp, cụ Lương Văn Can đã bị đày đi Côn Đảo, và con cụ là Lương Ngọc Quyến cũng hi sinh anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

Người chụp ảnh đứng ở góc phố Hàng Bạc và Hàng Đào, ống kính hướng về phía dãy nhà số chẵn.

 Người chụp ảnh đứng ở góc phố Hàng Bạc và Hàng Đào, ống kính hướng về phía dãy nhà số chẵn. Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh là nhà số 4, nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Cách đó hai nhà , ngôi nhà 2 tầng mầu trắng, có lan can là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Cùng một góc chụp tạo cảm giác chúng được chụp cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nhìn kĩ sẽ thấy đường phố thay đổi. Ngôi nhà mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục giờ là một tiệm buôn mang tên Phan Quảng Thành
 Cùng một góc chụp tạo cảm giác chúng được chụp cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nhìn kĩ sẽ thấy đường phố thay đổi. Ngôi nhà mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục giờ là một tiệm buôn mang tên Phan Quảng Thành

Nó vẫn giữ nguyên dáng dấp xưa, tuy ngày nay là cửa hàng thời trang Nino Max
 Nó vẫn giữ nguyên dáng dấp xưa, tuy ngày nay là cửa hàng thời trang Nino Max

Vẫn ngã tư trên, ở một thời gian muộn hơn. Vị trí của người chụp lúc này ở góc phố Hàng Bồ và Hàng Đào. Ống kính hướng về dãy nhà số lẻ. Trên biển hiệu ngôi nhà đầu tiên thấy rõ dòng chữ No 1 Rue de la soie. Có vẻ ngôi nhà này đã đổi chủ, vì nó đã từng treo biên Shun Ky
 Vẫn ngã tư trên, ở một thời gian muộn hơn. Vị trí của người chụp lúc này ở góc phố Hàng Bồ và Hàng Đào. Ống kính hướng về dãy nhà số lẻ. Trên biển hiệu ngôi nhà đầu tiên thấy rõ dòng chữ No 1 Rue de la soie. Có vẻ ngôi nhà này đã đổi chủ, vì nó đã từng treo biên Shun Ky

Đường phố Hà Nội xưa vẫn bắt gặp những đám rước như thế này
 Đường phố Hà Nội xưa vẫn bắt gặp những đám rước như thế này


Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), phố Hàng Đào (Rue de la Soie) bắt đầu mang dáng dấp của một con phố hiện đại. Một số người Ấn ở các thành phố nhượng địa của Pháp trên đất Ấn Độ đã đến đây mở cửa hàng vải cát bá trắng, ka ki… Khoảng năm 1925, vải Tây thắng thế, quá nửa phố cho thuê bán vải Tây, khiến hàng truyền thống vắng hẳn. Rồi dần dần, phố không còn bán vải nhuộm màu nữa mà thay vào đó là các mặt hàng cao cấp, xa xỉ. Đến năm 1930, hàng loạt các cửa hàng tạp hóa bán đồ hiệu sang trọng của Pháp bắt đầu xuất hiện khắp các con phố như nước hoa, mỹ phẩm, mũ dạ, mùi xoa, phu-la…

Không gian cây xanh đằng sau bức ảnh là Quảng trường Negrier (ngày nay gọi là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) và Hồ Gươm. Tư duy theo cách đánh số nhà thì đây là đoạn cuối phố. Một không khí đa sắc tộc. Dubonnet có vẻ mạnh tay quảng bá thương hiệu.

 Không gian cây xanh đằng sau bức ảnh là Quảng trường Negrier (ngày nay gọi là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) và Hồ Gươm. Tư duy theo cách đánh số nhà thì đây là đoạn cuối phố. Một không khí đa sắc tộc. Dubonnet có vẻ mạnh tay quảng bá thương hiệu.

Các ngôi nhà đã đổi khác hoàn toàn
 Các ngôi nhà đã đổi khác hoàn toàn

Người Hà Nội đổ đến con phố này không chỉ để mua sắm, mà còn để hoà mình vào không khí tấp nập phồn hoa của con phố giầu nhất Việt Nam thời đó.
 Người Hà Nội đổ đến con phố này không chỉ để mua sắm, mà còn để hoà mình vào không khí tấp nập phồn hoa của con phố giầu nhất Việt Nam thời đó.


Đã có một Hàng Đào như thế: sầm uất, tấp nập ở thời kì hoàng kim trước khi chìm vào quên lãng. Đổi thay của thành phố thể hiện trên chính con đường này: từ kiến trúc những ngôi nhà, phương tiện giao thông trên phố, chiếc nón phụ nữ đội đầu, mầu sắc và kiểu dáng trang phục…và tất nhiên, cả lối sống của người dân.





So sánh hai bức ảnh dưới thấy biết bao đổi thay:


Nguồn:tranthanhnhan1963c.blogspot.fr
Trở về 36pho.com       36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác