Ai đã từng “đi qua” thời bao cấp ở Hà Nội, chắc hẳn vẫn còn lưu trong kí ức những kỉ niệm về cái máy nước công cộng. Chỉ là cái máy nước thôi, nhưng đã giấu bao niềm vui, nỗi buồn, giận hờn, ...
Ngày ấy, ở một số góc phố có cái máy nước công cộng. Hàng ngày, mọi người hứng nước gánh về nhà, chứa vào những thùng phuy, xô, chậu, ... để dùng dần. Một số nhà có điều kiện trên phố cổ, thuê người gánh nước. Vậy là đất Hà Thành có thêm nghề gánh nước thuê. Những người làm nghề này là dân nghèo, hoặc dân tứ xứ về Hà Nội kiếm sống; nghe đâu công không cao, nhưng họ vẫn cần mẫn gánh nước hàng đêm; họ chọn lúc đêm khuya để gánh nước, và luôn “biết giữ ý”; từ cách để thùng, mở nước gượng nhẹ, tránh làm phiền những nhà ở gần máy nước công cộng.
Cái cách ứng xử ở máy nước công cộng, cũng thể hiện “phông” văn hoá của mỗi người. Đã đành, ai ra trước thì được lấy trước, nhưng có những người “ôm” cái máy nước giặt giũ hàng tiếng đồng hồ. Bà ta cứ điềm nhiên hứng hết chậu nọ đến chậu kia, luân phiên dưới vòi chảy xối xả, không để cho ai lấy nổi một giọt nước. Cũng có những người thật vô ý, rổ rau của hàng xóm vừa rửa sạch, chị ta bưng ngay chậu quần áo đầy xà phòng lướt lên trên rổ rau, bọt xà phòng rơi trắng xoá vào rau, thế là bác hàng xóm phải rửa lại rau ... Khá nhiều người “bằng mặt mà không bằng lòng”, vì cách sử dụng máy nước công cộng.
Nhiều chuyện dở khóc, dở cười cũng xảy ra ở cái vòi nước công cộng. Lũ trẻ con đi đá bóng về, thường ghé vào vòi nước tắm gội nháo nhào trước khi về nhà. Các mẹ lại được dịp mắng mỏ : “Tắm cái kiểu đấy rồi lại cảm đấy con ạ !”. Mấy anh thanh niên cũng lựa lúc vắng người, tắm vội tắm vàng. Bất chợt, các bà các mẹ ra nhìn thấy, thế là tru tréo ầm ĩ lên vì sự “vô duyên” ...
Sau những lần ấy, bác tổ trưởng dân phố phải gắn thêm cái biển xinh xinh gần đó : “Máy nước - Chỉ để lấy nước, cấm tắm, giặt, rửa”.
Cũng có nhiều khi máy nước bị mất nước, hoặc chỉ chảy ri rỉ. Thế là các loại xô, chậu, thùng, … được các mẹ huy động tối đa để xếp hàng lấy nước. Lũ trẻ chúng tôi thường được phân công chờ hứng nước. Không có gì chán bằng cái việc ngồi chăm chăm ngó vào vòi nước chảy rất nhỏ, chờ đầy thùng nhà ai đó, rồi nhích dần thùng nhà mình lên. Thế là, chúng tôi nghĩ ra đủ thứ trò chơi để “giết thời gian” xếp hàng lấy nước. Những trò chơi ít di chuyển như ô ăn quan, đọc truyện, đánh tam cúc, … được diễn ra dưới tiết trời oi nóng. Vậy mà lũ trẻ ngày ấy vẫn thấy vui làm sao …
Giờ đây, không thể kiếm được một cái máy nước công cộng như xưa. Nhưng tôi tin, những người có cùng một tình yêu Hà Nội, sẽ không thể quên những kí ức vui buồn, gắn với máy nước công cộng ngày xưa …
(Trần Quang Dũng trích báo điện tử Pháp luật & Xã hội ngày 24/07/2018)
Tác giả : Vy Anh
Hà Nội đầu thế kỉ XX
Ảnh sưu tầm
Hà Nội đầu thế kỉ XX
Ảnh sưu tầm
Hà Nội năm 1952
Ảnh sưu tầm
Hà Nội đầu thế kỉ XX
Ảnh sưu tầm
Ảnh năm 1951 của Dietrich Stahlbaum
Phố Hàng Bạc (Tầng 1 đình Hương Thượng) năm
192x Ảnh sưu tầm
Phố Lãn Ông năm
192x Ảnh sưu tầm
Phố Mã Mây (góc với phố Hàng Bạc) năm 1952
Ảnh sưu tầm
Khu vực hồ Trúc Bạch năm 1982
Ảnh: Jonh Ramsden
Phố Hàng Bún (góc với phố Nguyễn Trường Tộ) năm
192x Ảnh sưu tầm
Hà Nội đầu thế kỉ XX
Ảnh sưu tầm
Làng Ngọc Hà năm 1959
Ảnh: Rev Miklós
Hà Nội năm 1952
Ảnh sưu tầm
Phố Hàng Lược năm 1951
Ảnh: Georges Azambre
Phố Sinh Từ (góc với phố Văn Miếu) năm 193x
Ảnh sưu tầm
Hà Nội đầu thế kỉ XX
Ảnh sưu tầm
Phố Phùng Hưng năm 1973
Ảnh sưu tầm
Hà Nội nam 1982
Ảnh: Jonh Ramsden
Hà Nội nam 1982
Ảnh: Jonh Ramsden
Ảnh nam 1982 của Jonh Ramsden
Hà Nội năm 1975
Ảnh: Thomas Billhardt
Ngõ Cầu Gỗ năm 1979
Ảnh sưu tầm
Hà Nội nam 1992
Ảnh: Hans Peter Grumpe
Phố Trần Quốc Toản năm 1975
Ảnh sưu tầm
Hà Nội nam 1992
Ảnh: Hans Peter Grumpe
Máy nước công cộng phố Hàng Rươi
Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Khải Định Công
Tranh của họa sĩ
Tranh của họa sĩ 3D
Tác phẩm “Máy nước thời gian” được tạo ra và xây dựng ngay tại vị trí cũ của một máy nước cộng hưởng thời gian cấp. Nơi đây từng là điểm sinh hoạt cộng đồng, vui chơi của cả người lớn và trẻ nhỏ thời xưa. Nếu nhìn từ xa, du khách chỉ thấy những ô vuông có màu đen, giống như rác trên những bức tường cũ. Tuy nhiên, khi tiến lại gần và quan sát kỹ sẽ rất bất ngờ…
Những ô vuông đen thực chất là những tác phẩm ảnh được các bác sĩ kỳ công tạo ra. Đây là những bức ảnh ghi lại cảnh sinh hoạt hàng ngày tại các máy nước cộng cộng hồi xưa ở Hà Nội. Góc là những hình ảnh rất quý.
Bình luận của bạn