HÀ NỘI HỌC, THÀNH PHỐ HẠNH PHÚC, KINH TẾ CHIA SẺ VÀ HƠN THẾ NỮA | Xem trên mobile tốt nhất cần truy cập: On ( Để liên thông 36pho.com với Facebook mà không bị nhẩy hay ngắt quãng )
Hà Nội
Phố
Chợ
Sàn TMĐT
Tiện ích
Phố cổ
Chuyện Hà Nội
Điểm Thăm Quan
Ẩm thực phố
Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX, theo kiến trúc truyền thống Việt Nam với chức năng sử dụng là để ở và bán hàng. Ngôi nhà có chiều ngang hẹp, chạy dài. Dù diện tích không quá lớn nhưng với sự khéo léo, tinh tế, người Hà Nội xưa đã bố trí căn nhà với đầy đủ các phòng chức năng, gác lửng, sân vườn…
Phở Bát Đàn vẫn lưu giữ được hương vị phở truyền thống với nước lèo thơm nức vừa trong vừa ngọt được ninh cùng xương bò và tủy, thịt bò được chọn lọc kỹ càng sạch sẽ và mềm, sợi phở dai không bị bỡ…
Từ phố Thuốc Bắc đến phố Phùng Hưng, cắt ngang ngã tư Hàng Đồng – Bát Sứ và phố Hàng Gà. Đây nguyên là địa phận của thôn Đông Thành (đoạn phía đông từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Gà) và thôn Tân Khai (đoạn còn lại). Cả hai thôn này đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Sau chùa Một Cột và quần thể Tháp Bút - đền Ngọc Sơn thì cầu Long Biên là một trong những hình ảnh đặc trưng, đẹp và độc đáo về văn hóa, lịch sử Hà Nội do con người tạo nên. Và với người Hà Nội, cầu Long Biên không chỉ là cây cầu đầu tiên nối đôi bờ sông Hồng, mà còn là một chứng tích lịch sử không thể tách rời với Thủ đô trong suốt thế kỷ XX. Cây cầu này được khánh thành vào ngày này cách đây 112 năm, ngày 28-2-1902.
Hà Nội vào thu cũng là lúc phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu của những chiếc đèn lồng đủ loại, sẵn sàng cho một dịp Tết Trung thu đang đến gần ...
Hội quán Quảng Đông được hình thành bởi cộng đồng người Quảng Đông (Trung Quốc) từ khoảng 400 năm trước trong quá trình định cư, giao thương buôn bán tại các con phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Lãn Ông (phường Hà Khẩu ngày xưa)...
Nếu như Sài Gòn có phố Tây Bùi Viện, Huế có con phố đêm Phạm Ngũ Lão thì Hà Nội có “phố không ngủ” Tạ Hiện. Phố Tạ Hiện là nơi du khách khám phá nhịp sống Hà Thành sầm uất, náo nhiệt khi đêm về. Đây không chỉ là điểm hẹn của giới trẻ mà còn là “tụ điểm” được cả khách Tây lẫn khách Việt yêu thích.
Khác với các khu phố cổ trên thế giới, phố cổ Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động của đời sống xã hội, đồng thời cũng là nơi lưu trữ một kho tàng di sản đồ sộ với 121 di tích lịch sử – văn hóa. Đình Đồng Lạc ở 38 phố Hàng Đào là một trong những di sản được TP.Hà Nội đặc biệt quan tâm và bảo tồn.
Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ hiện ở số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo lịch sử còn lưu lại, số nhà 50 phố Đào Duy Từ từng là nền cũ của rạp hát Sán Nhân Đài, sau đổi tên là Lạc Việt, rồi Hiệp Thành (được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20).
Nếu may mắn, bạn sẽ có một cảm nhận đầy hứng khởi khi một đoàn tầu chạy qua, tạo những nhịp rung khác lạ. Nói đến cây cầu hơn trăm tuổi này, cũng là nói tới những chuyến khám phá Bãi Giữa với cảnh sắc, con người đầy hấp dẫn, trong đó có câu chuyện vui về hội những người tắm “nui”…