Vị trí khu đất mà sau này Tòa nhà trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng hay toà nhà City View, cách gọi tắt "Hàm Cá Mập" là một địa điểm chứa đựng nhiều biến động lịch sử quan trọng. Những thay đổi về kiến trúc và công năng qua các thời kỳ đã phản ánh rõ nét sự biến chuyển của lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
Ngược dòng lịch sử
Năm 1873 trở về trước
Tên gọi của hồ qua những tài liệu gốc, đương thời, đều không nói câu nào về việc Thái tổ Lê Lợi trả gươm thần hoặc trả gươm cho thần ở vùng hồ mà mãi về sau mới có tên là “Hoàn Kiếm” tức “Trả Gươm”, vì thế, ngoài và cùng với thủy danh là “Lục Thủy”, thì, đến lúc này, vẫn chỉ có thêm một tên nữa là “Thủy Quân hồ” (hồ Thủy Quân) do sự thể: Triều đình Lê – Trịnh hoặc giả là có cả Triều Trần nữa thường cho tập trận thủy quân ở đây và phần phía Bắc của hồ, do “chầu về phủ Chúa Trịnh từ mạn trái” nên mang thêm tên là “Tả Vọng hồ”. Chưa hề xuất hiện tên “Kiếm hồ” (hồ Hoàn Kiếm), hoặc “Hồ Gươm” (hồ Trả Gươm), trong bất cứ tài liệu nào, ở và của thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII.
Hồ Gươm hồi thế kỷ XVII |
Hồ Hoàn Kiếm và hồ Thái Cực. Tranh phục dựng của họa sĩ Nguyễn Thành Phong |
Chỉ từ thế kỷ XVIII, thậm chí là cuối thế kỷ ấy, và sang đến thế kỷ XIX, thì mới dần dà xuất hiện những lời kể và sự tích khác nhau, về việc Thái tổ trả gươm ở hồ Lục Thủy (hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng). Chẳng hạn như, đầu tiên, là lời tiểu dẫn của ông Nghè Trần Bá Lãm, ở bài thờ “Vịnh Tả Vọng hồ” (trong sách “La Thành cổ tích vịnh”, lời “tự” đề niên hiệu Chiêu Thống: 1786-1788), nói gọn: “Vua Thái tổ trả lại gươm cho thần ở đó (tức là: ở Tả Vọng hồ), cho nên gọi là Hoàn Kiếm hồ”... Xem
Thời kỳ Pháp thuộc
- Quảng trường Cây Dừa (Place de Cocotier)
Ngã năm đó từng là bãi đất trống, có dừa mọc ven hồ, sau biến thành nơi quân Pháp xử trảm người yêu nước nhằm khủng bố tinh thần người dân bản địa. Cụ Doãn Kế Thiện trong cuốn Hà Nội cũ, xuất bản năm 1943 tập hợp những mẩu chuyện về Hà thành, đã ví "cây dừa bêu đầu" là một trong những nơi rùng rợn nhất thành phố những năm cuối thế kỷ 19.
Một bức tranh minh họa có tiêu đề “AU TONKIN - L'exécution d'un chef de pirates à Hanoi” (“Bắc Kỳ - Hành quyết một thủ lĩnh hải tặc tại Hà Nội”)
Sau khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội năm 1873, khu vực hiện nay là tòa nhà Hàm Cá Mập đã trở thành một pháp trường công khai của chính quyền thực dân, nhằm răn đe tinh thần kháng cự của người dân Việt Nam. Việc thiết lập pháp trường tại đây được chính quyền thực dân xem như một cách để thị uy và chứng tỏ quyền lực của mình. Một trong những vụ hành quyết công khai đầu tiên tại khu vực này là vụ xử ông Tạ Văn Đình, một cử nhân yêu nước. Một số tài liệu ghi nhận, vụ hành quyết này có sự tham gia của Jean Dupuis (1828-1912), một thương nhân người Pháp, nổi tiếng với các hoạt động buôn bán và thám hiểm tại Đông Dương. Mặc dù là thương nhân, nhưng trong bối cảnh chính trị hỗn loạn sau khi Pháp chiếm thành Hà Nội, Jean Dupuis với sự hậu thuẫn của lực lượng quân sự Pháp đã tham gia vào các hoạt động trấn áp và thị uy nhằm khẳng định quyền lực của thực dân Pháp tại Bắc Kỳ.
Bản đồ HANOI 1891, cho thấy bắt đầu nắn mở đường và cải tạo khu vực Hồ Gươm.
Trong những năm tiếp theo, khu vực này tiếp tục trở thành pháp trường khét tiếng khi thực dân Pháp dựng lên đài hành hình và sử dụng máy chém để xử tử các nhà yêu nước. Nổi bật nhất là vụ hành quyết Nguyễn Cao, một danh tướng, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng, vào năm 1887. Cái chết của ông đã trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất, bất chấp hiểm nguy để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Chính quyền thực dân không chỉ dừng lại ở việc trấn áp các nhà lãnh đạo kháng chiến, mà còn cố ý công khai các vụ hành quyết tại những địa điểm đông dân cư, nhằm tạo ra sự khiếp sợ và khuất phục trong lòng dân chúng. Việc lựa chọn khu vực này để hành hình, ngay bên cạnh hồ Hoàn Kiếm - trung tâm văn hóa, thương mại của Hà Nội thời bấy giờ - chính là một tính toán đầy nham hiểm của thực dân Pháp.
Cùng thời gian này, ý chí chống Pháp của người Việt, nhất là lớp nhân sĩ trí thức, cách ngã năm bờ hồ trăm mét, tại nhà số 10 Hàng Đào năm 1907, thầy giáo Lương Văn Can, cử nhân nổi tiếng xuất sắc trong khu phố cùng một số trí thức mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục dạy chữ quốc ngữ và truyền bá tư tưởng canh tân đất nước. Tên "Đông Kinh" - tên cũ của Hà Nội từ thời Hậu Lê. "Trường mở cửa ban ngày cho khoảng 50 trẻ em trai và gái, hàng trăm người lớn vào buổi tối từ 7 đến 9h. Các lớp học đều miễn phí", báo cáo tháng 4/1907 của trưởng phố Hàng đào gửi Đốc lý Hà Nội nêu. Trường tồn tại hơn tám tháng thì bị Pháp dẹp bỏ, nhưng vẫn thổi một luồng gió vào công cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên của người Việt đầu thế kỷ 20.
- Quảng trường Négrier (Place de Négrier)
Place de Négrier) theo tên của Francois Oscar de Négrier (1839 - 1913), một viên tướng thực dân khét tiếng của Pháp từng tham gia nhiều chiến dịch quân sự quan trọng tại Bắc Kỳ trong Chiến tranh Pháp - Thanh (1884 - 1885). De Négrier còn được biết đến qua các chiến dịch đàn áp khốc liệt tại Bắc Ninh, Hưng Hóa và Lạng Sơn, nhằm củng cố quyền thống trị của Pháp.
1890 Plan de la ville de Hanoï |
Hà Nội 1898 |
ban do1925 |
Bản đồ sử dụng đất 2000 |
Trong cuốn Hà Nội chỉ nam, tác giả Nguyễn Bá Chính gọi nơi này là "vườn hoa bờ hồ" - trung tâm của mấy đường xe điện trong thành phố. chính quyền Pháp dần chỉnh trang ngã năm thành bến đỗ trung tâm, đặt tên Place de Négrier
Thời gian 1888-1895, thực dân Pháp đẩy mạnh quy hoạch Hà Nội, ở khu vực trung tâm, họ xây một khu phố riêng mà người dân thời ấy gọi là phố tây (phía Nam) để phân biệt với 36 phố phường (phía Bắc). Hồ Gươm trở thành nơi phân cách hai khu phố trên.
Năm 1925 vẫn có đường đỗ tàu điện trên phố Cầu Gỗ |
Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục bên hồ Hoàn Kiếm là nơi giao nhau của nhiều tuyến xe điện tỏa ra các cửa ô, trạm bán vé khi đó sau làm lại đẹp hơn.
Tàu điện là một loại phương tiện có bánh sắt, chạy trên đường ray, được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chính thức phê duyệt xây dựng tại Hà Nội vào năm 1899 và chạy thử chuyến đầu tiên Bờ Hồ - Thụy Khuê vào năm 1900. Tuyến xe điện bờ Hồ do người Pháp xây dựng từ 1899-1943 mới xong. Người Hà Nội một thời hẳn nhớ tiếng leng keng, cảnh nhộn nhịp tại ga xe điện bờ Hồ từ 5h sáng đến 23h đêm. Năm 1990, xe điện không còn hoạt động, các đường ray cũng bị bóc đi.
Giờ ga xe điện bờ hồ trở thành điểm trung chuyển của nhiều tuyến xe buýt. Toà nhà văn phòng điều hành xe điện, nơi giao ca của các lái tàu, bán vé nay biến thành toà nhà 4 tầng.
Sau năm 1945
Tên gọi quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thay thế cho Place de Négrier để tưởng nhớ ngôi trường dạy việc nhân nghĩa. Thời kỳ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, trụ sở các công trình quốc doanh như rạp Hòa Bình, bách hóa Bờ Hồ... dần thay thế cho những biển hiệu thời Pháp quanh quảng trường.
1954 |
|
Sau năm 1975
Những năm 1990 đến nay
Trung tâm Hà Nội năm 1989 nhìn từ trên cao, có thể nhìn thấy tòa nhà Bách Hóa 12 Bờ Hồ to nổi bật gần Hồ Gươm trước 2 cây xanh to. |
Năm 1989 do David Alan Harvey, nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho hãng thông tấn Magnum ghi lại |
Tòa nhà trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Tòa nhà Hàm Cá Mập là một công trình trung tâm thương mại được xây dựng trên nền Nhà xe điện cũ với hướng nhìn ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm, do kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế, được khởi công đầu thập niên 1990 và hoàn thành vào năm 1993. Dù nhận không ít ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị vào thời điểm mới khai trương, tòa nhà Hàm Cá Mập ngày nay vẫn trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm, đồng thời là một trong những địa điểm có lượt ghé thăm nhiều nhất Hà Nội.
Thiết kế và xây dựng
Người đảm nhận công việc thiết kế tòa nhà Hàm Cá Mập là kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn, công trình này khởi công đầu thập niên năm 1990 và nằm trên nền đất của nhà xe điện cũ.Tòa nhà này có 6 tầng, trong đó tầng 2 đến tầng 5 là các nhà hàng, quán cà phê với phong cách khác nhau. Mặt trước tòa nhà hướng ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra bờ Hồ Hoàn Kiếm, mặt phải giáp với phố Cầu Gỗ.Tại tầng thượng có thể quan sát toàn bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm. Công trình này bị cho là "sự kết hợp sai giấy phép của Nhà xe điện cũ và không giấy phép của Bách hóa Bờ Hồ". Khi tham dự cuộc thi thiết kế, tòa nhà có tên "Trung tâm Giao dịch Thương mại Quốc tế". Năm 1993, tiến độ xây dựng đã thi công thô gần xong. Có một thời gian, công trình bị bọc kín bằng vải dứa, nhiều chỗ bị đập nham nhở để cơi rộng ra. Vào thời điểm được hoàn thiện, công trình đã nhận không ít ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị. Nhiều kiến trúc sư, một số nhà văn, nhà thơ cũng lên tiếng chỉ trích công trình này.
Khi hoàn thành, tòa nhà mang tên DAEWOO. Bên tường, tòa nhà gắn những con rùa (cóc) có hướng bò ngược lên trời, nhưng về sau đã tháo dỡ.
Đã từng bị yêu cầu xử lý
Ngày 19 tháng 8 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là Võ Văn Kiệt đã ra thông báo "yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xử lý nghiêm khắc đối với chủ đầu tư công trình này, thiết lập lại kỷ cương quản lý xây dựng thành phố, buộc chủ đầu tư phải sửa kiến trúc công trình (về hình khối và chiều cao cho phù hợp với cảnh quan chung). Xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật nếu thấy cần thiết để đề cao kỷ cương trật tự"
Xưa và nay
Sau 30 năm đi vào hoạt động, tòa nhà đã không tránh khỏi sự xuống cấp. Mặt tiền đã bị ố màu, phủ đầy rêu, bụi bẩn. Khoảng chiều ngày 18 tháng 5 năm 2021, tầng thượng của tòa nhà xuất hiện một đám cháy nhỏ đã được dập tắt kịp thời. Thời điểm xảy ra đám cháy, đơn vị thuê lại tầng 6 của tòa nhà đang nghỉ kinh doanh và tổ chức tu sửa. Do thợ hàn dùng hàn cắt sắt, lửa bén vào túi nilon nên đã dẫn đến vụ cháy.
Thông tin phá bỏ
Vào đầu tháng 3 năm 2025, có thông tin cho rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đồng ý phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập, và đề xuất không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có. Phản ứng của người dân có tỏ ra tiếc nuối nhưng vẫn đồng ý gỡ bỏ tòa nhà để tuân theo quy hoạch chung. Sau khi phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập, các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng khoảng 3 tầng hầm và đề xuất chức năng sử dụng tầng hầm, trong đó bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2, 3.... Tổng hợp các ý kiến báo chí về quy hoạch, cải tạo khu vực phía Đông và phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, trong đó có việc phá dỡ tòa nhà "Hàm Cá Mập"
Tòa nhà "Hàm Cá Mập" trở nên nổi tiếng
Tòa nhà này từng bị cho là "phá vỡ vẻ đẹp cổ kính của Bờ Hồ Hoàn Kiếm." Có ý kiến cho rằng "sự bất cẩn của công tác quản lý đô thị tại Hà Nội đã đã để cho nơi lòng chảo hồ Gươm này bị những kiến trúc khác lạ uy hiếp và tên gọi "Hàm Cá Mập" xuất phát từ sự giễu cợt của một nhà phê bình mỹ thuật. Tuy nhiên sau gần 30 năm khai trương, tòa nhà Hàm Cá Mập đã trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm, là một trong những địa điểm có lượt ghé thăm nhiều nhất Hà Nội. Do có vị trí thuận lợi, nhiều thương hiệu thời trang và đồ uống danh tiếng đã tìm đến tòa nhà mở mặt bằng kinh doanh. Nhiều tờ báo nhận xét tòa nhà này sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội, đến nay, hầu hết diện tích tòa nhà đã được chủ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân thuê lại để kinh doanh buôn bán, mở nhà hàng ăn uống với chi phí cao.
Muốn ngắm Hồ Gươm từ trên cao có lẽ đây là nơi thuận lợi nhất ai cũng có thể đến thăm quan.
Góc ảnh theo thời gian từ năm 1990 đến nay
Cửa hàng bách hóa 12 Bờ Hồ, ảnh Đinh Mẫn-TTXVN |
Khu vực ngã 5 bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 1989. Tòa nhà giữa bức ảnh là nhà điều hành xe điện đối diện bến tàu điện Bờ hồ, nay là tòa nhà “Hàm Cá Mập”. |
Ảnh:nhà báo – đạo diễn nổi tiếng người Pháp Raymond Depardon 1992 |
Tòa nhà "Hàm Cá Mập" 1992, đang xây dựng |
Tòa nhà "Hàm Cá Mập" khoảng năm 1992 |
1993
1994
.
1995
.
1996
.
1997
.
1998
Góc phóng to, cho thấy sự nổi bật, lấn át Tháp Rùa khi đó chưa quen mắt và sự chấp nhận của mọi người, cũng tương tự góc bên kia là trụ sở UBND TP Hà Nội, Bưu Điện Hà Nội. |
Nhiếp ảnh gia Kyle Michael Nunas chụp Hồ Hoàn Kiếm năm 1998 |
Nhiếp ảnh gia Nhật Bản Yuichi Kobayashi ghi lại đoạn giao Hàng Đào và Hàng Gai, phía sau là tòa Hàm Cá Mập, khoảng năm 1998-1999 |
![]() |
1999
![]() |
![]() |
![]() |
2000
2001
.
2002
.
2003
.
2004
.
2005
.
2006
.
2007
.
2008
thg 6 2008 |
2009
.
2010
.
2011
.
2012
.
2013
.
2014
.
2015
thg 1 2015
2016
.
2017
.
2018
.
2019
thg 3 2019 |
thg 12 2019 |
thg 3 2019 |
thg 3 2019 |
thg 1 2019 |
thg 10 2019 |
thg 12 2019 |
thg 6 2019 |
2020
thg 1 2020 |
thg 11 2020 |
thg 1 2019 |
thg 12 2020 |
thg 12 2020 |
2021
thg 9 2021
thg 2 2021 |
thg 1 2021 |
thg 7 2021 |
thg 1 2021 |
thg 9 2021 |
2022
thg 2 2022
thg 7 2022 |
thg 2 2022 |
thg 12 2022 |
thg 12 2022 |
thg 12 2022 |
thg 6 2022 |
thg 5 2022 |
thg 6 2022 |
thg 4 2022 |
thg 9 2022 |
thg 6 2022 |
thg 10 2022 |
thg 10 2022 |
thg 10 2022 |
thg 12 2022 |
thg 12 2022 |
thg 9 2022 |
thg 9 2022 |
2023
thg 1 2023 |
thg 12 2023 |
thg 8 2023 |
thg 1 2023 |
thg 9 2023 |
thg 1 2023 |
thg 1 2023 |
thg 1 2023 |
thg 3 2023 |
thg 9 2023 |
thg 4 2023 |
thg 1 2023 |
thg 7 2023 |
thg 11 2023 |
thg 12 2023 |
thg 8 2023 |
thg 3 2023 |
thg 8 2023 |
thg 11 2023 |
thg 5 2023 |
thg 5 2023 |
thg 11 2023 |
thg 3 2023 |
thg 7 2023 |
thg 2 2023 |
2024
thg 4 2024 |
thg 7 2024 |
thg 4 2024 |
thg 12 2024 |
Photo - Jul 2024 |
|
thg 12 2024 |
thg 9 2024 |
thg 7 2024 |
thg 12 2024 |
thg 10 2024 |
thg 12 2024 |
thg 9 2024 |
thg 6 2024 |
thg 10 2024 |
|
thg 11 2024 |
thg 2 2024 |
View
. |
2025
thg 1 2025
thg 4 2025
thg 1 2025
thg 1 2025
thg 1 2025 |
||
thg 1 2025 |
thg 4 2025 |
thg 4 2025 |
thg 1 2025 |
thg 4 2025 |
View
. |
Cảnh quan đô thị và "Hàm Cá Mập" xưa và nay
|
![]() |
||
. | |||
![]() |
|||
. | ![]() |
... đang cập
Bình luận của bạn