Làng gốm Bát tràng

Thứ 3, 05/03/2024, 23:23 (GMT+7)

Chia sẻ

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung của các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Như vậy, tên gọi Bát Tràng có thể hiểu là "cái sân lớn chuyên sản xuất bát". Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác, tên gọi Bát Tràng có thể bắt nguồn từ tên gọi Bạch Thổ Phường, nghĩa là "phường đất sét trắng".

Vị trí làng gốm Bát Tràng

Xã Bát Tràng (社鉢場) gồm hai thôn là Bát Tràng và Giang Cao, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Làng Bát Tràng được hình thành từ khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, người dân làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra khu vực gần Thăng Long lập nên ngôi làng này.

Đình làng Bát Tràng

Đình làng Bát Tràng

Lịch sử

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý.[15][16] Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là một trong những dòng họ có lịch sử lâu đời ở làng gốm Bát Tràng. Theo truyền thuyết, họ có nguồn gốc từ làng Vĩnh Ninh, một làng gốm ở Ninh Bình Tuy nhiên, chưa có tư liệu xác thực nào chứng minh điều này. Theo gia phả của một số dòng họ ở Bát Tràng, tổ tiên của họ từ làng Bồ Bát (gồm Bồ Xuyên và Bạch Bát) di cư ra Bát Tràng. Làng Bồ Bát thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nằm gần sông Hồng và có nguồn đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Vào thời Hậu Lê khoảng cuối Thế kỷ 14 - đầu Thế kỷ 15 và đầu thời Nguyễn, làng gốm Bát Tràng đã phát triển mạnh mẽ[25]. Dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là một trong những dòng họ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của làng nghề.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã thu hút nhiều thương nhân, thợ thủ công từ khắp nơi đến đây lập nghiệp. Trong đó, có một số thợ gốm ở làng Bồ Bát (Ninh Bình) đã di cư đến vùng đất có nhiều đất sét trắng ở phía nam Thăng Long, lập ra lò gốm Bạch Thổ phường Với nguồn nguyên liệu dồi dào và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, gốm Bát Tràng ngày càng phát triển và trở thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam.[32] Triều đình đã chọn Bát Tràng cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.

Cũng ở thời nhà Lý, có 3 vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay là Thiều Quan, Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại[37]. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, 3 ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho các làng nghề gốm Việt Nam. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm

Thế kỉ 15–16

Chính sách cởi mở của nhà Mạc đối với công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển[40]. Nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi, không chỉ trong nước mà còn ra nước ngoài. Theo các minh văn ghi trên gốm Bát Tràng thời Mạc, người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng

Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng

Thế kỉ 16–17
Sau những phát kiến địa lý vào cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... bắt đầu thành lập công ty, xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.

Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản.

Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh.

Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài.[46] Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Hồng ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thủy nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. Các công ty phương Tây, trong đó có Công ty Đông Ấn Hà Lan, đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam để bán lại cho các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Phương thức buôn bán này được gọi là "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ".

Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.

Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.

Cuối thế kỉ 17 - thế kỉ 19

Trước năm 1684, Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đồ gốm sang Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi Đài Loan được giải phóng và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, gốm sứ Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á với số lượng lớn và chất lượng cao hơn. Điều này khiến cho đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh và bị giảm sút nhanh chóng.

Vào thế kỷ 18 và 19, một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp. Các nước này sản xuất ra nhiều hàng hóa mới, cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn và nhà Nguyễn đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút, trong đó có việc xuất khẩu đồ gốm, Tình trạng này khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất, như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá.

Sản phẩm được ưa chuộng tại các chợ tỉnh thành xưa

Sản phẩm được ưa chuộng tại các chợ tỉnh thành xưa

Thế kỉ 19 đến nay

Trong thời Pháp thuộc, làng gốm Bát Tràng vẫn duy trì được hoạt động bình thường, chủ yếu sản xuất các sản phẩm dân dụng phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, làng gốm cũng phải cạnh tranh với một số xí nghiệp gốm sứ của Pháp và Trung Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng gốm Bát Tràng tiếp tục phát triển. Năm 1957, 10 cá nhân địa chủ, con địa chủ góp vốn thành lập công ty gốm Trường Thịnh. Năm 1958, công ty gốm Trường Thịnh được chuyển đổi thành Xí nghiệp sứ Bát Tràng, do nhà nước làm chủ sở hữu.

Trước đây thôn Bát Tràng là một xã riêng. Thời Lê xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, đổi làm tỉnh Bắc Ninh. 

Lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, có một thời gian ngắn từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. 

Từ năm 1961 đến nay huyện Gia Lâm thuộc ngoại tỉnh Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Nhưng từ năm 1964, tên xã Bát Tràng được khôi phục gốm Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.

 Một số mặt hàng gốm Bát Tràng ngày nay

Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã giải thể, nhiều công ty lớn được thành lập, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình.

Khoảng năm 1998, đa số lò nung than.

Chợ Bát Tràng ngày nay

Bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng

Cho đến nay, Bát Tràng đã có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác