Làng Chuông là một làng nghề nổi tiếng cả nước với truyền thống làm nón lâu đời thông qua sản phẩm nón lá. Người dân làng Chuông sống chủ yếu bằng nghề làm nón lá còn hoạt động làm nông nghiệp không nhiều vì nơi đây đất chật người đông. Không ai trong làng biết chiếc nón xuất hiện từ khi nào nhưng trong ca dao xưa đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”.
Định hướng giải pháp cải tạo không gian mặt nước làng Chuông theo hướng phát triển du lịch làng nghề
Làng Chuông tọa lạc ở xã Phương Trung, cách trung tâm huyện Thanh Oai 3km, cách trung tâm Hà Nội 30km. Tổng diện tích tự nhiên của làng Chuông là 481,44 ha, gồm 8 thôn là Tây Sơn – Chung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Làng Chuông có hai lối tiếp cận chính là từ đê sông Đáy phía Tây ranh giới làng và quốc lộ 21B phía Đông ranh giới làng. Con đê sông Đáy chạy qua làng một tuyến đường dân sinh quan trọng và đồng thời cũng có chức năng là chợ của một vùng rộng lớn không chỉ dành riêng cho làng Chuông mà còn có sự tham gia của một số xã xung quanh như Văn La, Kim Thư, Cao Dương. Con đê làng cũng là nơi bà con làm nghề nón lá thường phơi lá lụi ở công đoạn xử lý nguyên liệu. Với vị trí địa lý như trên, xã Phương Trung có điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường và công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế với tốc độ cao.
Vào thế kỷ thứ 8 – 791 năm Tân Mùi, theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là Trang Thì Trung, về sau đông dân hơn nên được mở rộng thành làng. Đầu thời Lên Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc.
Phụ nữ thôn Liên Tân tụ tập làm nón tại nhà
Đàn ông và phụ nữ cùng thắt nón ở hiên nhà
Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng.
Trước thế kỷ 20, những sản phẩm nón lá truyền thống của làng Chuông là nón ba vòng. Đấy là loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu, có thành tương đối nông. Nón có kích thuớc to và dành cho người nông dân làm đồng nên không được khâu kỹ. Nón thứ hai là nón thúng (quai thao) có vành rất rộng, hai bên buộc thao dành cho các cụ già đội đi chùa.
Một loại nón cổ truyền khác của làng Chuông chính là nón lá già ghép sống. Đây là loại nón có từ rất lâu cùng thời với chiếc nón quai thao. Nón có ba vòng đấu, làm bằng lá hồ, khâu bằng móc đen rứa đen. Loại nón này rất chắc chắn nên có thể dãi dầu mưa nắng cùng người trên đồng với rất nhiều công dụng khác nhau.
Nghề làm nón quai thao truyền thống ở nhà nghệ nhân Phạm Trần Canh (thôn Quang Trung)
Công đoạn là lá lụi – một khâu quan trọng trong quá trình làm nón
Trước đây, nghề làm nón lá phát triển mạnh mẽ, cả làng bao gồm già trẻ gái trai và cả trẻ con đều tham gia làm nón. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ nón lá truyền thống sa sút đồng thời một số hộ gia đình nhận được những đơn đặt hàng sản xuất những mặt hàng liên quan đến làm nón, có sử dụng kiến thức và tay nghề sẵn có của người làm nón ở làng. Làng Chuông vừa sản xuất, vừa cung cấp sản phẩm nói để phục vụ những sản phẩm sáng tạo khác(nón quai thao, nón lụa nhiều màu), lưu niệm (nón các kích cỡ, màu sắc), trang trí nội thất (đèn lồng dạng nón, treo tường ở nhà hàng, quán giải khát, đồ đạc nội thất như bàn trà…) và trang trí đường phố (trang trí cảnh quan các khu phố đi bộ ở Hà Nội).
Một biến thể của chiến nóng chóp truyền thống (lợp thêm lớp vải lụa với mục đích biểu diễn hoặc trang trí
Nón trang trí nội thất nhà hàng
Nón trang trí khu phố cổ (internet)
Đèn bàn (nội thất) làm từ nón lá (internet)
Cây thông Noel (ngoại thất) làm từ nhiều chiếc nón (internet)
Quy trình sản xuất truyền thống
Có thể nói để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện nhất định. Quá trình làm nón lá truyền thống làng Chuông nhìn chung có 2 công đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu
Lá lụi, nguyên liệu làm nón quan trọng của làng Chuông.
Vòng nón là một bộ phận không thể thiếu của chiếc nón. Với chiếc nón Chuông sẽ có 16 vòng ở mặt trong của nón. Xưa kia vòng nón là do làng Chuông làm nhưng hiện nay thì do hai làng Đôn Thư và Tràng Xuân làm và mang đến chợ bán vào mỗi dịp có phiên. Mười sáu chiếc vòng nón được phân thành các loại: vòng cạp 1 sợi, vòng chân 4 sợi (vòng tròn), vòng nứa 5 sợi (vòng nghiêng), vòng chúp 5 sợi (vòng nghiêng) và vòng chủm 1 sợi. Các vòng này phải được vót thật đều tay mới tạo ra một chiếc nón đẹp. Công việc làm vòng nón vừa đòi hỏi sức lực và sự khéo léo của đôi tay.
Công đoạn là lá lụi cho phẳng trong phòng khách gia đình
Liếc cũng là một phần quan trọng làm nên chiếc nón chắc và đẹp. Cây liếc hay còn gọi là cây lòng bông do người làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên mua và đem bán ở chợ Chuông. Ruột liếc là guột – thứ dùng để nối hai đầu vành nón và giữ cho vành nón được tròn và bền.
Vật liệu làm nón ở chợ Chuông (nguồn: internet)
Nguyên liệu để khâu nón là cước, có rất nhiều loại: cước to màu đỏ thường được dùng để khâu vành nón, cước nhỏ màu trắng được dùng để khâu các vòng nón. Trước khi mọi người thường hay dùng móc và dứa để khâu nón. Nhưng đến những năm 80 của thế kể 20 thì người làng dùng cước bởi những ưu điểm vượt trội của nó không chỉ là giúp người dân khâu nhanh hơn mà màu trắng của cước lại tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc nón lá. Bên cạnh cước có sợi luồn nhôi. Sợi này được làm bằng ren mua từ làng Triều Khúc dùng để thêu hai bên nón làm hai đầu quai nón giúp giữ nón chắc hơn. Còn những hình giấy vẽ để trang trí mặt bên trong những chiếc nón Chuông.
Khuôn vòng, cước, chỉ màu, lá lụi làm nón (nguồn: internet)
Giai đoạn 2: Xử lý vật liệu
Có một câu đối cổ đã khái quát và ca ngợi quá trình này:
“Ngọn lá xuân phong khuôn khéo lựa
Sợi vàng tạo hóa nắn nên Chuông”
Thao tác phơi lá ngoài sân thể thao công cộng
Thao tác là phẳng lá bằng nhiệt
Thao tác bứt vòng khuôn nón quai thao
Người làm nón là phẳng lá ở phòng khách
Xử lý vật liệu: Khuôn vòng phơi là – Vò lá – là phẳng lá
Nhìn chung, quy trình sản xuất nón lá làng Chuông hiện nay không có nhiều thay đổi so với quy trình sản xuất truyền thống nhiều đời nay về mặt nguyên lý thực hiện. Chỉ có một số thay đổi hiện đại hơn liên quan đến vật liệu để hỗ trợ việc thao tác thuận tiện hơn như các vật liệu khâu nón (chỉ, cước, kim), vật liệu vật liệu trang trí nón (dầu phủ bóng, chỉ luồn nhôi để buộc quai nón)…
Bản đồ không gian văn hoá nghề làm nón
Công trình di sản truyền thống làng Chuông
Làng Chuông có lịch sử hơn 1000 năm với nhiều biến động thăng trầm nên có một quỹ di sản phong phú với nhiều loại hình như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà thờ giáo xứ, giếng cổ và hộ gia đình làm nghề truyền thống. Những di sản được liệt kê dưới đây là những công trình nhóm khảo sát đã trực tiếp quan sát và phỏng vấn cán bộ chính quyền, đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
Sơ đồ vị trí các di sản: di tích, dấu ấn lịch sử văn hoá
Đình làng Chuông
Đình làng Chuông trong ngày lễ hội (nguồn: internet)
Đình Phương Trung sau nhiều lần tu sửa được xây dựng to đẹp vào cuối thế kỷ XIX. Mặc dù bị bom đạn quân Pháp hủy hoại nhưng đến nay làng vẫn giữ được nghi môn hai tầng đăng đối uy nghi, sau nghi môn là đại bái đồ sộ 5 gian trong bài trí nhiều đồ thờ tự thuộc loại quý hiếm.
Chợ Chuông
Chợ làng Chuông nhìn từ chùa (nguồn internet)
Chợ Chuông là chợ lớn trong vùng, không chỉ có người dân làng Chuông đi chợ mà còn chia sẻ với một số xã lân cận như Văn La, Cao Dương, Kim Thư. Chợ có các phiên chính vào ngày mồng 4, 10, 14, 20, 24, 30 và phiên phụ và mồng 1, 3, 6, 8, 11, 13. Hội chợ làng Chuông tổ chức vào ngày mồng mười tháng giêng là hội chợ lớn nhất của tỉnh Hà Đông cũ.
Không gian mua bán nguyên liệu nghề nón trong chợ làng Chuông
(nguồn: internet)
Hội chợ Chuông thực chất là ngày hội sinh hoạt văn hóa nông nghiệp của một vùng đất. Văn hóa làng nghề cũng nhân dịp này thể hiện trong ngày hội chợ.
Đền (quán) Thượng thôn Quang Trung
Cảnh quan khu vực đền (quán) Thượng thờ Phùng Hưng
Cảnh quan khu vực đền (quán) Thượng thờ Phùng Hưng
Đền Thường là nơi thờ người anh hùng dân tộc Phùng Hưng dân ngưỡng kính gọi là Bố Cái Đại vương. Phùng Hưng dẫn binh sĩ từ quê hương ông ở Đường Lâm theo dòng sông Đáy xuống tới trang Thời Trung (tên xưa của làng Chuông) thì đóng đồn binh luyện quân sĩ ở đó.
Đền (quán) Ông thôn Mã Kiều
Cảnh quan khu vực đền (quán) Ông thờ lục vị thành hoàng
Cảnh quan khu vực đền (quán) Ông thờ lục vị thành hoàng
Đền (quán) Ông thuộc thôn Mã Kiều thờ sáu vị thành hoàng làng có công lập làng được lưu giữ tên tuổi trong lịch sử của làng cho đến ngày nay.
Đền (quán) Trung thôn Tây Sơn
Cảnh quan khu vực đền Trung thôn Tây Sơn thờ Nguyễn Xí
Đền (quán) Trung thuộc thôn Tây Sơn thờ danh tướng Nguyễn Xí tại rìa làng thuộc thôn Tây Sơn. Trong khu vực đền Trung cũng có một giếng lớn với đường kính khoảng 15-17m.
Nhà thờ họ
Làng Chuông có một số dòng họ chiếm số đông và lâu đời trong làng là họ Phạm, họ Lê, họ Hoàn. Cũng giống như nhiều làng xã truyền thống khác, sự cư trú của các thôn trong làng dựa vào quan hệ huyết thống dòng họ. Nhóm khảo sát đã ghi nhận được hai nhà thờ họ Lê Đình thuộc thôn Chung Chính và họ Phạm thuộc thôn Tây Sơn.
Khuôn viên nhà thờ họ Lê Đình thôn Chung Chính
Khuôn viên nhà thờ họ Lê Đình thôn Chung Chính
Khuôn viên nhà thờ họ Phạm thôn Tây Sơn
Khuôn viên nhà thờ họ Phạm thôn Tây Sơn
Nhà ở truyền thống lâu năm có giá trị
Số lượng nhà truyền thống năm có giá trị ở làng Chuông còn khoảng gần 20 nhà. Hầu hết các ngôi nhà đều có kết cấu tường gạch và khung gỗ quý với tuổi đời từ 70 đến 100 năm tuổi. Các nhà truyền thống có giá trị tập trung ở thôn Quang Trung, nơi trước đây tập trung một số người có chức sắc trong chính quyền khu vực.
Nhà ông Lê Văn Trường ở thôn Quang Trung
Nhà ông Lê Văn Trường ở thôn Quang Trung được xem là ngôi nhà kết cấu truyền thống được bảo tồn và chăm sóc cẩn thận nhất với lòng tự hào và sự kính trọng di sản mà ông cha đã để lại.
Nhà ông Phạm Văn Hòa ở thôn Mã Kiều
Nhà ông Phạm Văn Hòa ở thôn Mã Kiều được xây cất từ cách đây khoảng 80 năm (theo gia chủ ghi nhận thời vua Bảo Đại) có khuôn viên đan xen với hoạt động làm nghề mộc của con trai. Kết cấu nhà 5 gian chính với quy mô nhỏ và các cấu kiện có mức độ chế tác đơn giản và không được giữ gìn sạch đẹp ngăn nắp.
Nhà ông Lê Đình Giao (thôn Chung Chính)
Nhà ông Lê Đình Giao (thôn Chung Chính)
Nhà ông Phạm Văn Bảo (thôn Quang Trung)
Điếm Ngõa Kiều
Bia đá tổng đốc Hoàng Trọng Phu
Bia đá tổng đốc Hoàng Trọng Phu
Vào những năm thập kỷ 30 và 40 thế kỷ trước, người làng Chuông thấy mình không thể sống dựa vào nghề nón được nữa nên bỏ đến làng khác sinh sống nhiều. Trong lúc đó Tổng đốc Hà Đông là Hoàng Trọng Phu đã đưa vào làng Chuông một nghề mới là nghề dệt và cải tiến nghề làm nón bằng cách đưa một số thanh niên vào Ba Đồn (Quảng Bình) để học nghề. Người làng Chuông làm bia đá tri ân Hoàng Trọng Phu ở khu vực trường Tiểu học Phương Trung ven đê sông Đáy.
Danh nhân, người có công với làng
Phùng Hưng: danh tướng xuất thân từ làng cổ Đường Lâm (Tây Sơn) trên đường đi đánh giặc qua Trang Thời Trung thì tế cờ xuất quân ở đây. Trong số nhiều đền thờ Phùng Hưng thì quán Thượng là một trong những đền thờ danh tướng này. Hiện nay ông được thờ ở Đình làng Chuông và được coi như một trong những vị thành hoàng làng ở đây.
Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn, phong tục tập quán tiêu biểu
Hội làng Chuông mùng 10 tháng 3 Âm lịch (nguồn: internet)
Hội làng Chuông mùng 10 tháng 3 Âm lịch (nguồn: internet)
Theo đại diện Ban khánh tiết và người cao tuổi trong làng thì lễ hội hàng năm quan trọng nhất của làng Chuông là lễ hội ngày 10 tháng Ba Âm lịch. Đợt lễ hội này kéo dài trong ba ngày từ mùng 9 đến 11 tháng Ba. Theo quy ước của dân làng thì cứ 5 năm một lần sẽ có lễ rước từ đầu làng đến cuối làng.
Ẩm thực, sản vật đặc thù:
Làng Chuông có món bánh cuốn ngon nổi tiếng trong vùng. Theo bà Phạm Thị Dung, phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phương Trung, thì món bánh cuốn làng Chuông được nhiều người dân trong ngoài làng cũng như du khách ưa thích. Ngoài ra ở chợ Chuông còn có món bánh đúc lạc cũng được bày bán thường xuyên trong các phiên chợ và là một món ăn dân dã gắn bó với cuộc sống người nông dân.
Văn bản cổ, thư tịch, sắc phong, ghi chép trên bia đá, chữ trên cổng nhà, cổng làng
Theo người dân làng Chuông kể lại thì ở đình làng còn lưu giữ một số sắc phong chủ yếu từ các vua Nguyễn cho làng về việc cho phép và duy trì thờ phụng những vị thành hoàng làng ở trong đình.
Các cổng làng không còn dấu vết nên di sản về chữ Hán Nôm trong làng chỉ còn lại phần lớn trong các nhà ở truyền thống trên các hoành phi câu đối và cấu kiện gỗ tại gian thờ của gia đình. Nội dung chính của phần lớn các bộ chữ Hán Nôm trong nhà ở truyền thống là thể hiện niên đại xây dựng ngôi nhà, mong ước của gia chủ về sự phát triển nhân văn và thịnh vượng của làng và gia đình mình.
Giải nghĩa nội dung chữ Hán Nôm
(礼毛)地廟 LỄ ĐỊA MIẾU (chữ trong ngoặc là do chữ Nôm viết gộp 2 chữ Hán này thành 2 bộ cạnh nhau, không có font)
昌其世 XƯƠNG KỲ THẾ = Thịnh vượng cho muôn đời
謀厥貽 MƯU QUYẾT DI = toan tính, kế hoạch / …/để lại, di sản
主會英耆 CHỦ HỘI ANH KỲ=hội đủ phúc tài
THÂN XÍCH TỬ 親赤子=Người trong 1 nhà (Vua gọi: xích tử=con đỏ=nhân dân, Thân=thân thích)
HÀO NHÂN LƯU PHONG 豪人流風=Người hào hoa phong lưu
Người dịch và giải nghĩa: TS. Trần Xuân Hiếu
Trường Đại học Xây Dựng
© Tạp chí Kiến trúc
Bình luận của bạn