Được người Pháp xây dựng và bắt đầu hoạt động năm 1905, đây là nơi bảo dưỡng và sửa chữa đầu máy xe lửa. Nhà máy có tổng diện tích hơn 20 ha, nằm tại giao điểm 4 tuyến đường sắt trọng yếu phía bắc lúc bấy giờ.
Là di sản công nghiệp có tuổi đời gần 120 năm, Nhà máy xe lửa Gia Lâm (551 Nguyễn Văn Cừ, P.Gia Thụy, Q.Long Biên, Hà Nội) từng là biểu tượng của ngành đường sắt VN.
Ký họa của họa sĩ Quốc Hải Âu
Thập niên 1980, chính phủ Ba Lan viện trợ xây dựng lại nhà máy nhằm tăng năng suất đóng mới và sửa chữa đầu máy, toa xe. Đây là công xưởng quy mô nhất của ngành đường sắt một thời với 6 xưởng sản xuất, khu điều hành, kho, hệ thống xử lý nước thải, 10 trạm cung cấp điện, hồ điều hòa lớn…
Nhấp # xem trên Facebook
Xưởng sản xuất dùng hệ mái răng cưa (để tối ưu việc lấy sáng và thông gió). Ngoài ra, nhà máy có gần 5 km đường ray dẫn nối nhà xưởng với hệ thống đường sắt quốc gia. Tại đây vẫn còn đầu máy xe lửa hơi nước "Tự lực" được các kỹ sư VN chế tạo năm 1964, đầu máy diesel "Đổi mới", đoàn xe do đóng góp "Kế hoạch nhỏ"…
Trong nhà máy - ký họa của KTS Lê Ngọc Quang
Ký họa của KTS Hà Béo
Ký họa của KTS Phan Đình Trung
Ký họa của KTS Hà Béo
Ký họa của KTS Linh Hoàng
Phố Mỹ Thuật
Bình luận của bạn