Kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1975-1986

Thứ 4, 14/12/2022, 11:01 (GMT+7)

Chia sẻ

Đường lối xây dựng XHCN tiếp tục chi phối mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội ở miền Bắc, trong đó có quy hoạch và kiến trúc. Trên thực tế, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhưng nhiều thể loại công trình vẫn được xây dựng nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh và phục vụ công cuộc xây dựng xã hội XHCN.

20a05004-06-768x1024-1-1.jpg

 Hình 5a. Khu tập thể Giảng Võ, Thiết kế của Viện Nhà ở Hà Nội (1980)

20a05004-07-e1590979618292-768x576-1-1.jpg

 Hình 5b. Kiến trúc nhà ở Khu tập thể Giảng Võ, Thiết kế của Viện Nhà ở Hà Nội (1980)

Về phát triển đô thị và nông thôn: Phương pháp quy hoạch mới theo mô hình Trung Quốc và Liên Xô XHCN được áp dụng. Nhiều đô thị được thiết kế quy hoạch chung và nhiều khu nhà ở tập thể được xây dựng. Trong khi ở nông thôn, phong trào hợp tác hóa vẫn phổ biến và cấp huyện được coi là trọng tâm để phát triển nông nghiệp và nông thôn. (Hình 5,6,7)

 20a05004-08-768x1024-1-1.jpg

 Hinh 6a. Mặt bằng Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội

20a05004-09-1-e1590979690801-768x576-1-1.jpg

 Hinh 6b. Toàn cảnh Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội

20a05004-010-1.jpg

 Hình 7. Đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội, 1982 (Liên Xô giúp)

Về kiến trúc: Điểm nổi bật là, tư tưởng thiết kế theo xu hướng Hiện thực XHCN Việt Nam do các KTS được Pháp đào tạo khởi xướng ở giai đoạn trước vẫn được các KTS tốt nghiệp trong nước và từ các nước XHCN về (như Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu và Cu Ba,…) tiếp tục phát triển như một dòng chủ lưu chính trong sáng tác kiến trúc. Đó là các công trình xây dựng mới, được thiết kế với triết lý giống như của các KTS ở miền Nam, là không lệ thuộc vào ngôn ngữ kiến trúc cổ điển Pháp mà có hình thức kiến trúc đơn giản, mạch lạc thể hiện tinh thần của kiến trúc hiện đại, tạo ấn tượng vững chãi, phù hợp với điều kiện kinh tế còn hạn chế ở miền Bắc thời bấy giờ (Hình 8,9,10,11) [1].

20a05004-011-1.png

 Hình 8. Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội (1980), KTS Liên Xô thiết kế [5]

20a05004-012-380x244-1-1.png
 Hình 9. Bảo tàng Hồ Chí Minh, KTS Liên Xô thiết kế [5]

20a05004-012-1.jpg
 Hình 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1960), KTSĐoàn Văn Minh

20a05004-014-1.jpg
 Hình 11. Cung Thiếu nhi Hà Nội (1970), KTS Lê Văn Lân

Có thể nói, giai đoạn 1975-1986 là giai đoạn khá đặc biệt đối với kiến trúc nước nhà, có nhiều kỳ vọng với sự nỗ lực tìm tòi và thể nghiệm đi cùng với thành công và thất bại, để lại những bài học đắt giá.

Sau khi đất nước thống nhất, một kỳ vọng thường trực về tương lai của Việt Nam XHCN hùng cường. Vì thế, nhiều ý tưởng quy hoạch, kiến trúc thể hiện tư duy duy ý chí, nôn nóng với những dự báo không sát với thực tiễn đã xuất hiện. Khi kỳ vọng vượt quá khả năng, cùng với trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa tương xứng, nên nhiều chương trình quy hoạch và kiến trúc, trên thực tế không thu được kết quả như mong đợi, nhất là ở miền Bắc, để lại nhiều bài học quý giá trên con đường xây dựng nền kiến trúc nước nhà. Chương trình phát triển đô thị toàn quốc mà mỗi đô thị có sự giúp đỡ của một nước XHCN hay chương trình phát triển nông thôn với 500 pháo đài huyện hoặc quy hoạch mở rộng thủ đô Hà Nội lên Vĩnh Yên,… là những ví dụ tiêu biểu. Xét về nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan do cơ chế quan liêu, bao cấp là cơ bản nhất, đã kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông
Hội KTS Việt Nam-Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác