” Ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm” – Lrc Arquitectura

Thứ 7, 26/04/2025, 14:44 (GMT+7)

Chia sẻ

Dưới đây là nội dung cơ bản của ý tưởng trích từ thuyết minh dự thi của tác giả:

Cuộc thi “ ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận. Với diện tích toàn bộ vùng nghiên cứu 63,8 ha.  Trong đó riêng Hồ Hoàn Kiếm và công viên quanh hồ chiếm 16.23 ha. Với dịên tích mặt nứơc như vậy, có thể nói toàn bộ khu vực nghiên cứu bị chi phối mạnh mẽ bởi hồ Hoàn Kiếm, kể cả tầm quan trọng của mặt nước trong đô thị cũng như  sự lưu thông của các phương tiện theo dạng vòng quanh hồ.

Bên cạnh đó là lời cảnh báo đặc biệt từ các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của hồ Gươm với các khu vực lân cận. Đó là sự lấn chiếm không gian đô thị, đó là vấn đề về chiều cao quy định tối đa cho phép. Các vấn đề trên sẽ được giải quyết với tiêu chuẩn quy hoạch của từng khu vực mà trong đó sẽ chỉ rõ những yêu cầu và quy định cần tuân thủ, đó là đường giới hạn công trình của các khu phố ( sky-line) đó là quy định về đảm bảo vệ sinh sức khoẻ của người dân sống tại các khu phố. Đó là tiêu chuẩn và quy định về an toàn thoát hiểm cho người dân trong tình trạng hoả hoạn xảy ra tại các công trình, v.v  Cũng như vậy với quy định và quy chuẩn quy hoạch của từng ô phố, từng khu vực được nghiên cứu, sự tự do xây dựng của các công trình mới sẽ nằm trong một khuôn khổ nhất định và người dân phải chấp nhận và hoàn toàn tuân thủ, thậm chí bắt buộc hi sinh quyền quyền lợi cá nhân mà nằm ngoài quy định thiết lập để bảo tồn một không gian sống riêng và không gian đô thị chung, như một di sản của các thế hệ dân cư đô thị mai sau.

Cũng trong phạm vi nghiên cứu, những đề xuất về màu sắc công trình sử dụng trong đô thị cũng được đề cập. Các công trình mới nên sử dụng màu sắc đã được kiểm nghiệm bởi thời gian, bởi lịch sử và mang hồn của thành phố. Đó cũng chính là màu sắc của những công trình cần được bảo tồn và tôn tạo.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đề xuất một catalog về cây xanh thường được sử dụng và nên sử dụng trong các dự án nếu có tại khu vực này.

Đồ án đã được nghiên cứu theo lần lượt các mục sau:

1-    Mối liên hệ giữa vùng nghiên cứu và các khu vực khác của thành phố.
2-    Mối liên hệ bên trong- giữa các khu phố của khu vực nghiên cứu.
3-     Tổ chức các điểm đỗ xe trên mặt đất và dưới mặt đất một cách hợp lý nhất nhằm thoát khỏi tình trạng lấn chiếm của các phương tiện giao thông đối với người đi bộ.
4-    Nghiên cứu về khả năng thiết lập hệ thống đường đi bộ  ở những nơi mà lưu lượng giao thông cũng như tầm quan trọng giải quyết lưu thông phương tiện là không đáng kể.

Trong chương này, các tuyến phố đề xuất  tạo phố đi bộ gồm có:

A- Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục- Giữa phố Cầu Gỗ và Đinh Tiên Hoàng.
B- Ngõ Hàng Hành- Ngõ Bảo Khánh.
C- Phố Nhà thờ
D- Phố nhà Chung ( đoạn đối diện công viên giao bởi Phố Tràng Thi và Phố Quang Trung)
E- Phố Nguyễn Xí
F- Phố Nguyễn Khắc Cần và ngõ Tràng Tìên 
G- Ngõ sau lưng Nhà Hát lớn TP Hà Nội
H- Phố Tông Đản ( đoạn trước cửa bảo tàng Cách mạng và vườn hoa Cổ Tân)
I – Phố Lò Sũ ( Đoạn giữa phố Đinh Tiên Hoàng và phố Hàng Dầu )
J- Phố Hoàn Kiếm

5-    Nghiên cứu không gian  giao thông
Phố Đinh Tiên Hoàng
Quảng trường trước Ngân hàng nhà nước
Quảng trường trước Nhà Hát Lớn TP 
Quảng trường trước nhà thờ.

6-    Danh mục các công trình Nghệ thuật, lịch sử, cần bảo tồn và tôn tạo.
7-    Phác đồ mặt đứng của các phố trong  khu vực nghiên cứu và đề xuất đường giới hạn công trình ( sky-line) của các mặt đứng.
8-    Đề xuất chuyển đổi chức năng thành không gian công cộng cho khuôn viên toà soạn báo Nhân dân , và khuôn viên cục văn hoá. Nối liền trục đi bộ Nhà thờ, Hàng trống, Lê Thái Tổ  và Hồ Hoàn Kiếm.
9-     Bảng màu “ Hà Nội”
10  Danh mục cây xanh 
11  Nghiên cứu các trang thiết bị đô thị
12 – Nghiên cứu các đơn vị  quy hoạch mới và thoả thuận quy hoạch
13 – Nghiên cứu quy chuẩn quy hoạch.
14 – Phát hiện đối tượng, hoặc khối tích xây dựng cần thiết phải xoá bỏ.

Nguồn 

Bình luận của bạn

Tin khác