Thiết kế đô thị và cảnh quan thường tạo lập không gian mở, khu vực hồ Thiền Quang có vị trí, cảnh quan đẹp, kết nối mặt hồ với công viên cây xanh và cạnh công viên Thống Nhất.
Lấy ý kiến người dân về đồ án Thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang
Vị trí lập thiết kế đô thị khu vực hồ Thiền Quang. Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Các quảng trường là không gian mở tạo điểm nhấn, chủ đề để làm đa dạng không gian cảnh quan khu vực hồ Thiền Quang, theo đơn vị lập thiết kế đồ án.
Quận Hai Bà Trưng đang lấy ý kiến người dân về đồ án Thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, tỷ lệ 1/500, trong đó đề xuất xây dựng quảng trường trung tâm và 4 quảng trường Xuân, Hạ, Thu, Đông, đó là giải thích lý do đề xuất xây 5 quảng trường.
Trong khu vực lại có cụm ba chùa Thiền Quang - Quang Hoa - Pháp Hoa, cụm tượng đài Công an nhân dân, cung thanh niên tại khu bán đảo và phố đi bộ Trần Nhân Tông... Do đó, đơn vị lập thiết kế cho rằng phải có đồ án thiết kế đô thị riêng cho khu vực này để phát huy vai trò, giá trị, điểm kết nối không gian.
Phối cảnh tổng thế thiết kế đô thị khu vực hồ Thiền Quang nhìn từ hướng tây nam. Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Đồ án định hướng quảng trường trung tâm ở phố Trần Nhân Tông sẽ là nơi diễn ra các hoạt động chính của khu vực. 4 quảng trường còn lại bố trí ở bốn góc hồ để tận dụng các khoảng không gian gần nút giao thông và có tầm nhìn đẹp.
Về việc xây dựng 5 quảng trường tại khu vực chỉ rộng 5 ha, ông Quang cho rằng không nên quá chú ý khái niệm "quảng trường" (diện tích rộng) mà quên mất bản chất đây là không gian mở để tạo điểm nhấn, chủ đề. "Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến nhân dân và chuyên gia, nếu thấy chưa hợp lý chúng tôi có thể điều chỉnh trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt", ông nói.
Theo TS. KTS Ngô Trung Hải, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hà Nội có mật độ dân cư lớn, diện tích đất công cộng hạn chế nên vẫn khuyến khích có các quảng trường nhỏ, không gian công cộng cho người dân. "Diện tích 5 ha không phải nhỏ, có thể bố trí một quảng trường chính và các quảng trường nhỏ cùng không gian đi bộ xung quanh hồ. Quan trọng nhất là không thu hẹp diện tích mặt nước, khối tích nước hồ và không gian cây xanh xung quanh", ông Hải đề xuất.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý nơi đây không nên tổ chức quá nhiều sự kiện gây ồn ào, mà tạo thành quảng trường xanh, điểm nghỉ cho người dân thư giãn cuối tuần.
Trước lo ngại cải tạo khu vực hồ và quảng trường ảnh hưởng đến cảnh quan, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng Nguyễn Tiến Quang nói đồ án được xây dựng với tiêu chí hạn chế tối đa tác động đến mặt nước, cây xanh. Thiết kế gần như giữ nguyên diện tích mặt nước, duy trì nguyên trạng cây xanh, chỉ bổ sung cây, hoa trang trí và chỉnh trang không gian cho đẹp, hiện đại hơn.
Về tên Xuân - Hạ - Thu - Đông, ông Quang cho hay Hà Nội có khí hậu đặc trưng của miền Bắc với đủ bốn mùa nên đồ án chọn tên các mùa đặt cho 4 quảng trường. "Chúng tôi mong muốn nếu người dân và du khách đi trọn vòng hồ Thiền Quang sẽ được tận hưởng cảm giác của các mùa trong năm ở Thủ đô", ông nói.
Đồ án thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang tỷ lệ 1/500 nằm trong Đề án không gian đi bộ hồ Thiền Quang và vùng phụ cận. Sau khi cải tạo khu vực hồ Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng sẽ mở rộng phố đi bộ quanh hồ. Hiện đã có một số hạng mục được sửa chữa, cải tạo theo đề án không gian đi bộ như cụm di tích ba chùa Thiền Quang, Quang Hoa, Pháp Hoa và nâng cấp Cung Thanh niên tại khu bán đảo, dự kiến hoàn thành trong quý III.
Quận Hai Bà Trưng đặt mục tiêu sau khi lấy ý kiến công chúng sẽ hoàn thiện đồ án để trình cấp thẩm quyền vào quý II và được thành phố thông qua năm nay.
Hồ Thiền Quang, từng mang tên là hồ Liên Thủy, tên tiếng Pháp là hồ Halais. Vào thời Pháp, hồ bị lấp dần để mở rộng các con phố. Đến những năm 1930, hồ mới ổn định được diện mạo như bây giờ với diện tích khoảng 5 ha.
Theo các kiến trúc sư, quảng trường là không gian công cộng không thể thiếu trong quy hoạch đô thị, với công năng làm nơi sinh hoạt chính trị, mít tinh, vui chơi, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về quy hoạch, diện tích, công năng của quảng trường đối với đô thị.
Theo thống kê của Hà Nội năm 2020, diện tích quảng trường trên số dân của thành phố rất thấp, trung bình khoảng 0,02 m2 mỗi người. Thành phố hiện chỉ có một số quảng trường như: Ba Đình, Đông Kinh Nghĩa Thục, 1/5 ở cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô (trên đất nhà đấu xảo) và Cách mạng tháng Tám. Trong đó, ngoài Ba Đình, ba quảng trường còn lại đều hình thành từ thời Pháp.
Hiện trạng
Khu vực hồ Thiền Quang rộng khoảng 5 hecta được đề xuất xây dựng 5 quảng trường, để phục vụ hoạt động cộng đồng, tăng tính kết nối cảnh quan.
Vị trí Quảng trường Trung tâm nằm ở phía đường Trần Nhân Tông, giáp công viên Thống Nhất, là khu văn hóa nghệ thuật đa năng, trung tâm buôn bán, giao thương hàng hóa và nơi dừng nghỉ cho du khách. Quảng trường này cũng kết nối với công viên Thống Nhất và các khu vực khác.
Một góc quảng trường Trung tâm. Trước kia phần tường của công viên Thống Nhất được đập bỏ để tạo không gian mở, hiện là nơi trồng hoa tạo cảnh quan.
Quảng trường mùa Xuân nằm đối diện cổng công viên Thống Nhất. Tại đây đang có quầy dịch vụ nhỏ, xây kiên cố, lợp mái tôn nhưng quanh năm đóng cửa.
Quảng trường mùa Hạ (ngã tư phố Quang Trung - Trần Nhân Tông) nằm đối diện tượng đài Công an Nhân dân. Nơi đây hiện có nhiều người tập trung buôn bán đồ cũ, hoạt động như một chợ cóc mỗi sáng. Đơn vị thiết kế đưa ra phương án kết hợp quảng trường này với quảng trường mùa Xuân và khu vực xây dựng bậc thềm để tạo khoảng không gian mở ngắm toàn cảnh hồ. Đây sẽ là nơi tổ chức sự kiện chính của khu vực.
Để người dân và du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn và xem nhạc nước gần bờ phía đường Trần Nhân Tông, sát hồ sẽ được xây bậc thềm ngắm cảnh.
Quảng trường mùa Thu giáp ngã tư phố Nguyễn Du - Quang Trung dành cho các hoạt động vui chơi. Nơi đây sẽ đặt hạng mục nhà quản lý, tượng nghệ thuật làm điểm nhấn.
Vị trí dự kiến đặt Nhà quản lý được đặt tấm biển công trình kỷ niệm 50 năm Giải phóng thủ đô, tiếp giáp hồ là nơi người dân có thể tập thể dục mỗi sáng.
Quảng trường mùa Đông (đoạn ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng) là không gian chuyển tiếp giữa công viên ven hồ và cụm ba chùa Thiền Quang, Quang Hoa, Pháp Hoa. Tại đây, các hoạt động sẽ tĩnh hơn như chơi cờ, thể dục, câu cá. Hiện vị trí này đang bị chủ quán kê bàn ghế, che ô nhận chỗ kinh doanh cà phê.
Giữa quảng trường mùa Thu và mùa Đông dự kiến có các khu thể dục, quầy dịch vụ, góc sinh hoạt dưới tán cây, góc chơi cờ, khu vực câu cá tập trung, có quản lý... Khu này hiện khá nhếch nhác với nhiều quán trà đá trên vỉa hè, người dân câu cá, thả rông chó, phóng uế khắp nơi. Thi thoảng khách ngồi uống nước ngồi tràn xuống sát bờ kè của hồ.
Trong đồ án cải tạo, khu vực đài Công an Nhân dân hầu như giữ nguyên trạng với bồn hoa trang trí, không gian thoáng đãng.
Quận Hai Bà Trưng tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong 30 ngày kể từ ngày đăng tải hồ sơ đồ án lên trang thông tin điện tử của quận và treo bản vẽ tại trụ sở UBND phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành. Quận này đặt mục tiêu sau khi lấy ý kiến công chúng sẽ hoàn thiện đồ án để trình cấp thẩm quyền vào quý II và được thành phố thông qua năm nay.
Đồ án thiết kế đô thị, quanh hồ Thiền Quang
Theo đồ án thiết kế đô thị, quanh hồ Thiền Quang được định hướng xây dựng quảng trường trung tâm và 4 quảng trường Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Khu vực nghiên cứu thiết kế đô thị hồ Thiền Quang, trong đó phần bôi đỏ là quảng trường trung tâm. Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng đang lấy ý kiến người dân về đồ án Thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, tỷ lệ 1/500. Khu đất nghiên cứu lập thiết kế đô thị rộng 11,7 ha, nằm trên hai phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành, phía bắc giáp đường Nguyễn Du, phía tây giáp phố Trần Bình Trọng, phía đông giáp phố Quang Trung và phía nam giáp phố Trần Nhân Tông.
Định hướng 13 phân khu chức năng trong đồ án. Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Trong đồ án, đơn vị tư vấn đề xuất thiết kế đô thị với 13 khu vực, trong đó có 5 quảng trường. Quảng trường trung tâm nằm ở phía đường Trần Nhân Tông, giáp công viên Thống Nhất, là khu văn hóa nghệ thuật đa năng, trung tâm buôn bán, giao thương hàng hóa và nơi dừng nghỉ cho du khách.
Mô hình quảng trường mùa Hạ (góc đường Trần Nhân Tông - Quang Trung). Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Quảng trường này cũng kết nối với công viên Thống Nhất và các khu vực khác. Hiện vào cuối tuần, đoạn phố Trần Nhân Tông được tổ chức thành phố đi bộ với nhiều hoạt động văn hóa giải trí và thương mại.
Mô hình 3D minh họa khu vực quảng trường trung tâm (phương án 1). Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Bốn quảng trường Xuân, Hạ, Thu, Đông được xây gần bốn góc hồ Thiền Quang. Quảng trường mùa Xuân, mùa Hạ nằm ở hai góc hồ phía đường Trần Nhân Tông sẽ diễn ra sự kiện, hoạt động chính với không gian mở để ngắm toàn cảnh hồ.
Mô hình 3D minh họa khu vực quảng trường trung tâm (phương án 2). Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Quảng trường mùa Thu giáp ngã tư Nguyễn Du - Quang Trung dành cho các hoạt động vui nhộn. Quảng trường mùa Đông (đoạn ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng) là không gian chuyển tiếp giữa công viên ven hồ và cụm ba chùa Thiền Quang - Quang Hoa - Pháp Hoa, các hoạt động sẽ tĩnh hơn như chơi cờ, thể dục, câu cá.
Mô hình 3D minh họa khu vực quảng trường mùa Thu. Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Đồ án cũng nêu định hướng thiết kế đài phun nước ở giữa hồ; khu biểu diễn nhạc nước gần bờ phía đường Trần Nhân Tông. Để người dân và du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn và xem nhạc nước, sát hồ sẽ được xây bậc thềm ngắm cảnh. Ngoài ra, đồ án còn định hướng các khu vực như tượng đài công an nhân dân, khu tôn giáo tín ngưỡng, cung văn hóa thanh niên, cây xanh cảnh quan...
Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ kéo dài trong 30 ngày kể từ ngày đăng tải hồ sơ đồ án lên trang thông tin điện tử của quận Hai Bà Trưng và treo bản vẽ tại trụ sở UBND phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành.
Trước đó hồi tháng 9/2023, trong quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng xung quanh hồ Thiền Quang, UBND TP Hà Nội cho hay mục tiêu thiết kế là đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo, nghiên cứu vị trí điểm nhấn kiến trúc tạo bộ mặt đô thị.
Hồ Thiền Quang, từng mang tên là hồ Liên Thủy, tên tiếng Pháp là hồ Halais. Vào thời Pháp, hồ bị lấp dần để mở rộng các con phố. Đến những năm 1930, hồ mới ổn định được diện mạo như bây giờ với diện tích khoảng 5 hecta.
Mô hình 3D minh họa khu vực quảng trường trung tâm (phương án 1). Nguồn: UBND quận Hai Bà Trưng
Ngoài khu vực hồ Thiền Quang, giai đoạn 2021-2025 thành phố đặt ra nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng ở một số khu vực như tuyến phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm); đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư (quận Hoàn Kiếm); đường Thanh Niên (quận Tây Hồ); hai bên vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng (quận Hai Bà Trưng)...
Hà Nội hiện có một số quảng trường như: Ba Đình, Đông Kinh Nghĩa Thục, 1/5 ở cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô (trên đất nhà đấu xảo) và Cách mạng tháng Tám. Trong đó, ngoài Ba Đình, ba quảng trường còn lại đều hình thành từ thời Pháp thuộc.
Biên tập: 36phophuong.vn
Bình luận của bạn