Du lịch làng gốm Bát Tràng đang là điểm đến du lịch tại Hà Nội thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Mang trong mình giá trị văn hóa lâu đời, tham quan làng gốm Bát Tràng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm khó quên trên hành trình khám phá Thủ đô của mình. Đặc biệt, nơi đây còn giúp bạn sở hữu những góc sống ảo, check in triệu like đang được nhiều bạn trẻ chia sẻ rần rần. Cùng khám phá ngay nhé.
Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Du lịch Bát Tràng luôn là một trong những trải nghiệm thú vị đối với du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Thủ đô. Là ngôi làng truyền thống có tuổi đời hơn 500 năm, làng gốm Bát Tràng vẫn giữ cho mình nét đẹp văn hóa từ thời ông cha để lại.
Theo thông tin ghi nhận, làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý tức là khoảng thế kỷ 14 – 15. Vào thời điểm nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, 5 dòng hộ làm gốm nổi tiếng gồm họ Vương, Nguyễn, Trần, Lê, Phạm đã chuyển về sống tại khu vực đất bồi ven sông Hồng và hợp lại với nhau để cùng phát triển nghề gốm.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay làng gốm Bát Tràng đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội và là niềm tự hào của người dân Hà thành. Từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những thớ đất vô tri đã trở thành các tác phẩm văn hóa nghệ thuật độc đáo và thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm.
Làng Bát Tràng nhìn từ trên cao
Hướng dẫn di chuyển tham quan làng gốm Bát Tràng
Tọa lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km và sân bay Nội Bài 40km nên việc đi lại và tham quan làng gốm Bát Tràng không quá khó khăn. Du khách có thể di chuyển đến đây bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc xe bus vô cùng dễ dàng.
- Nếu di chuyển bằng xe bus: Bạn có thể bắt xe bus đến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt tuyến 47 để đến làng gốm Bát Tràng.
- Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo các tuyến đường để đến cầu Chương Dương (hoặc cầu Vĩnh Tuy). Sau đó tiếp tục đi men theo đê sông Hồng để đến làng gốm.
Còn nếu bạn đang từ các tỉnh thành xa xôi muốn đến tham quan làng Bát Tràng, đặt vé máy bay để di chuyển nhanh nhất đến làng gốm Bát Tràng nhé.
Vé máy bay Sài Gòn Hà Nội chỉ từ 800.000 VNĐ/khách/vé/chiều
Vé máy bay Đà Nẵng Hà Nội sẽ dao động từ 637.000 đến 1.680.000 VNĐ/vé/chiều. Sau đó, khi đã đến sân bay Nội Bài, du khách có thể sử dụng ngay dịch vụ đưa đón sân bay
Trải nghiệm tự làm gốm khi tham quan Làng gốm Bát Tràng
Khi đến tham quan làng gốm Bát Tràng, du khách không thể bỏ qua hoạt động trải nghiệm đó là tự tay tạo ra một sản phẩm độc nhất vô nhị bằng sức sáng tạo của mình. Các bạn sẽ lựa chọn một nơi để có thể tự trải nghiệm hoạt động thú vị này với mức giá chỉ từ 50.000 VNĐ - 70.000 VNĐ.
Hoạt động trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng
Tại sân nặn gốm, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từ những thợ nặn gốm chuyên nghiệp về những thao tác cơ bản. Sau khi nặn được sản phẩm của riêng mình, thợ nặn gốm sẽ giúp bạn mang đi nung rồi gói lại cho bạn.
Hoạt động trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng
Quy trình trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng bao gồm các bước như chuẩn bị đất sét, tạo hình, tưới men và đun nung. Những bước này đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo để tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp và chất lượng. Điều đặc biệt là bạn có thể tự tay làm gốm và trải nghiệm cảm giác đặc biệt khi những tác phẩm của mình được hoàn thành. Quy trình này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp bạn hiểu hơn về nghề làm gốm truyền thống và văn hóa đặc trưng của Bát Tràng.
Hoạt động trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng
Những điểm nhất định phải ghé thăm trong chuyến du lịch Bát Tràng
Được ví như “bảo tàng sống”, Bát Tràng luôn ghi dấu với du khách thập phương bởi nét đẹp văn hóa lâu đời của mình. Để hành trình du lịch Bát Tràng thêm trọn vẹn và ý nghĩa nhất, bạn nhất định phải phải ghé thăm qua các địa điểm tham quan sau đây:
Làng cổ Bát Tràng
Đặt chân đến Bát Tràng mà không thăm quan làng cổ thì thật thiếu sót. Là cổng trình độc đáo với lối kiến trúc mang đậm phong cách cổ xưa, làng cổ Bát Tràng vẫn giữ nguyên nét cổ kính lưu lại dấu tích thời xa như những con ngõ nhỏ và những ngôi nhà rêu phong xưa cũ.
Làng cổ Bát Tràng vẫn giữ nguyên nét đẹp qua tháng năm
Đặc biệt, hình ảnh những bức tường rêu phủ xanh, giàn phơi gốm dọc đường làng, sân đình hay cột đá chính là những điểm xuyết làm background hoàn hảo cho bức ảnh sống ảo triệu like của bạn.
Làng cổ Bát Tràng lưu giữ nét văn hóa, dấu tích thời xa xưa để lại
Chợ gốm
Nếu bạn muốn tham quan làng gốm Bát Tràng nhất định phải ghé qua khu chợ gốm. Đây không chỉ là nơi trưng bày và bán các sản phẩm gốm tinh xảo để du khách mua về làm quà mà còn là nơi du khách có thể tìm hiểu quy trình nhào nặn để làm nên tác phẩm hoàn chỉnh do các nghệ nhân nổi tiếng thực hiện.
Chợ gốm - Nơi trưng bày và bán các sản phẩm gốm tinh xảo để du khách mua về làm quà
Những chiếc bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,..rất đa dạng
Từ bàn tay tài hoa của mình, những chiếc bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,… có nét vẽ rồng phượng tinh tế hay những bức bích họa tinh xảo đã được ra đời. Đặc biệt các sản phẩm đều có giá thành không quá đắt đỏ, phù hợp với túi tiền của du khách.
Bảo tàng gốm Bát Tràng
Địa điểm đang được du khách chia sẻ ảnh check in rầm rộ trên mạng xã hội mỗi khi có dịp du lịch Bát Tràng đó chính Bảo tàng gốm. Là công trình được xây dựng khá mới lạ với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu lại với nhau, đại diện cho 7 bàn tay mềm mại đang xoay vuốt gốm, khu bảo tàng trở thành điểm nhấn ấn tượng chinh phục cảm tình của khách du lịch.
Bên cạnh đó, công trình này còn sử dụng gạch nung địa phương và ngói Bát Tràng giúp tôn vinh lên nét dân dã, mộc mạc và đặc trưng của làng nghề truyền thống. Với giá vé 30.000 VNĐ/người, bạn có thể thỏa thích tham quan bảo tàng, check in, quan sát các sản phẩm làm từ gốm sứ hay tự tay làm gốm, tô tượng để lưu giữ kỷ niệm.
Thưởng thức ẩm thực nổi tiếng làng gốm Bát Tràng
Du lịch Bát Tràng mà bỏ qua các món đặc sản nơi đây thì thật là thiếu sót. Làm gốm Bát Tràng nổi tiếng với thực khách bởi các món thơm ngon, lạ miệng như bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng, chè hạt hoa sói, ổi Đông Dư,… Đặc biệt, đừng quên thưởng thức món ăn truyền thống địa phương đó chính là canh măng mực nhé.
Bánh sắn nướng
Sự hòa quyện giữa màu vàng ươm của măng cùng nước dùng ngọt lịm, vị dài giòn sần sật của măng và mực tạo nên một dư vị khó cưỡng. Đảm bảo ẩm thực làng gốm Bát Tràng chỉ cần thưởng thức một lần sẽ quyến luyến mãi không quên.
Du lịch qua Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Góc nhìn trên cao
Di tích lịch sử
- Đình làng Bát Tràng
- Văn chỉ Bát Tràng
- Đền Mẫu
- Chùa Kim Chúc
- Cổng làng Bát Tràng
- Chợ Gốm Bát Tràng
Con đường gốm
- Nhà ký ức con đường lửa
- Nhà cổ Bát tràng tôi còn nhớ
Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt
Tầng1 | Tầng lửng | Tầng 2 | Tầng 3 | Tầng 4 | Tầng 5
Nhà thờ các dòng họ làng Bát Tràng
- Nhà thờ họ Phạm Tứ Chi
- Nhà thờ họ Lê
- Nhà thờ họ Lê Vũ Công Thần
- Nhà thờ họ Hà Hữu
- Nhà thờ họ Vương
- Nhà thờ họ Phạm Ngũ Chi
- Nhà thờ họ Phùng
- Nhà thờ họ Nguyễn Đông Hội
- Nhà thờ họ Nguyễn Kỳ Thiện Giáp
- Nhà thờ họ Nguyễn Ninh Tràng
- Nhà thờ họ Nguyễn Thiện Quan Giáp
- Nhà thờ họ Trần Đông Cục
- Nhà thờ họ Trần Đông Hội
- Nhà thờ họ Trần Đồng Tâm
- Nhà thờ họ Vũ Tả Đoài
Các sự kện tiêu biểu
- Lễ hội làng Bát Tràng
- Giỗ tổ các dòng họ
Bình luận của bạn