Đình Bà Tía

Thứ 2, 28/11/2022, 00:06 (GMT+7)

Chia sẻ

Đình Bà Tía ở làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Di chỉ Văn Điển cho chúng ta biết Vĩnh Quỳnh là vùng đất cổ, mấy nghìn năm trước đã có con người sinh sống ở đây. Điều này đã minh chứng bằng việc dân làng Vĩnh Ninh thờ hai thành hoàng Bạch Xà (thần rắn), Thổ Địa (thần đất) có công đánh giặc Ma Lôi, Xích Tỵ từ thời Hùng Duệ vương. Đây cũng là quê hương của Bà Tía, một vị tướng của Hai Bà Trưng chống giặc Đông Hán vào đầu Công nguyên (40 - 43).


 Đình Bà Tía
Ở khu Sự tích “Đệ nhất nữ vương thần nữ kể về Bà Tía như sau: đất Vĩnh Hưng thuộc phủ Thanh Đàm có nhà họ Trương tên Thành, vợ là Trần Thị Hội, gia cư giàu có chuyên làm việc thiện. Bấy giờ ông đã ngoài năm mươi, bà đã bốn mượn ba tuổi vẫn chưa có mụn con nối dõi. Một hôm bà nằm mộng xuống thuỷ cung chơi, gặp hoàng hậu của Long vương cho một đoá hoa sen. Từ đó bà mang thai, đến ngày 12 tháng hai năm Nhâm Thân sinh được một con gái, tiếng khóc oang oang, hương thơm toả khắp nhà, da trắng như ngọc, mắt sáng như gương. Cha mẹ đặt tên là Trương Tử Nương. Khi mười lăm tuổi, nàng có vẻ đẹp cá lan chim sa, bốn đức kiêm toàn, đàn giỏi hát hay, ham gươm thích ngựa, văn võ kiểm toàn. Tiếng lành đồn khắp gần xa, nhiều tạo nhân mặc khách đánh tiếng ngô lời nhưng nàng đều từ chối. Chẳng may ngày 10 tháng 3 năm ấy cha mẹ đều không bệnh mà mất, nàng đến sống với cô ruột ở Vĩnh Hưng. Lúc này Hai Bà Trưng đã đánh thắng Tô Định, xưng vương, đất nước thanh bình, hai bà đi du ngoạn khắp nơi, xa giá đến đâu đều được dân chúng nghênh đón. Đến trang Vĩnh Hưng, nghe tin nàng Tía dung mạo khác thường, đối đáp thông minh nên cùng Hai Bà Trưng kết làm chị em... Rồi vua bà truyền xây một cung điện để thỉnh thoảng về ngự, nàng Tía cũng được vào trong đó.

Đất nước yên bình chưa được bao lâu, nhà Hán lại sai Mã Viện và Lộ Bác Đức đem ba vạn quân xâm lược. Hai Bà Trưng lại cùng tướng sĩ lên đường chống giặc. Nàng Tía mộ được hơn hai nghìn quân tiếp ứng. Quân Hai Bà Trưng chiến đấu rất dũng cảm nhưng thế giặc mạnh, quân đông nên Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát Môn. Nghe tin dữ, nàng Tía càng tấn công giặc mạnh hơn ở cửa Thần Phù. Bỗng… tự nhiên trời đất tối sầm rồi không thấy Tử Nương đâu nữa. Hôm ấy là ngày 13 tháng 1”.

Đình Bà Tía toạ lạc trên khu đất cao ở giữa làng, quay hướng nam. Trước cửa đình có hồ lớn, qua sân rộng là cửa đình xây kiểu trụ biển, nổi cổng chính với hai cổng phụ là bức tường gạch xây lửng, hai cổng phụ xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, đầu dao cong. Qua cổng chính là Phương đình để trống xung quanh, mái kiểu như cổng phụ, các đầu đao cong vút, giữa nóc mái đắp nổi hình lưỡng long ngậm hổ phù. Song song với Phương đình cách một khoảng sân nhỏ là tả mạc hữu mạc xây kiểu ba gian hai chái. Toà Đại đình đồ sộ gồm năm gian, hai chái, lòng nhà rộng, nền được tôn cao một mét, lát gạch Bát Tràng. Hậu cung nối với gian giữa toà Đại đình tạo nên kết cấu kiểu chữ “đinh” ngăn cách bằng bốn cánh cửa bức bàn chạm thủng sơn son, trong Hậu cung để ba cỗ long ngại bài vị, các tay ngai đều trang trí hình đầu rồng. Ngai giữa thờ Bà Tía, hai bên là thờ quan quân.

у Trải bao thăng trầm của lịch sử, đình Bà Tía vẫn được giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, đồ sộ, nguy nga và độc đáo do những bức y môn, cửa võng, các bức cốn đều được chạm thủng theo các đề tài: tứ linh, tứ quý, rồng ngậm ngọc... Đình còn được giữ nhiều di vật quý gồm: ba cuốn thần phả, hai mươi ba đạo sắc phong sớm nhất là năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753), một bản khuyến nông của vua Quang Trung, hai cỗ kiệu sơn son thếp vàng, đỉnh đồng, câu đối hoành phi...

Dâu bể thời gian, nhưng từ trong ký ức của mỗi người Vĩnh Ninh không bao giờ phai mờ hình ảnh của ngôi đình một thời sôi động kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là nơi hội họp và làm việc của các cán bộ cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật, trong đó có tướng Vương Thừa Vũ - người con của Vĩnh Ninh, chỉ huy trưởng của mặt trận Hà Nội 60 ngày đêm chiến đấu chống Pháp mở đầu toàn quốc kháng chiến năm 1946 - thuở nào từng qua lại ở ngôi đình... Có câu:

Vĩnh Ninh sáng mãi ngôi đình
Sáng vùng đất cổ, sáng hình người qua.

dinh-ba-tia-2-1-1.jpg
Hội đình Bà Tía tổ chức từ ngày 8 đến ngày 10 tháng hai hàng năm. Sáng mùng 8 tháng hai các vị lãnh đạo xã, thôn cùng các vị cao niên dâng hương ở trong đình. Sau lễ dâng hương đội múa rồng, múa sư tử biểu diễn ở ngoài sân. Buổi chiều rước: tả hữu nhập điện. Đám rước bên tả xuất phát từ bên ngoài nơi thờ ông Xà Công, Thổ Địa. Sáng 9 tháng hai các cụ tế nội án. Chiều 9, ngày 10 và 11 khách thập phương, những người làng đi làm ăn xa về lễ thánh. Sáng 12 tháng 2 rước “tả hữu hoàn cung” đội hình như ngày mùng 8, bên tả rước từ đình về miếu, bên hữu rước về gò giá ngự.

Cùng với tướng Lê Chân ở cửa biển Hải Phòng, nữ tướng Bát Nàn ở vùng Tiên Hưng, Thái Bình, với Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương, Ả Lã, nàng Đê ở ven sông Hồng, phía nam thành Thăng Long có bà Tía (Trương Tử Nương) góp phần chống giặc ngoại xâm dưới cờ hai vị nữ vương làm rạng danh trang sử đầu Công nguyên của dân tộc ta.

Đình Bà Tía đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1980.

theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 1-Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác