Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là phố Nguyễn Thiện Thuật.
Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có Quán Huyền Thiên - sau đổi thành Chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua . Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.
Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm Tử để kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến diễn ra vào năm 1946.
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam; là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn.
Lịch sử
Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tí (1804), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông, hay còn gọi là chợ Đồng Xuân ngày nay.
Chợ Đồng Xuân tuy nằm trong khu phố cổ nhưng có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các phố xung quanh. Trước kia đây là khu đất trống thuộc phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm vì hai khu đất đó gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại.
Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.
Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Tháng 2 năm 1947, tại đây đã diễn ra các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc đoàn chống lại lính Lê dương của Pháp, rất nhiều Vệ quốc quân đã hi sinh tại đây trước khi rút khỏi Hà Nội.
Từ sau ngày quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất thành phố này.
Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.
Tối ngày 14 tháng 7 năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu rụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Phải đến ngày 19 tháng 7 thì ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn.[2] Đây là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay.
Thương mại
- Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn. Tuy nhiên dạo quanh trong chợ, người mua vẫn tìm được cho mình những quầy hàng bán lẻ. Bên trong, chợ được chia làm 3 tầng chủ yếu với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu.
- Tầng trệt: Ngay từ cửa vào là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp sạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio...nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc.
- Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa,....
- Tầng 3: Chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh....
- Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Hàng thực phẩm và ăn uống chủ yếu bán ở chợ Bắc Qua. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách cả ăn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.
Chợ Đồng Xuân Hà Nội lưu ý khi đến thăm
Chợ Đồng Xuân Hoàn Kiếm Hà Nội là một trong những khu chợ lớn nhất miền Bắc đã có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô, đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán tấp nập mà còn là “thiên đường ẩm thực”, nơi “chiều chuộng” khách du lịch Hà Nội bằng những món ngon Hà thành.
1. Chợ Đồng Xuân ở đâu, mở đến mấy giờ?
Chợ Đồng Xuân nằm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội, thuộc phường Đồng Xuân, Q. Hoàn Kiếm. Chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km, rất gần ga Long Biên và phố Hàng Mã. Phía Tây của chợ là phố Đồng Xuân, phía Đông là ngõ Đồng Xuân, phía Bắc là phố Hàng Khoai và phía Nam là phố Cầu Đông.
Chợ Đồng Xuân mở đến mấy giờ? Cũng như nhiều khu chợ khác, chợ Đồng Xuân mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ 6h - 18h hằng ngày. Riêng khu ẩm thực ở ngõ chợ thì mở cửa đến tận rạng sáng hôm sau. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần thứ 6, thứ 7, Chủ nhật, chợ Đồng Xuân mở cửa đến 22h30 để phục vụ nhu cầu tham quan và mua sắm của du khách. Đây là một trong những địa điểm mua sắm đông vui, nhộn nhịp mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến du lịch Hà Nội.
2. Các cách di chuyển đến chợ Đồng Xuân Hoàn Kiếm Hà Nội
Có rất nhiều cách để di chuyển đến khu chợ Đồng Xuân. Du khách có thể lựa chọn các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, ô tô, taxi hoặc xe ôm công nghệ. Nếu muốn di chuyển bằng xe bus, du khách có thể bắt xe tại các tuyến xe có điểm đến gần chợ. Chẳng hạn như:
- Tuyến số 1: Bến xe Gia Lâm - Yên Nghĩa.
- Tuyến số 4: Bến xe Long Biên - bến xe Nước Ngầm.
- Tuyến số 8: Bến xe Long Biên - Đông Mỹ.
Ngoài ra, các tuyến xe số 3, 11, 18, 22, 23, 31, 34, 40 đều có lộ trình phù hợp để đến chợ Đồng Xuân.
Ngay bên cạnh chợ là bãi gửi xe máy với giá chỉ 10.000 VNĐ/chiếc. Du khách có thể gửi xe tại đây để vào chợ mua sắm hoặc đi bộ tham quan phố cổ.
3. Ngõ Đồng Xuân
Ngõ Đồng Xuân nằm cách chợ Đồng Xuân một đoạn ngắn, nơi được gọi là con đường ẩm thực. Con ngõ chỉ dài khoảng 200m mà lại có vô vàn quán xá, rất nhiều món ăn đặc sắc với giá cả phải chăng và rất thơm ngon sạch sẽ. Bạn có thể thử những món đặc sản tại đây như là bánh tôm, bún chả que tre, phở Tíu, Bún ốc, chè, bánh giò, bánh đúc, bánh xu xê,....
4. Những tuyến phố bao quanh chợ Đồng Xuân
- Phố Đồng Xuân ( Mặt trước chợ )
- Phố Hàng Khoai ( Mặt bên chợ)
- Phố Cầu Đông ( Mặt bên chợ)
- Phố Nguyễn Thiện Thuật ( Mặt sau chợ )
.
Danh sách các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong Khu phố Cổ Hà Nội. |
Đình Đồng Môn | Đình Thanh Hà | Đình và Chùa Nghĩa Lập | Đền và Miếu Nghĩa Lập | Chùa quán Huyền Thiên | Đền Bà Móc | Di tích cách mạng | Di tích cách mạng | Đình Phương Trung | Cổng Ô Quan Chưởng | Đền Hội Thống | Đình Phúc Lâm | Đình Nguyên Khiết Hạ | Di tích Cách mạng | Di tích Cách mạng | Đình Đồng Xuân | Đền thờ Đạo Hồi (Chùa Tây Đen) | Đình Phủ Từ | Đình Ngũ Giáp | Đền Tam Phủ | Chùa Vĩnh Trù | Đình An Phú | Chùa Pháp Bảo Tạng | Di tích Cách mạng trước năm 1945 | Di tích Cách mạng 1936 1940 | Di tích Cách mạng | Đền Bạch Mã Đình Quan Đế | Di tích cách mạng | Đình Tử Dương | Đình Phương Đình (Trường Phương Đình) | Đền Cổ Lương | Miếu Cổ Lương | Đình Đông Thái | Đền Hương Nghĩa | Đình Hương Bài | Đền Hương Tượng | Đình Ưu Nghĩa | Đình Hàng Giầy | Miếu Sầm Công | Đình Phúc Lộc | Đền Nội Miếu | Đền Tiên Hạ | Đình Phất Lộc | Đình Đại Lợi Đình Trung Yên (Đình Ngũ Hầu) | Đền Ngũ hầu | Đình Thọ Nam | Di tích Cách mạng | Đình Nhiễm Thượng | Di tích Cách mạng | Đền Nhiễm Hạ Đền Dũng Thọ | Đình Kim Ngân | Đình Trương Thị | Đình Dũng Hãn | Rạp Tố Như | Di tích cách mạng | Đền Hương Thượng | Đền Đồng Thuận | Đình Đồng Thuận | Đình Đồng Môn | Đền Xuân Yên | Đền Xuân Yên | Trường Đông Kinh Nghĩa Thục | Đình Miếu Đồng Lạc | Đình Hàng Đào | Đình Hoa Lộc Thị | Đình Diên Hưng | Di tích Cách mạng | Đình Vĩnh Hạnh | Chùa Cầu Đông | Đình Đức Môn | Đình Lò Rèn | Đình Đông Thành | Đình Tân Khai | Chùa Thái Cám | Đền Nhân Nội | Đình Nhân Nội | Đình Yên Thái | Tú Đình Thị | Đình Phúc Hậu | Đình Hà Vĩ | Đình Cổ Vũ Đông (Đình Hàng Ốc) | Đền Tô Tịch | Đình Hàng Quạt | Đền Thuận Mỹ (Đền Dâu) | Đình Thuận Mỹ | Đình Hàng Thiếc | Miếu Hai Cô | Đình Yên Nội | Đình Đông Hà | Di tích Cách mạng | Di tích cách mạng | Đền Tam Khánh | Đình Lương Ngọc | Đình Kim Hội | Đình và Đền Thiên Tiên | Đền Vọng Tiên | Đình Đông Mỹ | Đền Hội Vũ | Trường tư thục Thăng Long | Đền Hỏa Thần | Chùa Kim Cổ | Đình Yên Nội (An Nội) | Đình Vũ Du | Di tích cách mạng năm 1937 | Di tích cách mạng năm 1937 | Di tích cách mạng năm 1936 1937 | Di tích cách mạng năm 1936 | Di tích kháng chiến chống Pháp | Đình Đền Trang Lâu | Đình Đông Yên | Đình Mỹ Lộc | Đình Thanh Yên | Đền Cây Xanh (Cây Si) | Đình Cổ Tân | Chùa Phúc Long | Di tích cách mạng | Di tích cách mạng
Xem trên bản đồ mục: Di tích khu phố cổ Hà Nội
Bình luận của bạn